29 thg 5, 2020

Lạp cá đãi khách quý

Người Tà Ôi (huyện A Lưới) chỉ làm món lạp cá mỗi khi đến dịp lễ tết, hay nhà có khách quý. Bởi con cá làm lạp phải dùng con cá to, chứ không dùng con cá nhỏ vẫn thường bắt được trên suối mỗi khi lên nương, lên rẫy. Vậy nên, hiếm khi món lạp cá xuất hiện trên mâm cơm ngày thường của người đồng bào.

Hấp dẫn lạp cá 

28 thg 5, 2020

Dân dã mà ngon

Ngồi với ông anh, là võ sư có tiếng ở Huế. Các cuộc thi đấu võ ở Huế hoặc thi lên đai anh thường được mời làm giám khảo. Võ sư nhưng lại yêu thơ, làm thơ. Hay dở là tùy người thưởng thức, nhưng có một điều chắc chắn là thơ anh đã từng đạt giải thưởng Văn học nghệ thuật Cố đô - một giải thưởng 5 năm tổ chức một lần. Thế thì gọi văn võ song toàn cũng chẳng phải ngại ngùng gì!


Một người điềm đạm như thế nên ngồi với anh thật là thú vị. Nghe được nhiều chuyện, học được nhiều điều. Cuộc chuyện trò hôm qua nghe được hai điều mà làm tôi ngẫm nghĩ: chuyện ăn chay và chuyện dưa muối. Ăn chay thì ở đâu cũng có, nhưng ăn chay ở Huế được nâng lên tầm nghệ thuật. Một điều nữa, người theo đạo Phật ăn chay đã đành, nhưng rất nhiều người Huế không theo Phật cũng ăn chay rằm, ba mươi, mùng một. Và, ngày này họ tránh sát sinh.

Muôn món ngon từ mướp đắng

Nhớ có lần ăn tết quê xong, trên đường từ làng cũ về lại phố, ngang qua chợ An Lỗ, một ngôi chợ khá lớn ven Quốc lộ 1A, vợ tôi thấy một rổ mướp đắng tươi xanh của một mệ già vừa hái từ vườn nhà mang ra chợ bán liền mua ngay. Đi một đoạn, nàng mới chợt giật mình: “Ui chao, đầu năm mà mua mướp đắng!”. Tôi cười: “Mướp đắng người miền Nam còn gọi tên khác là khổ qua. Đầu năm mà ăn khổ qua là may mắn đang đến đó!”.

Mướp đắng xào trứng, món ăn dân dã. Ảnh: TL 

Hao cơm với cá trích nướng rim ngọt

Vị mặn mà của cá quyện cùng vị ngọt thơm của gia vị khiến món cá trích nướng rim ngọt trở nên đậm đà, ngon miệng, hao cơm.

Cá trích nướng rim ngọt, món hao cơm 

“Mấy ngày ni trời trở nên ba bây không đi biển, không có cá tươi nên mạ đưa lên cho ít cá trích nướng phơi khô. Cá ni xé thịt mà rim lên ăn ngon lắm đó”. Vừa nói mạ vừa vào bếp “thực hành” luôn “món mới”.

27 thg 5, 2020

Nét độc đáo của lễ hội Hoa Lư di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Cứ đến tháng 3 âm lịch, người dân vùng đất cố đô Hoa Lư nghìn năm văn hiến lại mở hội Trường Yên. 

Trải qua hơn 1.050 năm, lễ hội Hoa Lư vẫn giữ nguyên những giá trị nổi bật về lịch sử và văn hóa, xứng danh là một trong gần 100 di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam.

Lễ hội lưu truyền nghìn năm 


Người dân cố đô Hoa Lư (Ninh Bình) bao đời nay đều vang vọng câu ca: “Ai là con cháu Rồng Tiên/Tháng ba mở hội Trường Yên thì về”. Cũng vì thế, cứ đến tháng 3 âm lịch hàng năm, khi lễ hội Trường Yên (nay là lễ hội Hoa Lư) được tổ chức, người dân dù ở khắp nơi trên mọi miền Tổ Quốc đều đổ về Hoa Lư trảy hội, về với cội nguồn dân tộc. 

Người dân từ khắp nơi đổ về cố đô Hoa Lư trảy hội 

Những căn gác sách cũ kỹ hàng chục năm ở Hà Nội

Tồn tại hàng chục năm trên căn gác nhỏ trong ngõ 5 phố Đinh Lễ (Hoàn Kiếm, Hà Nội), những tiệm sách cũ là điểm đến quen thuộc của bạn trẻ bén duyên với văn hoá đọc. Đây cũng là nơi lưu giữ những đầu sách quý cho kẻ ưa hoài niệm giữa thủ đô.

Tiệm sách cũ trên gác hai ngõ 5 Đinh Lễ (Hoàn Kiếm, Hà Nội) là điểm đến quen thuộc của các bạn trẻ - Ảnh: SONG LA 

Từ lâu, phố Đinh Lễ (Hoàn Kiếm, Hà Nội) được mệnh danh là thiên đường dành cho những người yêu sách. Đến đây, người ta không chỉ tìm cho mình được những cuốn sách thú vị mà còn dành cho bản thân những phút giây lắng lòng mình lại giữa không gian yên tĩnh, phảng phất mùi giấy cũ.

Ngọt thơm 'xoài trứng' Yên Châu, ăn một lần sẽ nhớ mãi

Giống xoài đặc sản tựa hình trái tim nhỏ nhắn vừa tròn nắm tay, khiến ai đã ăn một lần sẽ nhớ mãi vị ngọt thơm, ruột vàng ươm.

Giống xoài trong Yên Châu, Sơn La là giống xoài cổ với hương vị đặc trưng mà không giống xoài nào có - Ảnh: NAM TRẦN

Những ngày này dọc đường quốc lộ 6, bà con Yên Châu (Sơn La) gùi những giỏ hàng đầy ắp xoài, mùi hương vương vấn níu chân người đi đường. Ông Quàng Văn Xuân (55 tuổi, giám đốc HTX Xuân Tiến, xã Sặp Vạt, huyện Yên Châu) chia sẻ, Yên Châu nổi tiếng với "chuối ngọt, xoài thơm", nhưng đặc biệt nhất phải kể đến giống xoài tròn.

Thiềng Liềng ngộ quá hén!

Tên lạ hoắc, không có trong từ điển tiếng Việt. Hỏi ý nghĩa tên gọi, ai cũng cười trừ.

Đường từ Sài Gòn xuống Cần Giờ (đoạn qua cầu Dần Xây). Ở Thiềng Liềng đường nông thôn mới hẹp

Có người bảo Thiềng Liềng đọc trệch từ Thuồng Luồng, loài thủy quái truyền thuyết khổng lồ, hung dữ. Có người nói do phát âm theo phương ngữ Nam bộ, Thiền Liền thành Thiềng Liềng.

Thiềng Liềng không xe hơi, không bến xe, không tệ nạn. Nước ngọt được bù lỗ. Đường độc đạo hình ô van chừng 4km, như dải lụa, điệu đà uốn quanh ruộng muối, sông, rạch; rừng ngập mặn; bạt ngàn đước, mắm, bần…

Sa Pa nhận kỷ lục thung lũng hoa hồng lớn nhất Việt Nam

Sáng 23-5, Khu du lịch Sun World Fansipan Legend đã đón nhận kỷ lục Thung lũng hoa hồng lớn nhất Việt Nam từ tổ chức Kỷ lục Việt Nam, cho thung lũng hoa hồng tại khu vực ga đi cáp treo Fansipan.

Đây là kỷ lục thứ 4 mà Sun World Fansipan Legend xác lập, sau kỷ lục Màn nhảy sạp có số lượng người tham gia lớn nhất từ trước tới nay, kỷ lục Show diễn nghệ thuật thể hiện đặc trưng văn hóa Tây Bắc độc đáo nhất Việt Nam dành cho show nghệ thuật Vũ điệu trên mây, và kỷ lục Tàu hỏa leo núi dài nhất Việt Nam cho công trình Tàu hỏa leo núi Mường Hoa năm ngoái.

Du khách chụp ảnh với hoa hồng

Cá lẹp mà kẹp rau mưng

Một vài cây mưng đã rộ lộc, từng lá non nhú lên màu đo đỏ bắt mắt. Mùa mưng rộ cũng là mùa cá lẹp được nước. Nhờ vậy những người dân ven biển mới có một món ngon, dân dã: Cá lẹp kẹp với rau mưng.

Cá lẹp vàng hươm đậm đà hơn khi kết hợp với đọt mưng 

Người dân miền Trung hiền hòa còn lạ gì những cây mưng quen thuộc ở hàng hiên, trong vườn nhà, đến mùa thả những chùm bông đỏ rực. Hoa mưng rụng lả tả, nhuộm đỏ cả một góc sân. Cũng chẳng kém cạnh, hoa mưng rời đi thì lại nhường chỗ cho chùm quả mưng lủng lẳng. Quả nào quả ấy y chang chiếc lồng đèn tí xíu, cũng đu đưa khi gió nhẹ vuốt ve.