22 thg 12, 2018

Một Bến Xuân kiêu sa, một Bến Xuân lộng lẫy...

Thượng nguồn sông Hương, đoạn qua chùa Linh Mụ có một Bến Xuân kiêu sa, lộng lẫy như cung phủ; lại sâu lắng trầm tư như một bảo tàng văn hóa và vườn Huế… Đây là tâm huyết hơn 10 năm nay của một cặp vợ chồng Việt kiều Thụy Sĩ mong muốn làm một điều gì đó để quảng bá văn hóa Huế.

Một góc Bến Xuân. Ảnh: H.V.M 

Nằm giữa chùa Linh Mụ và Văn Thánh, Bến Xuân tọa lạc trên một khu đất rộng gần 5.000 
m2, nằm ở sát bờ sông Hương, thuộc thôn An Bình (xã Hương Hồ, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên-Huế).

Bon B’lân, xã Đắk Môl, huyện Đắk Song: Cây cà gai

Theo già làng Bu Cle NSrôi, dân tộc M’nông, ngày xưa, người có uy tín trong bon vận động người dân dùng cây cà gai dại trồng làm cổng, bờ rào che chắn bon làng để tránh thú giữ và giặc vào tàn phá… Từ đó, người dân đã đặt tên cho bon là B’lân, nghĩa là bon cây cà gai.

Hiện nay, bon B’lân có 175 hộ với hơn 830 khẩu, trong đó người M’nông chiếm trên 95%. Nhờ sự giúp đỡ về cơ sở hạ tầng, hướng dẫn khoa học kỹ thuật cùng với sự chăm lo lao động sản xuất nên cuộc sống của người dân ngày càng ổn định, phát triển. Tỷ lệ hộ nghèo năm 2018 còn 14 hộ. Thu nhập bình quân đầu người đạt gần 40 triệu đồng/người/năm. 

Cà phê là cây trồng chính của bon, năng suất trung bình đạt trên 3 tấn/ha 

Bon R’lông, xã Đắk Môl, huyện Đắk Song: Chiếc chuông lớn

Theo già làng Y’Đách, dân tộc M’nông, từ thời chiến tranh chống Pháp, Mỹ, người có uy tín trong bon dùng một chiếc chuông lớn để làm tín hiệu báo cho người dân biết mỗi khi có công chuyện vui, buồn hoặc giặc vào tàn phá bon làng để tránh…

Nghĩa của R'lông là cái chuông lớn. Từ cái chuông dùng làm tín hiệu đó, người dân đã đặt tên cho bon là R’lông, nghĩa là bon chuông lớn. Hiện nay, bon R’lông có 150 hộ với hơn 800 khẩu, chủ yếu là người M’nông. Nhờ sự giúp đỡ, hướng dẫn khoa học kỹ thuật về chăn nuôi, trồng trọt và sự nỗ lực lao động sản xuất nên cuộc sống của người dân trong bon đã có nhiều khởi sắc và ngày càng ổn định. Thu nhập bình quân đầu người đạt trên 20 triệu đồng/người/năm. 

Một góc bon R’lông hôm nay 

Sức hấp dẫn của “vùng đất ngã ba biên”

Không chỉ là vùng đất hấp dẫn đối với du khách thập phương đến để tham quan du lịch, tìm hiểu nét văn hóa độc đáo của địa phương, Ngọc Hồi còn có “sức mời gọi” các nhà đầu tư đến khai thác tiềm năng, đem lại nhiều triển vọng trong phát triển kinh tế. Có được điều đó là bởi những lợi thế địa lý của vùng đất án ngữ ngã ba biên giới Việt Nam - Lào - Campuchia, nơi “một tiếng gà gáy cả ba nước cùng nghe”...

Điểm đến du lịch hấp dẫn
Ngọc Hồi được khách du lịch trong và ngoài nước biết đến bởi vị trí địa lý đặc biệt - ngã ba Đông Dương, Cửa khẩu quốc tế Bờ Y, cột mốc biên giới giữa ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia. Đây là địa danh nổi tiếng không chỉ hấp dẫn với khách du lịch trong nước và cả với du khách nước ngoài.

Mới đây, tôi có bạn từ Hà Nội vào Kon Tum. Bởi đã cất công tìm hiểu về Ngọc Hồi nên khi đến Kon Tum, bạn tôi liền đề nghị tôi dẫn đến ngã ba biên giới Ngọc Hồi để tìm hiểu về vùng đất này và đặc biệt là phải đến “sờ tay vào cột mốc 3 biên” - cách nói hình tượng của bạn tôi nhằm biểu đạt đến thăm Cột mốc ngã biên giới Việt Nam - Lào - Campuchia ở Cửa khẩu quốc tế Bờ Y (huyện Ngọc Hồi).

Ngọc Hồi là địa danh nổi tiếng không chỉ hấp dẫn với khách du lịch trong nước và cả với du khách nước ngoài. Ảnh: V.P 

19 thg 12, 2018

Công viên 29-3 - không gian xanh giữa lòng thành phố

Nằm không xa khu vực trung tâm thành phố Đà Nẵng với xung quanh là những tuyến đường, những con phố xô bồ, Công viên 29-3 vẫn giữ cho mình sự trong lành, yên ả vốn có.

Công viên 29-3 có diện tích hơn 20ha, được phủ xanh bởi nhiều loại loại cây xanh phong phú, trong đó có nhiều cây cổ thụ thân lớn, tán rộng, che mát cả một không gian rộng lớn. Trung tâm của công viên là một hồ nước lớn. Trong ảnh: Khu hồ nước tại Công viên 29-3 nhìn từ trên cao. Ảnh: HẢI ĐĂNG 

Chợ phiên Tam Bảo nức tiếng một thời

Chợ phiên Tam Bảo trước đây ở thôn Kim Thành, nay được chuyển đến thôn An Hòa, xã Hành Dũng, cách trung tâm huyện Nghĩa Hành chừng 8km về hướng tây. Chợ đã mang một tên khác, nhưng trong ký ức người làng, thì đây vẫn là chợ phiên Tam Bảo, một nơi mang đậm nét văn hóa xưa, là nơi giao thương giữa đồng bào miền xuôi và miền ngược sầm uất một thời.

Theo các bậc cao niên trong làng, chợ phiên Tam Bảo trước đây nằm ngay bên dưới thành lũy đồn Tam Bảo (gồm bảo Kim Thành, đèo Chim Hút và Rùm Đồn) - nơi phân ranh giữa đồng bào Kinh và Hrê, nay thuộc xã Hành Dũng. Mỗi tháng, chợ thường họp 6 phiên vào các ngày mùng 2, ngày 7; ngày 12, 17 và 22, 27 âm lịch.

Chợ phiên Tam Bảo nay chuyển đến thôn An Hòa, xã Hành Dũng (Nghĩa Hành) hoạt động suốt đêm ngày. 

Đình Tân Hưng – Nét giá trị văn hóa đặc sắc của du lịch Cà Mau

Từ bao đời nay, đối với người dân Cà Mau, ngôi đình là một trong những nét giá trị văn hóa đặc sắc để con người gửi gắm những ước mơ, nguyện vọng về một cuộc sống yên bình, ấm no và hạnh phúc. Là một trong những điểm đến du lịch văn hóa Cà Mau, đình Tân Hưng còn lưu giữ và còn mãi những nét giá trị văn hóa nói trên.

Cổng đình thể hiện sự uy nghiêm, bề thế của đình Tân Hưng

Đình Tân Hưng thuộc ấp Xóm Lớn, xã Lý Văn Lâm, thành phố Cà Mau, là một ngôi đình cổ thờ Thần Hoàng Bổn Cảnh được sắc phong từ thời vua Tự Đức đệ ngũ niên (1952) được nhân dân xây dựng vào năm 1907. Với vị thế đối diện với dòng sông, cảnh quang thơ mộng hữu tình rợp bóng cây xanh đã làm cho ngôi đình trở nên nổi bật, sừng sững giữa thiên nhiên và cảnh trời mây nước. Bước đến cổng đình, du khách có thể chiêm ngưỡng lối kiến trúc đình cổ gồm một gian, hai chái, mái lợp ngói âm dương, trên nóc đúc đôi rồng chầu. Phía trước đình có bức bình phong bằng gạch đắp hình hổ, hai bên có hai trụ gạch vuông, đỉnh trụ đắp hình hai bông sen, hai bên sân có hai miếu thờ nhỏ thờ Thần Nông và Thổ Thần. Tất cả như thể hiện rõ sự uy nghiêm, bề thế trước những gì mà các bậc tiền nhân đã đóng góp để có được quê hương giàu đẹp như hôm nay.

Văn hóa chợ trong phát triển du lịch Cà Mau

Không biết từ khi nào người Cà Mau biết đến chợ, có lẽ là từ thời xửa thời xưa khi mà con người đến với vùng đất này khai hoang mở cõi. Theo sách Gia Định Thành Thông Chí của Trịnh Hoài Đức thì vùng đất Cà Mau vốn đã hình thành cách đây 300 năm, vào thời Gia Long, người dân đã biết tập trung vào những giồng đất cao ven các con sông Tam Giang, Ông Đốc, Bảy Háp để khai khẩn và nuôi trồng sản xuất. Đến thời Tự Đức vùng đất Cà Mau vẫn còn hoang hóa, một vùng đầm lầy tập trung nhiều cây mắm, cây đước, cây vẹt, cây tràm, đất và nước nhiễm nhiều phèn nên khó khăn cho việc canh tác, nuôi trồng. Mặc dù vậy vẫn xuất hiện những người di dân, họ đến tập trung, trao đổi mua bán hàng hóa và dần dần sinh ra chợ. Với vị trí địa lý đặc thù là địa hình sông nước nên hình thức chợ ban đầu là chợ nổi và phương tiện lưu thông chủ yếu là xuồng ghe.


Thế nên, không phải ngẫu nhiên mà người ta nói đến Cà Mau “xuồng ghe ngày đêm không ngớt”, “Cà Mau đường đi không khó mà chỉ khó có sông vắng đò”. Chợ được hình thành từ yếu tố văn minh sông nước nuôi dưỡng mạch sống và hun đúc trí tuệ con người bao đời trên vùng đất mới.

Chợ nổi Long Xuyên mùa gió bấc

Trong cái se lạnh của tiết trời cuối năm, ngồi trên chiếc đò chèo, thưởng thức tô bún riêu, nhâm nhi một ly cà phê buổi sáng, thả hồn bồng bềnh theo con nước, mang lại cảm giác lâng lâng khó tả. Dạo chợ nổi Long Xuyên, điểm hấp dẫn không chỉ bởi các món ăn dân dã, các loại rau, củ, quả tươi ngon mà còn khám phá được nét sinh hoạt sông nước truyền thống của người miền Tây.

Độc đáo miền sông nước
Chẳng ai nhớ chợ nổi Long Xuyên hình thành từ khi nào, kể cả những người gắn bó gần cả đời với chợ nổi. Khi mà giao thông đường bộ chưa phát triển, người dân còn quen mua, bán bằng xuồng, ghe trên sông, chợ nổi Long Xuyên đã xuất hiện. Ngày nay, dù giao thông đường bộ phát triển, hệ thống chợ, siêu thị hình thành rất nhiều trên đất liền, chợ nổi vẫn tồn tại và giữ nguyên vẹn hình thức sinh hoạt như xưa, trở thành nét văn hóa độc đáo miền sông nước.

18 thg 12, 2018

Đánh thức tiềm năng du lịch Cần Đước

Cần Đước là vùng đất văn hóa, giàu truyền thống cách mạng, được công nhận Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới, Huyện điểm điển hình về văn hóa của tỉnh Long An. Đây cũng là vùng đất giàu tiềm năng du lịch. Nếu được quan tâm đầu tư, Cần Đước hứa hẹn sẽ là điểm đến thú vị đối với du khách.

Du khách tìm hiểu về lịch sử di tích Nhà Trăm Cột qua lời giới thiệu của chủ nhà