16 thg 5, 2018

Khám phá làng nghề dệt cói Kim Sơn

Làng nghề dệt cói Kim Sơn (huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình) là vùng đất nổi tiếng với nghề trồng cói, làm đồ cói đã có từ lâu đời. 

Nghề dệt cói Kim Sơn gắn liền với thiên nhiên, bởi nguyên liệu để làm nên những sản phẩm từ cói cũng giản dị như thiên nhiên ở vùng đất này. Đối với những người trồng cói, cây cói gắn bó với nghề, với người thợ suốt cả cuộc đời cần lao. Thế mạnh của nghề trồng cói và dệt cói ở Kim Sơn là sản xuất ra những sản phẩm tiêu dùng thiết yếu phục vụ nhân dân. Do vậy, nghề này tuy cực nhọc nhưng không hề mai một.


Quy trình nhặt sạch lông tơ trên sản phẩm. 

Bảo tồn không gian văn hóa ngôi nhà sàn Mường truyền thống

Người Mường là cư dân bản địa mang yếu tố nguồn cội. Bà con sinh sống lâu đời ở miền núi trung du Tây Bắc và còn lưu giữ được những nét cơ bản của cư dân văn hóa Việt - Mường. Tiêu biểu nhất của di sản văn hóa Mường phải kể đến không gian văn hóa nhà sàn Mường.

Nhà sàn Mường trong không gian cư trú độc đáo


Người Mường chọn sinh cảnh cư trú là vùng đồi núi thấp và thung lũng gắn liền với các triền sông, ven suối hoặc nơi có nguồn nước dồi dào. Với người Mường nguồn nước cực kỳ quan trọng. Trong sử thi đồ sộ giải thích về sự ra đời và hình thành xã hội Mường, người Mường đặt tên đẻ đất đẻ nước. Mường cũng là tên gọi đơn vị cư trú. Bà con sống thành những bản Mường nhỏ, nhiều bản Mường nhỏ hợp thành một Mường lớn. Ở Hòa Bình có bốn Mường lớn là Bi, Vang, Thàng, Động. Từ lâu đời ở nước ta đã hình thành các vùng Mường lớn. Mường trong gồm các bản Mường ở Thanh Hóa, Ninh Bình. Mường trên gồm các bản Mường ở Sơn La, Phú Thọ. Mường dưới là các bản Mường xung quanh núi Ba Vì (Hà Nội) và các vùng phụ cận.


Không gian nhà sàn của người Mường cổ . 

Huyền tích kỳ lạ về ngôi đền “phát tích” bài thơ Nam Quốc Sơn Hà

Sự ra đời của ba vị tam công hay gốc tích hình thành bài thơ được người dân nơi đây xem là “nguyên gốc” của Nam quốc sơn hà là những bí ẩn thú vị gắn liền với ngôi đền Đào Xá, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ. 

Huyền tích ra đời của ba vị tam công 


Nằm giữa cánh đồng lúa xanh mướt, yên tĩnh, ngôi đền Đào Xá (huyện Thanh Thủy, Phú Thọ) vẫn trầm mặc lưu giữ những câu chuyện hư hư thực thực quanh mình. Làng cổ Đào Xá thuộc xã Đào Xá, huyện Thanh Thuỷ, tỉnh Phú Thọ. Làng nằm ở phía bờ Tây sông Đà, những người dân trong vùng có lẽ cũng không biết ngôi đền đã yên vị ở đây chính xác là bao lâu. Họ chỉ biết rằng, từng viên ngói, những sắc phong được lưu giữ tại đền đều gắn liền với lịch sử khai hoang, đấu tranh của cư dân Việt với thiên nhiên và giặc giã phương Bắc.

Mỗi câu chuyện được người dân quanh vùng lưu truyền với nhiều huyền tích đầy bí ẩn.

Khám phá hầm trú bom '5 sao' thời chiến ngay trung tâm Hà Nội

Vào năm 2011, một hầm trú bom được phát hiện tình cờ trong khu vực vườn sau của khách sạn Sofitel Legend Metropole Hà Nội (Quận Hoàn Kiếm). Một năm sau, căn hầm này đã được tu sửa để du khách có thể tham quan miễn phí. (Ảnh: Đoàn Quang/Vietnam+) 

15 thg 5, 2018

Ngôi chùa của người Bắc di cư 1954 tại Biên Hòa

Nói đến dân miền Bắc di cư năm 1954 là người ta nghĩ ngay đến người Công giáo. Ở Đồng Nai, nơi dừng chân của đa số dân di cư, rất nhiều giáo xứ thành hình với tên gọi gợi lại tên giáo xứ gốc nơi quê quán của giáo dân xa quê, như giáo xứ Trà Cổ, Bùi Chu, Thanh Hóa... Vậy còn Phật giáo thì sao? 

Có một ngôi chùa Phật giáo ở Biên Hòa với số đông Phật tử là người Bắc di cư năm 1954, đó là chùa Phúc Lâm, thuộc Hệ phái Phật giáo Tổ đình Vĩnh Nghiêm, tọa lạc tại số 1272 đường Phạm Văn Thuận, sát bên CoopMart Biên Hòa.

Cổng chùa Phúc Lâm trên đường Phạm văn Thuận

Tóc mây sơn nữ

Từ lâu, các cô gái ở núi rừng Trường Sơn - Tây Nguyên đã biết khai thác kho mỹ phẩm có sẵn trong thiên nhiên, rừng núi để làm đẹp. Những sắc hương tự nhiên quyến rũ trên làn da, mái tóc, làn môi của các cô gái đã làm say đắm biết bao chàng trai trong mùa lễ hội buôn làng.
Hương rừng trên làn tóc
Theo cấu tạo tự nhiên, cơ thể người phụ nữ khi đến tuổi dậy thì thường tiết ra một mùi hương thơm quyến rũ, chỉ tồn tại trong vài tuần. Mùi đó tùy cơ địa của mỗi người mà đậm hay nhẹ, thoảng hương thơm ngọt ngào như đòng lúa đang thì con gái. Ngoài hương thơm tự nhiên, những cô sơn nữ cũng biết tìm ra các hương liệu, mỹ phẩm có sẵn trong rừng để làm đẹp cho mình.

Nhà lưu niệm bà Từ Cung ở Huế

Nhà lưu niệm bà Từ Cung vừa là một địa điểm mang dấu ấn Từ Cung Hoàng thái hậu, mẹ vua Bảo Đại, vừa là công trình kiến trúc mang đậm dấu ấn của hai nền văn hóa Đông - Tây, đánh dấu giai đoạn giao thời của kiến trúc nhà ở Việt Nam.

Nằm bên bờ sông An Cựu, ở địa chỉ số 145 Phan Đình Phùng, TP. Huế, Nhà lưu niệm bà Từ Cung là một di tích lịch sử mang dấu ấn của bà Từ Cung, tức Đoan Huy Hoàng thái hậu, là vợ vua Khải Định, mẹ vua Bảo Đại

Sa Huỳnh, thân thuộc mà bí ẩn

"Hỡi mình biển đẹp vô ngần/ Sáng xanh như đến dừng chân Sa Huỳnh" (Xuân Diệu). Sa Huỳnh (Sa Huỳnh môn) vốn là tên gọi một cửa biển. Địa danh này dần về sau còn dùng để chỉ một vùng đất, một khu vực địa lý nằm ở cực Nam tỉnh Quảng Ngãi, nay thuộc địa phận các xã Phổ Thạnh, Phổ Khánh và Phổ Châu, huyện Đức Phổ.

Một góc Sa Huỳnh. ẢNH: TL 

Từ phía tây, một nhánh núi của hệ Trường Sơn quay đầu về phía đông, nhoài ra cửa Sa Huỳnh. Trên bộ, núi ngang tàng khép hẳn dải đồng bằng Nam – Ngãi. Dưới biển, núi thất thế, chìm nghỉm, để lại những ghềnh đá, hòn nổi lô nhô như ghềnh Châu Me, hòn Khỉ, hòn Đụn, hòn Dù...

Bình Châu, vùng di tích vẫy gọi

Xã biển Bình Châu (Bình Sơn) có những di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh tuyệt đẹp. Nơi đây luôn vẫy gọi du khách thập phương. 

Đến vùng biển này, điểm đầu tiên bạn nên đặt chân đến là Di tích lịch sử địa đạo Đám Toái. Từ ngã tư gần trụ sở UBND xã Bình Châu, theo con đường nhựa xuôi về hướng đông, đi qua những mái nhà nằm bên mép biển là đến khu vực địa đạo. 

Vùng biển Vũng Tàu – nơi được mệnh danh là “nghĩa địa tàu cổ”. 

14 thg 5, 2018

Thành tựu sau một thế kỷ của ngành khảo cổ học Việt Nam

Với 300 báu vật được coi là những phát hiện quan trọng nhất trong hơn một thế kỷ của ngành khảo cổ học Việt Nam, không gian trưng bày chuyên đề "Báu vật Khảo cổ học Việt Nam" tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia (Hà Nội) đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của khán giả trong và ngoài nước. 

Những hiện vật tiêu biểu từ thời Tiền sử đến thời Lê Trung Hưng (thế kỷ 17 – 18) được lựa chọn giới thiệu tới công chúng với ba nội dung chính: Báu vật Khảo cổ học thời Tiền sử; Báu vật Khảo cổ học Thời đại Kim khí và Báu vật Khảo cổ học thời kỳ lịch sử.

Các hiện vật trưng bày được sắp xếp theo các chủ đề từ thời tiền sử đến thời kỳ phong kiến tại Việt Nam. Báu vật khảo cổ học thời tiền sử Việt Nam tập trung giới thiệu những hiện vật điển hình của một số di tích khảo cổ học tiền sử tiêu biểu thuộc các loại hình, như công cụ lao động, đồ trang sức bằng đá, đồ gốm… được tìm thấy tại các di chỉ thuộc nhiều vùng ở Việt Nam.