27 thg 3, 2018

Non nước Tuyên Quang

Núi Cọc Vài (Vài Phạ) sừng sững giữa lòng hồ. Ảnh: PV 

Mảnh đất Tuyên Quang không chỉ được biết đến bởi chiến khu Tân Trào mà còn có bao cảnh sắc tươi đẹp cùng nét văn hóa bản địa đặc sắc. 

Chúng tôi lên hai huyện vùng cao Na Hang và Lâm Bình để được trải nghiệm bức tranh phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ cùng cuộc sống bịnh dị của cư dân. 

“Độc, dị” nghề săn nòng nọc ở vùng cao Nghệ An

Ra Tết, thời tiết ấm dần, trên các khe suối vùng cao Nghệ An loài nòng nọc đang mùa phát triển, đây cũng là thời điểm để bà con người Thái nô nức kéo nhau đi săn nòng nọc về làm món ăn. 

Những ngày này, thời tiết ở vùng cao Nghệ An ấm dần lên. Đây cũng là lúc bà con người Thái vào mùa săn nòng nọc suối. Ảnh: Đào Thọ 

Lễ hội Kỳ phúc duy nhất ở xứ Nghệ

Kỳ Phúc là lễ hội đầu năm, cầu cho dân làng bình an, no ấm có từ xa xưa. Quỳnh Đôi (Quỳnh Lưu) là xã duy nhất ở tỉnh Nghệ An có lễ hội truyền thống này hàng trăm năm vào những ngày đầu tháng Giêng.

Thế nhưng qua các thời kỳ kháng chiến và nhiều nguyên nhân lễ hội không còn duy trì. Sau hơn nửa thế kỷ bị thất truyền, năm 2012 xã Quỳnh Đôi đã khôi phục Lễ hội Kỳ Phúc đặc sắc, một lễ hội vừa mang đậm bản sắc truyền thống văn hóa tâm linh vừa có tính thời đại. 

Đền Thần Quỳnh Đôi (Quỳnh Lưu). Ảnh: Phan Văn Toàn 

26 thg 3, 2018

Ngôi chùa mang tên Mục Đồng

Ở miền Nam có nhiều ngôi chùa được gọi là chùa Mục Đồng lắm. Truyền thuyết chung về tên gọi Mục Đồng của các ngôi chùa này là: Trẻ chăn trâu dùng đất sét nặn tượng Phật, rồi lập am để thờ. Nhờ Phật ấn chứng tâm thành thuần khiết của chúng, cho nên một số am, chùa mục đồng đơn sơ với các tượng Phật đất sét hồn nhiên sau này đã trở thành những ngôi chùa khang trang rộng lớn. Bổ sung cho truyền thuyết này còn có lời kể sau: Mục đồng nặn tượng Phật rồi thả xuống nước (sông, rạch), tượng nào nổi tức là linh thiêng sẽ được mang lên thờ. Các am, chùa ấy thường có tên là chùa Phật nổi...

Ngày nay còn rất nhiều ngôi chùa mục đồng ra đời theo lời kể như vậy đã trở nên khang trang, nổi tiếng và được khách thập phương kính viếng, như chùa Phật Nổi (Phước Lâm tự) ở Củ Chi, chùa Long Phước ở Bến Tre, chùa Thanh Trước, Thiên Trường ở Gò Công, chùa Sắc Tứ Linh Thứu ở Châu Thành, Tiền Giang…

Phước Long cổ tự, còn gọi chùa Gò Cát, theo lời kể là một ngôi chùa do mục đồng khởi dựng

Dấu ấn vàng son thời đại Óc Eo

Những báu vật kim hoàn và trang sức Óc Eo là những minh chứng sống động về một thời đại vàng son của vương quốc Phù Nam cách đây gần 2.000 năm lịch sử. Không gian trưng bày chuyên đề “Báu vật Vương quốc cổ - Nghệ thuật kim hoàn và trang sức Óc Eo” tại Bảo tàng Lịch sử Tp. Hồ Chí Minh thực sự lôi cuốn công chúng cùng khám phá những giá trị độc đáo qua hàng trăm báu vật của nền văn hóa Óc Eo thuở nào. 

Vương quốc Phù Nam được xác định tồn tại trong thời gian thế kỷ I-VII từ những hiện vật phát hiện tại Di tích cảng thị Óc Eo (An Giang). Nơi đây gắn liền với nền văn hóa Óc Eo, một nền văn hóa lớn trong lịch sử Việt Nam. Hiện có trên 90 di tích (hoặc khu di tích) đã khai quật được hàng chục nghìn di vật gắn với nền văn hóa Óc Eo với nhiều chất liệu: đá, đồng, gốm, kim loại quý... Trong số đó, sản phẩm kim hoàn và trang sức Óc Eo thể hiện qua các hiện vật trưng bày trong chuyên đề “Báu vật Vương quốc cổ - Nghệ thuật kim hoàn và trang sức Óc Eo” là rất đa dạng về chủng loại, kiểu dáng, thể hiện sự tinh xảo mang đậm giá trị nghệ thuật.


Chuyên đề “Báu vật Vương quốc cổ - Nghệ thuật kim hoàn và trang sức Óc Eo” thu hút công chúng tham quan, thưởng lãm.

Chùa Nôm - Ngôi chùa mang vẻ đẹp trường tồn với thời gian

Chùa Nôm là một trong những ngôi chùa cổ có quy mô lớn của đồng bằng Bắc bộ hiện còn bảo tồn nguyên vẹn được những kiến trúc xưa.

Cách Hà Nội khoảng 30 km về phía đông, chùa Nôm thuộc địa phận làng Nôm, xã Đại Đồng, huyện Văn Lâm, Hưng Yên. Trụ trì hiện tại là Thượng tọa Thích Đồng Huệ. Tam quan chùa Nôm nằm dưới những bóng cây cổ thụ tạo nên vẻ trầm mặc, thanh bình

Điện Hải cổ thành - Chuyện chưa kể: Hai nghĩa trang liệt sĩ đầu tiên của Việt Nam

Xét về tính chất và cách thức quy tập, các nhà sử học cho rằng nghĩa trủng Phước Ninh và Khuê Trung gắn liền với thành Điện Hải trong buổi đầu kháng Pháp. Đây cũng chính là 2 nghĩa trang liệt sĩ đầu tiên ở VN.

Nghĩa trủng Phước Ninh nơi có tấm bia ghi nhận công đức từng được đề nghị là bảo vật quốc gia. Ảnh: Hoàng Sơn 

Sau 18 tháng ròng rã giằng co cho đến khi liên quân Pháp rút khỏi Đà Nẵng (tháng 2.1860), lực lượng triều đình nhà Nguyễn cũng bị thiệt hại nặng nề. Hàng ngàn nghĩa sĩ đã ngã xuống, nhất là trong 2 trận đầu Pháp tấn công vào tháng 9 và 11.1858.

Tân Định, nét duyên thầm giữa lòng đô thị hiện đại

Nhắc đến hai từ Tân Định, người Sài Gòn nghĩ ngay đến một địa danh nổi tiếng. Đó là một phần trung tâm của Sài Gòn thập niên 60-70 của thế kỉ trước và tiếp diễn đến tận bây giờ. Đó còn là nét 'duyên thầm' giữa lòng đô thị hiện đại. 

Một góc chợ Tân Định ngày nay - Ảnh: TẤN PHÁT

Với tôi, hai từ Tân Định không biết từ lúc nào đã ăn sâu vào trong ký ức của mình. Xin chia sẻ đôi điều về vùng đất có nét 'duyên thầm' này với những con người yêu mến Sài Gòn - TP.HCM.

Hội quăng chài của người dân vùng rốn vàng Nghệ An

Sau Tết, người dân vùng rốn vàng xã Yên Tĩnh, huyện Tương Dương (Nghệ An) rủ nhau xuống dòng Chà Hạ quăng chài, bắt cá như ngày hội. 

Chà Hạ là con suối chảy dọc xã Yên Tĩnh - vùng đất được gọi là rốn vàng của Nghệ An. Một thời gian, lòng suối bị đào khoét nham nhở, nước khe đỏ quạch vì vàng tặc. Sau khi chính quyền ráo riết truy đuổi, dòng suối Chà Hạ dần hồi sinh. Sau Tết Mậu Tuất 2018, người dân xã Yên Tĩnh lại cùng nhau xuống suối quăng chài như ngày hội. Ảnh: Hồ Phương 

Măng le - Sản phẩm đặc trưng Đăk Psi

Thời điểm từ cuối tháng 7 đến tháng 9 hằng năm, người dân ở xã Đăk Psi (huyện Đăk Hà) lại rủ nhau đi rừng lấy măng le về chế biến các món ngon hoặc phơi khô để bán theo đơn đặt hàng của nhiều thương lái từ thành phố Kon Tum, Gia Lai, Phú Yên, Bình Định... lên thu mua. Có lẽ do đặc thù thổ nhưỡng nên măng le ở vùng đồi núi Đăk Psi từ lâu đã trở nên nổi tiếng.

Nhộn nhịp mùa măng le

Dưới cái nắng dịu nhẹ của những ngày cuối mùa mưa ở Kon Tum, chạy dọc con đường Tỉnh lộ 677 dẫn vào các thôn làng ở xã Đăk Psi đâu đâu cũng thấy bà con phơi măng le trải dọc ven đường, tỏa mùi thơm sực nức.