8 thg 1, 2019

Lăng Ông Nam Hải Trần Đề

Trần Đề là một huyện ven biển của tỉnh Sóc Trăng nằm trên trục giao thông quốc lộ Nam Sông Hậu nối liền thành phố Cần Thơ, Hậu Giang và Bạc Liêu. Huyện có nhiều tiềm năng phát triển du lịch, có 12km bờ biển, với bãi biển Mỏ Ó hoang sơ và xinh đẹp, có cảng biển cá lớn, 03 di tích cấp tỉnh thu hút đông du khách đến tham quan chiêm bái: di tích lịch sử Bia chứng tích chiến tranh ấp Giồng Chát, xã Liêu Tú; nhà bia ghi tên liệt sĩ ấp Thạnh An 4, xã Thạnh Thới Thuận; chùa Tầm Vu (ôm Pu)… Ngoài ra, huyện còn có các lễ hội đặc sắc như Lễ hội Kỳ Yên ở đình thần Thạnh Thới An, diễn ra vào ngày 15-19 tháng giêng âm lịch hàng năm với lễ thượng điền và hạ điền đều có lễ rước sắc thần, với nhiều trò chơi dân gian, hát bội, hát sắc. Đặc biệt là lễ hội Nghinh Ông diễn ra từ ngày 21-23 tháng 3 âm lịch tại Lăng Ông Nam Hải, tọa lạc tại thị trấn Trần Đề, huyện Trần Đề.

Mẹ Nam Hải tại Lăng Ông– ảnh Quốc Quân 

Trầm bổng tiếng đàn suối

Bloong, bloong, blinh, blinh... những thanh âm kỳ diệu vang lên từ sân sau Bảo tàng tỉnh lan xa theo triền sông Đăk Bla, khi bổng khi trầm, quấn quýt, dồn đuổi nhau như suối ngàn... Tôi đọc được sự bất ngờ và thích thú trên gương mặt của những du khách Hàn Quốc.

1.
Ấy là tôi đang được thưởng thức "món lạ" đàn t'rưng nước, hay còn gọi là đàn suối, ting gling ở Bảo tàng tỉnh, nhân dịp tổ chức Tuần Văn hóa – du lịch tỉnh Kon Tum lần thứ 4/2018.

Nếu như không có Phó Giám đốc Bảo tàng tỉnh Nguyễn Văn Quang giới thiệu, hẳn rằng tôi sẽ không bao giờ tin, thanh âm làm tôi ngây ngất kia lại xuất phát từ những ống lồ ô khô sắp đặt xiêu xiêu bên con suối nhân tạo róc rách chảy.

Thuyền độc mộc giữa dòng trôi

Không hiểu thuyền độc mộc có tự lúc nào, nhưng từ khi mới sinh ra, già A Hyơh đã thấy cha ông của mình dùng thuyền độc mộc để đánh cá, để làm phương tiện lên rẫy. Thời gian trôi nhanh như con nước, tuổi thơ của già A Hyơh càng thêm gắn bó với chiếc thuyền độc mộc, qua những tháng ngày theo cha đi đánh bắt cá và được cha chỉ dạy cách đục đẽo những chiếc thuyền nhỏ lướt êm trên sông nước…

Độc đáo thuyền độc mộc


Già A Hyơh (ở làng Lung Leng, xã Sa Bình, huyện Sa Thầy) chỉ tay về phía 5 chiếc thuyền độc mộc nằm dưới gầm nhà sàn giới thiệu với chúng tôi bằng giọng buồn tênh: Đây là những chiếc thuyền của UBND xã gửi để phục vụ cho những cuộc đua thuyền độc mộc được tổ chức hàng năm. Còn với bà con dân làng nơi đây, bây giờ, chỉ còn ít gia đình dùng thuyền để đi đánh bắt cá trên sông...

Theo như lời kể của già A Hyơh, ngày trước, thuyền độc mộc không phải “nằm ngủ” dưới gầm nhà sàn, tránh mưa tránh nắng như bây giờ mà là phương tiện chính giúp người Gia Rai đi được xa hơn và nhất là mỗi buổi chiều đi rẫy về, trên những khoang thuyền luôn đầy ắp sản vật mà thiên nhiên ban tặng…Với những gia đình người Gia Rai xưa kia, thuyền độc mộc là một phần tài sản như con trâu, chiếc ghè, bộ chiêng vậy.

5 thg 1, 2019

Cánh đồng cúc chi nở rộ ở Hưng Yên

Những cánh đồng hoa cúc chi Hưng Yên đang rực sắc vàng những ngày giáp Tết Dương lịch, làm xốn xang con tim du khách khi ghé thăm.

Cánh đồng hoa cúc chi vàng rực - Ảnh: NGUYỄN TÙNG DƯƠNG

Cánh đồng hoa cúc chi này thuộc thôn Nghĩa Trai, xã Tân Quang, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên. Cúc chi (hay kim cúc, hoàng cúc) đượm vàng như báo hiệu mùa xuân tới.

Loài cúc bé nhỏ này có tên gọi khác là "cúc Tiến Vua" vì ngày xưa được dân trồng dâng lên Vua để uống bồi bổ cơ thể, có tác dụng thanh nhiệt hay giải độc.

Mê mẩn với loài hoa dã quỳ trắng tinh khôi độc đáo tại Đà Lạt

Vào thời điểm này, không khó để bắt gặp trên các cung đường của TP Đà Lạt, Lâm Đồng một màu vàng rực của loài hoa dã quỳ. Tuy nhiên, mới đây một người dân địa phương đã nhân giống thành công dã quỳ trắng, màu trắng tinh khôi của loài hoa đã khiến bao du khách mê mẩn. 

Là một giống đột biến từ dã quỳ vàng, dã quỳ trắng được nhân giống trong một góc vườn của người dân Đà Lạt. Thoạt nhìn những bông hoa dã quỳ trắng nhiều người sẽ nhầm lẫn với hoa xuyến chi, vì cánh hoa cũng có màu trắng, nhụy vàng, tuy nhiên bông dã quỳ trắng to hơn xuyến chi và nhỏ hơn dã quỳ vàng. 

Cây dã quỳ trắng độc đáo tại Đà Lạt đã thu hút bao du khách đếm tham quan và chụp ảnh 

Cánh đồng hoa lau trắng như mây giữa dòng Trà Khúc

Thời điểm giao mùa, những vạt cỏ lau giữa dòng sông Trà Khúc đồng loạt bung hoa nhuộm trắng cả một quãng sông. Hoa lau trắng muốt như mây trời xen lẫn với nước xanh, cát vàng tạo nên khung cảnh thanh bình say đắm lòng người.

Những ngày này, đoạn sông Trà Khúc chảy qua địa bàn xã Tịnh Long (TP. Quảng Ngãi) bạt ngàn hoa cỏ lau. Theo người dân địa phương, khoảng cuối Thu, đầu Đông là cây lau nở hoa. Hoa lau nở đồng loạt và kéo dài khoảng 1 tháng. "Khi những cơn mưa lớn đầu mùa kết thúc là lúc cây lau nở hoa. Ở đây người dân gọi đó là cây bói. Năm nay lũ về muộn nên hoa lau nhiều và đẹp hơn", ông Trương Thanh Nam cho biết. 

Chùa Tây Tạng

Chùa Tây Tạng là một ngôi chùa Việt Nam, hiện tọa lạc tại đường Thích Quảng Đức, phường Chánh Nghĩa, thành phố Thủ Dầu Một. Ngôi chùa này thuộc hệ phái Bắc tông, và đã được sách Kỷ lục Việt Nam xác lập kỷ lục là "Ngôi chùa có tượng Bồ Đề Đạt Ma bằng tóc lớn nhất"


Chùa Tây Tạng do Thiền Sư Minh Tịnh (còn gọi là Hòa thượng Chơn Phổ-Nhẫn Tế) sáng lập vào năm 1928 với tên gọi Bửu Hương Tự. Lúc bấy giờ, chùa chỉ là một am nhỏ thờ Phật cất trên một ngọn đồi thấp có nhiều cây cổ thụ, để thiền sư tu tập và phổ độ chúng sanh. Năm 1937, sau khi thiền sư Minh Tịnh vân du đất Phật trở về, mới cho đổi tên chùa thành Tây Tạng Tự.

Làng nghề bánh tráng Phú An

Bình Dương vùng đất thân thương nơi tôi sinh ra và lớn lên nơi có nhiều làng nghề nổi tiếng trong đó có Làng nghề bánh tráng Phú An. Xã Phú An (Thị xã Bến Cát, Bình Dương) cách thành phố Thủ Dầu Một khoảng 15 cây số về phía bắc, nổi tiếng với nghề làm bánh tráng. Nếu các bạn có dịp ghé qua làng bánh tráng Phú An vào ngày nắng rực rỡ, những tấm liếp phơi bánh tráng xa trông như một tấm thảm với những hình tròn trắng tinh khôi.

Nghề làm bánh tráng Phú An (Ảnh baobinhduong)

Nghề guốc truyền thống ở Bình Dương

Ra đời nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt và làm đẹp của con người, nghề làm guốc truyền thống ở Bình Dương đã hình thành cách nay khoảng hơn 100 năm.

Các cơ sở làm guốc chủ yếu tập trung trên địa bàn phường Phú Thọ (thành phố Thủ Dầu Một) và phường Bình Nhâm (thị xã Thuận An). Theo tài liệu thống kê trong địa chí Thủ Dầu Một năm 1901 thì xóm làm guốc Phú Văn (nay là phường Phú Thọ) có trên 80 hộ gia đình sống bằng nghề làm guốc từ cha truyền con nối, chính vì vậy ở đây có hẳn một con đường mang tên “Xóm Guốc” (năm 1999, tên đường này được công nhận và ghi vào hệ thống các tên đường của thành phốThủ Dầu Một).

Nguyên liệu làm guốc thường là các loại gỗ xốp nhẹ, dễ xẻ và tạo dáng như: gỗ mít, xoài, dừa, trầm hương, thông,.. Theo một nghệ nhân làm guốc ở phường Phú Thọ để làm ra đôi guốc phải trải qua nhiều công đoạn: từ cây gỗ phải cưa khúc, bổ khổ sau đó cho vào máy xẻ; mài thô rồi định hình dạng của chiếc guốc; sau đó mài bóng, mài nhẵn và phun sơn; công đoạn cuối cùng là đóng đế và quai hay sơn trang trí tùy theo yêu cầu của khách hàng.

Công đoạn xẻ gỗ

Gốm sứ Tân Phước Khánh – Thị xã Tân Uyên, Bình Dương

Làng gốm Tân Phước Khánh là một trong 3 trung tâm gốm sứ lớn ở Bình Dương cùng với làng nghề gốm sứ ở Lái Thiêu, Chánh Nghĩa. Các cơ sở sản xuất gốm sứ Tân Phước Khánh hiện nay sản xuất gốm sứ theo hai dòng sản phẩm: gốm sứ dùng trong sinh hoạt và gốm sứ mỹ nghệ.

Cơ sở sản xuất gốm Vạn Phú


Cơ sở gốm sứ xuất khẩu Vạn Phú tọa lạc tại khu phố Bình Hòa, TX. Tân Uyên là một trong những doanh nghiệp sản xuất gốm sứ lâu đời được thành lập từ năm 1990.