4 thg 7, 2018

... cho đến khi hồ Xuân Hương cạn nước

Năm 2010 do ngẫu nhiên mà tui đi Đà Lạt đến vài lần, và những lần đó thì hồ Xuân Hương thơ mộng của Đà Lạt... không thơ mộng gì ráo trọi, bởi vì lúc đó hồ được xả cạn nước để nạo vét và sửa chữa.

Lúc đó nghĩ cũng hơi bực bực vì đây là một thắng cảnh đẹp của Đà Lạt mà mình ra đây không được thưởng ngoạn, nhưng nghĩ lại thì thấy... khoái, vì mấy ai được đi bộ giữa lòng hồ Xuân Hương. Nghĩ vậy nên buổi tối thay vì đi dạo quanh bờ hồ như thông lệ, cha con tui rủ nhau đi bộ giữa lòng hồ. Ha ha, một trải nghiệm rất là... Yomost!

Bắt đầu đi bộ ra giữa hồ

Tìm về trò chơi xà hùa của người Bru - Vân Kiều

Trong sinh hoạt cộng đồng Bru - Vân Kiều, đánh xà hùa là một trò chơi dân gian rất phổ biến. Trò chơi này có thể sử dụng trong dịp lễ hội hoặc trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, nhất là vào những dịp tết lấp lỗ của đồng bào. 

Trò chơi độc đáo trong lễ hội lấp lỗ 


Các trò chơi dân gian truyền thống đã toát lên tính tập thể, tính cộng đồng, tinh thần đoàn kết trong nhân dân. Trò chơi dân gian đã góp phần hình thành nên ý chí kiên cường, sự dẻo dai và ý thức vươn lên giành chiến thắng của mỗi con người, mỗi cộng đồng và tạo nên bản sắc riêng của từng dân tộc.

Người chơi chia làm hai phe để thi đấu. 

Lễ Pốt Đẳm của người Thái Trắng

Lễ Pốt Đẳm của người Thái Trắng không chỉ là để thực hiện xong các nghi thức của một đám cưới, mà nó còn là một sự kiện quan trọng đối với mỗi người con gái khi đi lấy chồng. Bởi không có lễ Pốt Đẳm thì không thể coi là đã cưới xong chồng. Khi chết đi tổ tiên bên nhà chồng sẽ không coi là con cháu trong gia đình.

Lễ Pốt Đẳm có nghĩa là rời Đẳm bên bố mẹ đẻ cô gái để đi nhập vào Đẳm của nhà chồng, để cho tổ tiên bên nhà chồng biết đó là con cháu trong nhà mà phù hộ. Lý do nữa để người Thái Trắng làm lễ Pốt Đẳm đó là khi lấy nhau thành một gia đình rồi thì không thể sống lơ lửng giữa hai Đẳm của hai họ nội - ngoại và cùng một lúc thờ hai Đẳm là không tốt.

Quan niệm về lễ Pốt Đẳm của người Thái Trắng

Người Thái luôn cho rằng sống thì phải có Đẳm để xác định thân phận, phân biệt dòng tộc, vì người Thái rất coi trọng gia phả dòng tộc của mình. Đây là căn cứ để người Thái phân biệt dòng họ tông tộc trong xã hội Thái. Con gái Thái đã đi lấy chồng thì phải theo chồng, ngay cả “Đẳm” của mình cũng phải theo chồng. Sống làm người bên nhà chồng, chết làm ma bên nhà chồng, đó là luật tục đã được tổ tông người Thái để lại. Người Thái Trắng luôn quan niệm rằng, Pốt Đẳm tuy là một cái lễ sau cùng nhưng lại là phần quan trọng nhất, mang ý nghĩa thiêng liêng nhất trong đám cưới cổ truyền của họ. 

Đồng bào Thái chuẩn bị lễ vật dâng cúng. 

Ngôi chùa hoành tráng nhất Bình Định

Không chỉ là một ngôi chùa có cảnh quan và kiến trúc vô cùng ấn tượng, chùa Thiên Hưng còn là nơi lưu giữ một bảo vật vô cùng quý giá của Phật giáo Việt Nam.

Nằm bên Quốc lộ 1 thuộc địa phận phường Nhơn Hưng, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định, chùa Thiên Hưng là một trong những ngôi chùa nổi tiếng nhất ở khu vực Nam Trung Bộ.

Trong tượng đài quy mô nhất Đông Nam Á của Việt Nam có gì?

Không gian trưng bày bên trong tượng đài Mẹ Việt Nam anh hùng sẽ chuyển tải đến du khách những câu chuyện xúc động về sự cống hiến, hy sinh lớn lao của các Mẹ Việt Nam anh hùng trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước.

Nằm ở xã Tam Phú, thị xã Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam, tượng đài Mẹ Việt Nam anh hùng khánh thành năm 2015, được đánh giá là công trình tượng đài có quy mô lớn nhất Đông Nam Á

Vẻ đẹp khó tin trong chính điện mới của Việt Nam Quốc Tự

Bước vào tòa chính điện mới của Việt Nam Quốc Tự ở TP HCM, có một điều khiến du khách gần xa không khỏi choáng ngợp...

Nằm ở số 244 đường Ba tháng Hai, quận 10, Việt Nam Quốc Tự là một ngôi chùa lớn của TP HCM. Chùa được khởi công xây dựng năm 1964 theo đồ án thiết kế của KTS nổi tiếng Ngô Viết Thụ. Vì nhiều lý do, phải đến thập niên 1990 chùa mới được xây hoàn thiện và đi vào hoạt động...

Hương sắc sen đất trời Hưng Yên

Sen Hưng Yên. Ảnh. Hoàng Huế 

Quốc hoa của Việt Nam thanh tao, thuần khiết, hương sắc tuyệt vời và vô vàn ý nghĩa. Trên mảnh đất hình chữ S, sen có ở khắp nơi, trong đó Hưng Yên là một vùng sen quý. 

3 thg 7, 2018

Những ngôi nhà trăm mái ở Đà Lạt

Nhà trăm mái của Lữ Trúc Phương

Đầu thập niên 1990, giới kiến trúc và dân du lịch xôn xao với một công trình đặc biệt: Ngôi nhà trăm mái của kiến trúc sư Lữ Trúc Phương. Ngôi nhà nằm ở đường Đinh Tiên Hoàng, TP Đà Lạt. Thoạt tiên đây chỉ là ngôi nhà 2 mái bình thường như bao nhiêu ngôi nhà khác, nhưng KTS Lữ Trúc Phương bằng tài hoa và những suy nghĩ phá cách của mình đã thiết kế và biến nó thành ngôi nhà 100 mái. Ngôi nhà mở cửa cho khách tham quan và nhận được rất nhiều ý kiến thán phục của giới chuyên môn và du khách.

Nhà trăm mái của KTS Lữ Trúc Phương

“Bãi thú” Ya Book

Nói về thung lũng Ya Book nằm trong Vườn quốc gia Chư Mom Ray, giới nghiên cứu về động vật móng guốc nghĩ ngay đến những đàn bò tót đông đúc ở đây và các loài thú ăn cỏ, thú ăn thịt ở vùng này. Gần 20 năm qua, đồng cỏ mênh mông 15.000ha này bị cây rừng xâm chiếm, nhỏ hẹp dần qua mỗi năm, các loài thú không còn xuất hiện hàng đàn đông đúc nữa...

“Bãi thú” bò tót…
Nghe hỏi về "bãi thú", anh Hoàng Văn Hương -Trạm trưởng Trạm Bảo vệ rừng Ya Book (Vườn quốc gia Chư Mom Ray) liền chọn 2 chiếc xe máy thuộc hàng "chiến mã" chuyên đi rừng, rồi gọi thêm một cán bộ của đơn vị đưa tôi và anh Đào Xuân Thủy - Phó giám đốc Vườn quốc gia Chư Mom Ray tìm vào bãi thú.

Luồn lách qua rừng cây rậm dày đặc cây bằng lăng khoảng hơn 15 năm, càng đi sâu vào rừng, cây thành ngạnh càng nhiều, cành cây là gai góc xù lông từng chùm như đinh 10 tua tủa.

Băng rừng, lội suối vào bãi thú Ya Book. Ảnh: P.N 

Nhà rông ơi, tôi đứng về phía các già làng!

Ngồi trên bậc nhà rông của làng, nhìn ra mặt hồ Ya Ly mịt mờ sóng nước, lắng nghe tiếng mưa gõ đều đều trên mái tôn, già làng A Dót (làng Rắc, xã Ya Xiêr, huyện Sa Thầy) tiếc nuối nói: Từ khi nhà rông được "bê tông hóa" là đã đánh mất đi hồn cốt của nó rồi, dân làng nhớ lắm nhà rông bằng gỗ, bằng tranh trước kia...
1. Từ bao đời, với đồng bào các dân tộc thiểu số Tây Nguyên, nhà rông là trung tâm hội tụ để “văn hóa làng” tồn tại và phát triển; là niềm tự hào của bà con dân làng, biểu tượng khát vọng, ý chí, sức mạnh của cộng đồng làng. Các già làng thường nói rằng, đã là làng là phải có nhà rông.

Theo phong tục truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số tại chỗ ở Kon Tum, khi chuẩn bị lập làng, già làng đi chọn khu đất đẹp nhất để lập dựng nhà rông và thường phải là khu đất cao ráo, thoáng mát về mùa nắng, ấm áp về mùa mưa, đặt ở trung tâm của làng, từ xa, dù ở hướng nào, cũng nhìn thấy được mái nhà rông của làng.

Nhà rông nơi tổ chức các lễ hội của làng