28 thg 12, 2017

Danh thắng kỳ diệu trên cao nguyên Tủa Chùa

Nằm ở độ cao trên 1.000m so với mực nước biển, hang động Pê Răng Ky có vẻ đẹp hoang sơ, kỳ bí mê hoặc lòng người. Cũng như những hang động khác ở huyện Tủa Chùa, hang động Pê Răng Ky như món quà thiên nhiên ban tặng với nhiều nhũ đá đa dạng các hình thù còn nguyên vẹn, chưa bị tác động của con người.

Ðể gìn giữ và phát huy các giá trị của di tích, danh lam thắng cảnh phục vụ cho nhu cầu nghiên cứu của các nhà khoa học, tham quan, khám phá của du khách trong và ngoài nước, sau khi xem xét thủ tục về việc lập hồ sơ xếp hạng một số di tích trên địa bàn tỉnh năm 2017, UBND tỉnh đã đồng ý chủ trương để Sở Văn hóa -Thể thao và Du lịch lập hồ sơ xếp hạng 3 di tích, trong đó Di tích danh lam thắng cảnh Hang động Pê Răng Ky (thuộc thôn Pê Răng Ky, xã Huổi Só) được lập hồ sơ xếp hạng di tích cấp quốc gia. 

Vẻ đẹp bên trong hang động Pê Răng Ky. 

27 thg 12, 2017

Rừng phong Chí Linh mùa thay lá

Rừng phong quanh di tích chùa Thanh Mai (Chí Linh) mùa thay lá đã tạo cho nơi đây cảnh sắc hiếm có... 

Lá phong khi bắt đầu chuyển sang màu vàng 

Lâu nay, du khách thường bỏ tiền sang các nước Nhật Bản, Hàn Quốc hay các nước châu Âu xa xôi để ngắm những rừng lá phong đỏ rực. Nhưng mấy năm nay, qua giới thiệu của các trang mạng, rất nhiều du khách tìm đến chùa Thanh Mai ở xã Hoàng Hoa Thám (Chí Linh), một trong những điểm ngắm lá phong độc đáo, hấp dẫn.

Ba vị thành hoàng đặc biệt ở một ngôi đình

Đình Chúc Thôn ở khu dân cư Trúc Thôn, phường Cộng Hòa (Chí Linh) khá đặc biệt khi cùng thờ 5 vị thành hoàng, trong đó có 3 vị là thành viên trong một gia đình. 

Đình Chúc Thôn ở khu dân cư Trúc Thôn, phường Cộng Hòa (Chí Linh) 

Danh thắng thác Nà Khoang

Thác Nà Khoang nằm dưới chân núi “Già Cáy” thuộc bản Nà Khoang, thị trấn Nà Phặc, huyện Ngân Sơn. Đây là một trong những di tích danh lam thắng cảnh cấp tỉnh cũng là địa điểm khai thác tiềm năng du lịch của tỉnh.

Vẻ đẹp của thác Nà Khoang 

Nằm cách thành phố Bắc Kạn khoảng 45km về phía Bắc, du khách có thể đến thác Nà Khoang bằng các phương tiện ô tô, xe máy, xe đạp…Thác Nà Khoang có độ dốc tương đối lớn nên tạo thành nhiều thác nước to, nhỏ khác nhau theo kiểu bậc thang tạo nên một phong cảnh sơn thủy hữu tình và đặc sắc, nằm ngay cạnh đường quốc lộ 3 nên rất thuận tiện cho du khách đến tham quan.

Hoa cải ven Sông Năng

Nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất, tạo việc làm, tăng thu nhập và quảng bá du lịch Hồ Ba Bể, Hội Làm vườn huyện Ba Bể đã thực hiện mô hình vườn hoa cải kết hợp du lịch sinh thái tại thôn Dài Khao, xã Cao Trĩ, thu hút nhiều lượng khách đến tham quan, chụp ảnh lưu niệm. 

Vườn hoa cải thu hút nhiều bạn trẻ đến tham quan, chụp ảnh lưu niệm 

Nắng vàng như rót mật, khung cảnh càng rực rỡ hơn bởi những vườn cải đang độ hoa nở rộ, vàng tươi nổi bật như tấm thảm vàng bên dòng sông Năng. Ông Lôi Huy Thổ, trưởng nhóm thực hiện mô hình trồng cải cho biết: Mô hình vườn hoa cải kết hợp du lịch sinh thái được thực hiện trên diện tích 4.200 
m2 với 7 hộ trực tiếp tham gia. Các hộ dân tham gia mô hình được hỗ trợ tiền thuê đất, công lao động, giống và hoạt động theo quy chế. Là cây trồng truyền thống quen thuộc nên việc chăm sóc cây cải không quá khó, mật độ khi gieo dày nhưng cây cao khoảng 15-20cm thì tỉa đi bán chỉ để khoảng cách hơn 10cm một cây, như vậy cây cải phát triển tốt, đẻ nhiều nhánh. 

Ghi từ đám cưới người Dao đỏ ở Khuổi Đăm

Mỗi một dân tộc đều có phong tục tập quán khác nhau và nghi lễ cưới hỏi cũng vậy. Trong một dịp được tham dự đám cưới của người Dao đỏ ở thôn Khuổi Đăm (xã Quảng Bạch - huyện Chợ Đồn) đã cho chúng tôi những ấn tượng sâu sắc về những phong tục đặc biệt và mang nhiều ý nghĩa.

Theo lời đã hẹn trước với chủ nhà, chúng tôi đến từ sáng sớm. Từ xa đã thấy rạp cưới được đăng phông xanh đỏ rực rỡ, tiếng nhạc vang khắp một vùng, người giúp việc là anh em, hàng xóm tấp nập ra vào. Cũng như bao làng quê khác, ở đây nhà nào có việc là cả xóm cùng nhau hộ từ việc dọn dẹp, bếp núc cho đến công đoạn tiếp khách, đón dâu, tính ra từ khâu chuẩn bị đến sau khi xong xuôi mọi việc đám cưới có khi kéo dài đến 3 ngày. Đây cũng là dịp để tăng thêm tình làng nghĩa xóm nên tất cả đều nhiệt tình như chính công việc của nhà mình vậy.


Cô dâu được đón vào nhà trai 

Di tích lịch sử Cốc Lùng

Di tích Cốc Lùng, xã Bành Trạch (Ba Bể) là một trong số 13 di tích lịch sử ghi dấu ấn về Bác Hồ trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn trong chuyến hành trình lịch sử từ Pác Bó (Cao Bằng) về Tân Trào (Tuyên Quang). 

Di tích lịch sử Cốc Lùng tại xã Bành Trạch, huyện Ba Bể đã được UBND tỉnh Bắc Kạn công nhận và đang được tiến hành khảo sát để đầu tư tôn tạo. 

Đầu năm 1945, cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc, Phát xít Đức đã thất bại thảm hại trên mọi mặt trận. Lúc này tình hình diễn biến trong và ngoài nước ngày càng thuận lợi cho cách mạng Việt Nam. Bác Hồ và Trung ương Đảng đã quyết định tận dụng cơ hội “ngàn năm có một” để phát động một phong trào quần chúng rộng rãi trên cả nước, đấu tranh giành chính quyền về tay nhân dân. Để thực hiện quyết định đó: Bác đã cho di chuyển trung tâm lãnh đạo cách mạng từ Pác Bó (Cao Bằng) đến Tân Trào (Tuyên Quang).

26 thg 12, 2017

Tục thờ cúng thần linh biển

Thị xã La Gi có bờ biển dài chưa đến 28 km nhưng đã có 3 ngôi dinh vạn Phước Lộc, Tân Long, Tân Phú thờ cúng Ông Nam Hải trở thành tập quán lâu đời. Với ngư dân tước hiệu “Nam Hải cự tộc Ngọc lân tôn thần” được các sắc thần triều Nguyễn phong là thần linh biển, là ứng nhiệm cứu nạn khi đối mặt với hiểm nguy trên biển cả. 


Trong đó có 2 dinh vạn Phước Lộc và Tân Phú được công nhận di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia và cấp tỉnh cho thấy mối quan hệ về quá trình hình thành cư dân có trên trăm năm ở La Gi. Các dinh vạn đều nằm bên cửa biển của các con sông, như vạn Tân Phú thuộc xã Tân Tiến ngày nay ở vị trí cửa sông MaLy sau đổi tên sông Phan, bên cạnh dịch trạm Thuận Trình từ khoảng cuối thế kỷ 19. Vạn Phước Lộc, vạn Tân Long cũng đồng thời có từ buổi khai khẩn đất hoang đã gần 150 năm, nằm bên hai bờ cửa sông Dinh và cạnh dịch trạm Thuận Phước… Ngày xưa, dưới Triều Nguyễn các dịch trạm đặt theo các chặng của con đường cái quan từ bắc vào nam, đoạn đi ngang La Gi là tiểu lộ ven biển đến trạm Thuận Biên (Xuyên Mộc) mới ngược lên Châu Thới - Biên Hòa, đây chính là những nơi cư dân tụ hội buổi ban đầu ở vùng đất La Gi.

Độc đáo đám cưới nhỏ, đám cưới lớn của người Thái Nghệ An

Người Thái khăng ở Nghệ An không chỉ được biết đến là cộng đồng còn lưu giữ được nghề dệt thổ cẩm độc đáo mà trong phong tục cưới hỏi cũng có nhiều nét kỳ lạ.

Một ngày đầu đông, men theo quốc lộ 16 từ thị trấn Mường Xén (Kỳ Sơn) chúng tôi vào bản Kèo Lực 1 (xã Phà Đánh). Đây là nơi cư trú của 40 hộ người Thái khăng và cũng là nơi còn giữ được nghề truyền thống nuôi tằm dệt thổ cẩm nổi tiếng của huyện vùng biên Kỳ Sơn.

Vào nhà ông Vi Văn Bân khi ông đang tất bật chuẩn bị ủ mấy vò rượu cần thơm nức. Tưởng ông chuẩn bị rượu cần cho cái Tết nhưng ông cho hay, gia đình sắp có đám cưới cho con gái. Nhìn quanh chẳng thấy cô dâu đâu, chúng tôi ngạc nhiên hỏi thì ông chỉ cô gái đứng bên đang ẵm đứa trẻ chừng 1 tuổi bảo: “Nó đang ẵm con đấy. Năm ngoái cưới nhỏ rồi bây giờ mới cưới lớn”.


Ông Vi Văn Bân chuẩn bị ủ rượu cần làm đám cưới cho con gái. Ảnh: Đào Thọ 

Phan Bội Châu - bậc anh hùng, vị thiên sứ của dân tộc

Những năm cuối thế kỷ XIX, ngọn cờ Cần Vương bị giặc Pháp đàn áp và đi đến thất bại hoàn toàn. Lịch sử đặt ra một yêu cầu mới hết sức bức thiết cho những nhà yêu nước lúc bấy giờ là phải tìm ra một con đường cứu nước mới, phù hợp để tiếp tục hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc. Phan Bội Châu xuất hiện trong thời khắc đó. Hình ảnh ông chói sáng như vì sao tinh tú nhất và được triệu triệu người Việt Nam gửi gắm niềm tin.

Phan Bội Châu tên thật là Phan Văn San, hiệu Sào Nam, sinh năm 1867, ở thôn Sào Nam, làng Đan Nhiệm - nay là xã Xuân Hoà, huyện Nam Đàn (Nghệ An). Lớn lên trên một vùng quê giàu truyền thống hiếu học và yêu nước, chỉ 3 ngày cậu bé San đã đọc thuộc cuốn "Tam Tự Kinh" dày hàng trăm trang. Say mê học và thông minh kỳ lạ, 16 tuổi Phan đã 3 lần đỗ đầu xứ; 17 tuổi, chong đèn viết hịch “Bình Tây thu Bắc”.

Nhà yêu nước Phan Bội Châu.