18 thg 6, 2018

Độc đáo rừng lá phong và ngôi nhà 132 mái ở Đà Lạt

Sau nhiều năm âm thầm chuẩn bị, Công ty TNHH Vĩnh Xuân (Đà Lạt) chính thức 'trình làng' khu rừng cây lá phong và ngôi nhà 132 mái độc đáo.

Chưa đến mùa thu nên rừng cây lá phong chỉ toàn một màu xanh của lá. Ảnh: Gia Bình 

Nằm ở cuối đường Đặng Thái Thân (TP.Đà Lạt, Lâm Đồng), khu du lịch (KDL) Lá Phong Đà Lạt được xây dựng trên diện tích rộng hơn 4,8 ha. Nơi đây gây ấn tượng với người xem bằng những mảng xanh mướt mắt cùng những công trình kiến trúc độc đáo.

16 thg 6, 2018

Những 'ninja' săn sá sùng ở Vân Đồn

Ở xã đảo Minh Châu, huyện Vân Đồn, Quảng Ninh, mỗi ngày có hàng trăm chị em phụ nữ vác mai đi săn sá sùng. Loại đặc sản quý hiếm này đã nuôi sống biết bao gia đình ở nơi được mệnh danh là "đảo ngọc" này.

Từ sáng sớm, phụ nữ Minh Châu tập trung về các khu vực bãi triều quanh đảo bắt đầu một ngày săn sá sùng - Ảnh: HÀ THANH

Mặt trời bắt đầu nhô lên khỏi mặt biển, từng tốp chị em phụ nữ ở xã đảo Minh Châu rủ nhau vác mai đi săn sá sùng.

Tứ quái Đà Lạt

Có nhiều du khách khi đến Đà Lạt thường hỏi tôi rằng " Khí hậu nơi đây thất thường khi một ngày có đến bốn mùa, sáng xuân, trưa hạ, chiều thu, tối đông. Khí hậu thất thường như thế liệu tính cách con người Đà Lạt có thất thường không ?" Tôi bối rối nhưng chợt nhớ rằng, đúng là Đà Lạt có những con người thất thường, nhưng chính cái thất thường ấy đã tạo nên những tác phẩm nghệ thuật độc đáo mà không nơi nào có được.

Khi nghệ thuật thăng hoa cần một chút khác người, một chút điên, vì chỉ khi ấy họ mới làm nên những tác phẩm mà người thường khó thể hình dung.

Nếu nói về tứ quái Đà Lạt, người đầu tiên tôi muốn nói đến đó chính là Phước khùng MPK. Không ồn ào và hào nhoáng, nhiếp ảnh gia MPK (Phước Khùng) vẫn ngày ngày lặng lẽ rong ruổi khắp phố phường để “săn” những khoảnh khắc của Đà Lạt qua ống kính điêu luyện của mình.

Phước Khùng MPK hàng ngày rong ruỗi trên những con đường để săn tìm cái đẹp Đà Lạt. Ảnh Thụy Trương Ngọc

Ngôi nhà 132 mái độc đáo giữa Đà Lạt

Ngôi nhà 132 mái với kiến trúc độc đáo, lạ lẫm, tọa lạc trên đỉnh một quả đồi thông vừa được khánh thành tại Đà Lạt đang làm sửng sốt người dân địa phương và du khách.

Chủ sở hữu tòa nhà độc nhất vô nhị trên là gia đình bà Lê Thị Ngọc Trinh, ngụ tại đường Đặng Thái Thân, phường 3, TP. Đà Lạt. Bà Trinh cho biết trước khi lên ý tưởng xây dựng căn nhà này, gia đình bà đã tham khảo ý kiến của rất nhiều kiến trúc sư nhằm tạo ra một công trình “không đụng hàng”. 

Hoang tàn mộ phần phi tần bạc mệnh

Từng là phi tần của vua Thành Thái nhưng một người con của làng Hội Kỳ (xã Hải Chánh, H.Hải Lăng, Quảng Trị) là bà Dương Thị Ngọt đã chết một cách đầy bí ẩn. Ngày nay, ngôi mộ của bà vẫn còn đó, nhưng hoang phế đến mức tội nghiệp như chính cuộc đời của giai nhân này…

Mộ bà Dương Thị Ngọt xuống cấp nghiêm trọng. ẢNH: NGUYỄN PHÚC 

Tháp Đôi - vẻ đẹp huyền bí

Tháp Đôi ở Quy Nhơn còn được gọi là Tháp đôi Hưng Thạnh, tọa lạc ngay trung tâm Thành phố Quy Nhơn, một di tích lịch sử, văn hóa đẹp và độc đáo của nghệ thuật kiến trúc Champa cổ với khung cảnh thiên nhiên bao quanh rộng, thoáng mát, trong lành. 

Nghệ thuật kiến trúc độc đáo 


Được xây dựng vào cuối thế kỷ XII - đầu thế kỷ XIII, là một công trình kiến trúc đẹp và độc đáo gồm 2 khối tháp liền kề nhau (tháp lớn cao 20 m, tháp nhỏ cao khoảng 18 m). Tháp được xây dựng không phải trên khu vực đồi núi như thường thấy mà là trên khu đất bằng phẳng, được bao bọc xung quanh bởi khu dân cư đông đúc. Tháp Đôi được xếp vào loại đẹp "độc nhất vô nhị" của nghệ thuật kiến trúc Champa. Tháp Đôi đã được xếp hạng di tích cấp quốc gia ngày 10/7/1980. 

Tháp Đôi - công trình kiến trúc Champa độc đáo ở Quy Nhơn (Ảnh: Long Vũ). 

“Cá sấu chúa” tại Vườn quốc gia Nam Cát Tiên

Vườn quốc gia Nam Cát Tiên được UNESCO công nhận là "Khu dự trữ sinh quyển thế giới". Hệ động thực vật ở nơi đây vô cùng phong phú.

Bàu Sấu là tên gọi chung cho toàn bộ các vùng đất ngập nước rộng khoảng 137,60 km² tại VQG Nam Cát Tiên         

Kỳ thú Tam Hải

Mặc cho cái nắng hè chói chang tuôn tràn trên mọi nẻo đường đi lối về của mảnh đất miền Trung đầy nắng và gió khiến cho ai nấy đều cảm thấy oi bức, ngột ngạt, thì ở xứ biển Tam Hải, một xã đảo xa xôi cách trở của Quảng Nam, bầu không khí vẫn mát rượi như thể có một chiếc điều hoà khổng lồ từ ngoài biển thổi vào. Tam Hải vào hè đẹp mơ màng, bình yên với những rặng dừa xanh xoè ô che bóng, với những ghềnh đá tuyệt đẹp phủ đầy rêu xanh, và cả những ngõ nhỏ bình yên đằm thắm sắc tranh quê...

Từ Đà Nẵng, theo con đường ven biển hướng vào phía Quảng Nam, chúng tôi chạy xe máy một mạch qua cầu Cửa Đại, vào tới làng bích hoạ nổi tiếng Tam Thanh, rồi từ đó rẽ phải xuống Tam Hải. Cả chặng dài gần trăm cây số đường sá thênh thang, có đoạn chẳng có bóng người.


Tam Hải cách Tp. Đà Nẵng gần 100km, cách phố cổ Hội An khoảng 70km, và cách thành phố Tam Kỳ (tỉnh lị của Quảng Nam) chừng 40km. Từ các địa điểm trên, du khách có thể đi xe máy đến Tam Hải. Để sang được hòn đảo xinh đẹp này du khách có thể đi bằng thuyền máy từ xã Tam Tiến sang theo hướng Bắc, hoặc đi dọc Quốc lộ 1 rồi rẽ về phía biển chừng 10 km, qua một con phà ở cửa sông Kỳ Hà.
Tam Hải là xã đảo nằm tách biệt với đất liền, ba bề bốn bên đều là nước, trước mặt biển cả mênh mông, sau lưng có dòng Trường Giang thơ mộng. Nếu nhìn trên bản đồ, Tam Hải trông giống như hình con cá voi khổng lồ đang bơi từ ngoài biển vào, còn cái đuôi chính là ghềnh đá Bàn Than đang vung ra phía biển.

Về thăm quê Bác Nam Đàn

Nam Đàn được coi là vùng đất “ địa linh nhân kiệt” với hàng loạt các danh thắng, di tích lịch sử và đặc biệt là quê hương của chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ đáng kính của dân tộc Việt Nam. 

Cách thành phố Vinh khoảng 15 km, khu Di tích Quốc gia đặc biệt Kim Liên gồm 3 cụm chính: Làng Sen- quê nội của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Làng Hoàng Trù - quê ngoại của Bác Hồ tại xã Kim Liên và phần mộ bà Hoàng Thị Loan Thân mẫu của Bác nằm trên núi Động Tranh thuộc xã Nam Giang, Nam Đàn.

Là một tỉnh rộng nhất Việt Nam, Nghệ An có rất nhiều điểm du lịch hấp dẫn và đa dạng, từ du lịch biển, rừng, nghỉ dưỡng, du lịch khám phá tới những di tích lịch sử…
Trong khung cảnh tuyệt đẹp của một vùng quê miền Trung, du khách được tìm hiểu không gian sống, những kỷ vật thiêng liêng gắn bó với thời niên thiếu của Bác Hồ, danh nhân văn hóa của thế giới. Những hình ảnh xưa cũ gắn liền với tuổi thơ của Bác như cây đa, giếng Cốc, nhà thờ họ Nguyễn Sinh và đặc biệt nhất là ngôi nhà tranh của cụ Nguyễn Sinh Sắc - thân phụ của Bác Hồ chính là cội nguồn của tinh thần yêu nước nồng nàn, ý chí lớn lao của một vị anh hùng dân tộc.

Du khách thăm quê nội của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại xã Kim Liên, Nam Đàn.

15 thg 6, 2018

Chùa Khai Nguyên, nơi kim cổ giao hòa

Cảnh chùa Khai Nguyên. Ảnh. Quang Khánh 

Chùa Khai Nguyên có những giá trị đặc trưng về kiến thức và lịch sử, mới được tôn tạo nhưng giữ được nét thanh tịnh, yên bình.

Chùa Khai Nguyên nằm ở thôn Khoang Sau, xã Sơn Đông, thị xã Sơn Tây, Hà Nội. Nếu nhắc tới tên chùa Khai Nguyên, ở Hà Nội có 2 chùa, một ở thị xã Sơn Tây, một ở quận Tây Hồ.