Đặc biệt, nguồn nước hồ chưa bao giờ cạn và đường ống dẫn thiết kế theo dạng tự chảy.
21 thg 6, 2017
Độc đáo hồ Cây Đuốc không bao giờ cạn ở miền Tây
Từ “mạch nước lộ thiên” tiếp giáp chân núi Cấm (ấp Ba Xoài, xã An Cư, H.Tịnh Biên, An Giang), Chương trình nước sinh hoạt nông thôn An Giang đầu tư nạo vét, xây dựng thành hồ Cây Đuốc với trữ lượng 2.200 m3 (mùa mưa) và 1.000 m3 (mùa khô).
Bình vôi trong văn hóa Việt
Không đơn thuần là một vật chứa vôi phục vụ tập tục ăn trầu, bình vôi trải qua bao đời còn có mối liên hệ khăng khít với truyền thống và văn hoá, đặc biệt sự tích trầu cau và tục ăn trầu của người Việt.
Không chỉ với người Việt, ăn trầu còn là một tập tục xuất hiện từ rất lâu đời ở khu vực Đông Nam Á. Miếng trầu còn là cầu nối trong các mối quan hệ xã hội ở mọi cấp độ. Ca dao Việt Nam có câu: “Miếng trầu là đầu câu chuyện”, nhất là trong dịp cưới hỏi, trầu cau bao đời nay đã là một hình thức tượng trưng cho ước nguyện gắn bó bên nhau son sắt trọn đời của đôi trẻ. Các cụ hai bên gia đình sẽ ăn trầu, quét vôi với cau tươi, từ đó mà bình vôi lần lượt ra đời, cái nhỏ có thể bỏ trong bóp, khay cho đến những cái lớn có thể chứa cả mấy ký vôi.
Bình vôi thường có hình cầu, trên thân bình có một miệng nhỏ, nơi để lấy vôi từ bình ra bằng chiếc chìa vôi. Mỗi khi chiếc chìa vôi đi qua miệng bình, hoặc do chủ ý của người sử dụng mà vôi bị quệt lại miệng bình. Theo thời gian, miệng bình sẽ dày lên hình thành cổ bình, thậm chí lấp kín miệng bình, đó cũng là lúc bình vôi không còn sử dụng được nữa. Trong đời sống các gia đình Việt Nam, bình vôi thường được sử dụng nhiều trong sinh hoạt hàng ngày. Khi đã sử dụng lâu, vôi trong bình cứng hoặc bình rạn nứt thì chủ nhà sẽ mua bình mới. Bình vôi cũ được mang ra đặt cạnh các cây đa cổ thụ hoặc cạnh miếu thờ, đền thờ…
Không chỉ với người Việt, ăn trầu còn là một tập tục xuất hiện từ rất lâu đời ở khu vực Đông Nam Á. Miếng trầu còn là cầu nối trong các mối quan hệ xã hội ở mọi cấp độ. Ca dao Việt Nam có câu: “Miếng trầu là đầu câu chuyện”, nhất là trong dịp cưới hỏi, trầu cau bao đời nay đã là một hình thức tượng trưng cho ước nguyện gắn bó bên nhau son sắt trọn đời của đôi trẻ. Các cụ hai bên gia đình sẽ ăn trầu, quét vôi với cau tươi, từ đó mà bình vôi lần lượt ra đời, cái nhỏ có thể bỏ trong bóp, khay cho đến những cái lớn có thể chứa cả mấy ký vôi.
Bình vôi thường có hình cầu, trên thân bình có một miệng nhỏ, nơi để lấy vôi từ bình ra bằng chiếc chìa vôi. Mỗi khi chiếc chìa vôi đi qua miệng bình, hoặc do chủ ý của người sử dụng mà vôi bị quệt lại miệng bình. Theo thời gian, miệng bình sẽ dày lên hình thành cổ bình, thậm chí lấp kín miệng bình, đó cũng là lúc bình vôi không còn sử dụng được nữa. Trong đời sống các gia đình Việt Nam, bình vôi thường được sử dụng nhiều trong sinh hoạt hàng ngày. Khi đã sử dụng lâu, vôi trong bình cứng hoặc bình rạn nứt thì chủ nhà sẽ mua bình mới. Bình vôi cũ được mang ra đặt cạnh các cây đa cổ thụ hoặc cạnh miếu thờ, đền thờ…
Bình vôi có niên đại từ thời nhà Lý (1009 - 1225).
Lễ Dâng y Kathina
Lễ Dâng y Kathina theo quan niệm của Phật giáo Nam Tông là việc Phật tử dâng y áo (áo cà sa) và các vật phẩm lên các nhà sư để thể hiện sự gắn bó, bền chặt. Lễ hội độc đáo này vừa được tổ chức tại chùa Khmer ở Làng Văn hóa – Du lịch các Dân tộc Việt Nam thu hút đông đảo Phật tử mọi miền tổ quốc tham gia.
Kathina – theo ngôn ngữ kinh điển của Phật giáo Nam Tông, dùng trong việc chép kinh cùng tụng niệm thì có nghĩa là sự vững bền, chặt chẽ. Lễ dâng y của Phật tử người Khmer sẽ gieo nhiều phúc đức và việc người nhận y áo là các nhà sư, sẽ viên mãn trong quá trình tu hành.
Trong truyền thống văn hóa Khmer, trong năm mỗi chùa sẽ tổ chức đại lễ Dâng y Kathina một lần vào bất cứ ngày nào trong vòng một tháng ngay sau mùa an cư kiết hạ (thời gian 3 tháng sư tăng tập hợp tại một ngôi chùa để chuyên tâm tu học) kết thúc. Nghi lễ Dâng y của Phật giáo Nam Tông Khmer do một Phật tử đứng đầu khởi xướng và thông báo với các nhà sư về thời gian tổ chức lễ để nhận y.
Kathina – theo ngôn ngữ kinh điển của Phật giáo Nam Tông, dùng trong việc chép kinh cùng tụng niệm thì có nghĩa là sự vững bền, chặt chẽ. Lễ dâng y của Phật tử người Khmer sẽ gieo nhiều phúc đức và việc người nhận y áo là các nhà sư, sẽ viên mãn trong quá trình tu hành.
Trong truyền thống văn hóa Khmer, trong năm mỗi chùa sẽ tổ chức đại lễ Dâng y Kathina một lần vào bất cứ ngày nào trong vòng một tháng ngay sau mùa an cư kiết hạ (thời gian 3 tháng sư tăng tập hợp tại một ngôi chùa để chuyên tâm tu học) kết thúc. Nghi lễ Dâng y của Phật giáo Nam Tông Khmer do một Phật tử đứng đầu khởi xướng và thông báo với các nhà sư về thời gian tổ chức lễ để nhận y.
Vẻ đẹp cổ kính của nhà thờ Con Gà Đà Lạt
Là điểm đến không thể thiếu trong các tour du lịch Đà Lạt, nhà thờ Chánh Tòa hay còn được biết đến với tên gọi thân thuộc là nhà thờ Con Gà là một trong những công trình kiến trúc tiêu biểu và cổ xưa nhất Đà Lạt. Với vẻ đẹp cổ kính, nhà thờ Con Gà Đà Lạt tạo cho du khách một ấn tượng đặc biệt về kiến trúc và sự hoành tráng hiếm thấy trên cao nguyên Langbiang.
Cái tên Con Gà của nhà thờ là do trên đỉnh tháp chuông gắn tượng con gà trống lớn, một biểu tượng của sám hối theo kinh Tân ước. Đây chính là điểm nhấn khó quên cho nhà thờ bởi với độ cao đó, con gà trên tháp chuông có thể được nhìn thấy từ nhiều nơi trong thành phố. Tượng làm bằng hợp kim nhẹ, bên trong được tráng phủ một lớp hoá chất đặc biệt, đặt trên một trục quay và có thể quay theo hướng gió. Ngoài ra, tượng con gà còn có tác dụng như một cột thu lôi, bảo vệ cho nhà thờ bền vững theo năm tháng.
Là nhà thờ lớn nằm ngay trung tâm thành phố, nhà thờ Con Gà Đà Lạt hàng năm thường tổ chức nhiều lễ lớn, phục vụ đời sống tôn giáo của người dân địa phương. Ngược dòng thời gian, một vị linh mục tên là Robert thuộc Hội Thừa sai Paris (MEP) đã đi cùng bác sĩ Alexandre Yersin trong chuyến đi khám phá Đà Lạt năm 1893. Linh mục Robert đã mô tả lại những đặc điểm của thành phố Đà Lạt cho MEP khi trở về Pháp. Đến năm 1917, linh mục quản lý của MEP lúc bấy giờ tại Viễn Đông là Nicolas Couveur đã đến Đà Lạt và quyết định xây dựng một dưỡng viện giáo đồ cho các giáo sĩ của mình. Sau khi có quyết định thành lập Giáo phận Đà Lạt vào năm 1920, nhà thờ Con Gà đã được khởi công vào năm 1931 và xây dựng trong suốt 11 năm tiếp đó.
Cái tên Con Gà của nhà thờ là do trên đỉnh tháp chuông gắn tượng con gà trống lớn, một biểu tượng của sám hối theo kinh Tân ước. Đây chính là điểm nhấn khó quên cho nhà thờ bởi với độ cao đó, con gà trên tháp chuông có thể được nhìn thấy từ nhiều nơi trong thành phố. Tượng làm bằng hợp kim nhẹ, bên trong được tráng phủ một lớp hoá chất đặc biệt, đặt trên một trục quay và có thể quay theo hướng gió. Ngoài ra, tượng con gà còn có tác dụng như một cột thu lôi, bảo vệ cho nhà thờ bền vững theo năm tháng.
Là nhà thờ lớn nằm ngay trung tâm thành phố, nhà thờ Con Gà Đà Lạt hàng năm thường tổ chức nhiều lễ lớn, phục vụ đời sống tôn giáo của người dân địa phương. Ngược dòng thời gian, một vị linh mục tên là Robert thuộc Hội Thừa sai Paris (MEP) đã đi cùng bác sĩ Alexandre Yersin trong chuyến đi khám phá Đà Lạt năm 1893. Linh mục Robert đã mô tả lại những đặc điểm của thành phố Đà Lạt cho MEP khi trở về Pháp. Đến năm 1917, linh mục quản lý của MEP lúc bấy giờ tại Viễn Đông là Nicolas Couveur đã đến Đà Lạt và quyết định xây dựng một dưỡng viện giáo đồ cho các giáo sĩ của mình. Sau khi có quyết định thành lập Giáo phận Đà Lạt vào năm 1920, nhà thờ Con Gà đã được khởi công vào năm 1931 và xây dựng trong suốt 11 năm tiếp đó.
Nhà thờ Con Gà tạo cho du khách một ấn tượng đặc biệt về kiến trúc trên nền trời cao nguyên.
Biệt thự đá Tây Ban Nha ở Đà Lạt
Đà Lạt vốn là nơi nổi tiếng với hàng trăm biệt thự cũ mang đặc trưng kiến trúc Pháp nhưng được xây dựng với lối kiến trúc Tây Ban Nha thì chỉ duy nhất căn biệt thự mang tên Phi Ánh. Có niên đại từ năm 1928, ngôi biệt thự xây bằng đá granit theo kiến trúc vùng Basques, Tây Ban Nha hiện là điểm đến hấp dẫn dành cho du khách thăm Thành phố.
Nằm ngay số 1A và 1B Quang Trung (phường 9, Tp. Đà Lạt), kiến trúc của biệt thự đá Tây Ban Nha có sự kết hợp hài hòa bởi hai ngôi nhà tách biệt, nối nhau bằng một hành lang bán nguyệt. Năm 1928, ngôi biệt thự được xây dựng bằng đá granit có thiết kế theo kiến trúc vùng Basques, Tây Ban Nha. Đến năm 1940, vua Bảo Đại lúc này vẫn thường lui tới Đà Lạt nghỉ dưỡng đã mua lại biệt thự này từ một công chức Pháp để dành tặng Thứ phi Phi Ánh. Từ đó, căn biệt thự đá này mang tên của bà Thứ phi.
Từ xa, với lối kiến trúc đặc biệt, du khách đã dễ dàng nhận ra sự khác biệt của biệt thự Phi Ánh với các biệt thự khác, mang kiến trúc Pháp nằm rải khắp Tp. Đà Lạt. Điều này càng tôn thêm nét quyến rũ của biệt thự Phi Ánh để du khách có thể khám phá những chi tiết đặc trưng của kiến trúc vùng Basques. Ở đây, những chi tiết dễ nhận biết nhất của biệt thự Phi Ánh là rất nhiều cửa sổ nhỏ được thiết kế xung quanh tường nhà với đủ loại hình dạng vuông, chữ nhật, tròn, vòm cung, chữ thập…
Nằm ngay số 1A và 1B Quang Trung (phường 9, Tp. Đà Lạt), kiến trúc của biệt thự đá Tây Ban Nha có sự kết hợp hài hòa bởi hai ngôi nhà tách biệt, nối nhau bằng một hành lang bán nguyệt. Năm 1928, ngôi biệt thự được xây dựng bằng đá granit có thiết kế theo kiến trúc vùng Basques, Tây Ban Nha. Đến năm 1940, vua Bảo Đại lúc này vẫn thường lui tới Đà Lạt nghỉ dưỡng đã mua lại biệt thự này từ một công chức Pháp để dành tặng Thứ phi Phi Ánh. Từ đó, căn biệt thự đá này mang tên của bà Thứ phi.
Từ xa, với lối kiến trúc đặc biệt, du khách đã dễ dàng nhận ra sự khác biệt của biệt thự Phi Ánh với các biệt thự khác, mang kiến trúc Pháp nằm rải khắp Tp. Đà Lạt. Điều này càng tôn thêm nét quyến rũ của biệt thự Phi Ánh để du khách có thể khám phá những chi tiết đặc trưng của kiến trúc vùng Basques. Ở đây, những chi tiết dễ nhận biết nhất của biệt thự Phi Ánh là rất nhiều cửa sổ nhỏ được thiết kế xung quanh tường nhà với đủ loại hình dạng vuông, chữ nhật, tròn, vòm cung, chữ thập…
Biệt thự Phi Ánh, nơi được coi là biệt thự đá có kiến trúc Tây Ban Nha duy nhất ở Đà Lạt.
20 thg 6, 2017
Chùa cổ Bối Khê
Được xây dựng năm 1338 dưới thời vua Trần Hiến Tông, chùa Bối Khê với tên chữ Đại Bi Tự tọa lạc ở làng Bối Khê (xã Tam Hưng, huyện Thanh Oai, Hà Nội). Trải qua thăng trầm của lịch sử, chùa Bối Khê vẫn được xem là một trong ngôi chùa cổ đẹp nhất của Việt Nam.
Thăm chùa Bối Khê, bước qua cổng ngũ quan, qua chiếc cầu nhỏ là đến cổng tam quan, nơi được thiết kế hai tầng tám mái, phía trên có hai quả chuông đúc năm Thiệu Trị thứ 4 (1844). Đứng từ gác chuông, nhìn bao quát không gian chùa được bao quanh bởi những hàng cây cổ thụ và vườn hoa cây cảnh. Đặc biệt, trong khuôn viên chùa có trồng 3 cây hoa sen đất là loài cây quý thường được trồng ở đình, chùa, miếu mạo.
Chùa Bối Khê được thiết kế theo kiểu “tiền Phật, hậu Thánh”. Nhà tiền đường và tam bảo được dựng theo kiểu chữ Quốc. Nhà hậu đường được kết hợp với điện thờ thánh làm chữ Công. Toàn bộ kiến trúc được sắp xếp cân xứng hai bên theo một trục chính.
Thăm chùa Bối Khê, bước qua cổng ngũ quan, qua chiếc cầu nhỏ là đến cổng tam quan, nơi được thiết kế hai tầng tám mái, phía trên có hai quả chuông đúc năm Thiệu Trị thứ 4 (1844). Đứng từ gác chuông, nhìn bao quát không gian chùa được bao quanh bởi những hàng cây cổ thụ và vườn hoa cây cảnh. Đặc biệt, trong khuôn viên chùa có trồng 3 cây hoa sen đất là loài cây quý thường được trồng ở đình, chùa, miếu mạo.
Chùa Bối Khê được thiết kế theo kiểu “tiền Phật, hậu Thánh”. Nhà tiền đường và tam bảo được dựng theo kiểu chữ Quốc. Nhà hậu đường được kết hợp với điện thờ thánh làm chữ Công. Toàn bộ kiến trúc được sắp xếp cân xứng hai bên theo một trục chính.
Một góc chùa cổ Bối Khê.
Long Khánh đẹp giàu
Anh bạn tôi người thị xã Long Khánh, tỉnh Đồng Nai kể một câu chuyện như giai thoại với đầy vẻ tự hào. Một buổi tối, anh và mấy người bạn ngồi uống cà phê, đang vui chuyện thì một anh bạn có việc phải lên TPHCM gấp, anh Hùng một người trong nhóm, tận tình lấy xe hơi chở anh bạn đi cho nhanh. Loáng một cái đã thấy anh Hùng quay lại, cữ cà phê chưa vãn… Giao thông vận tải là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá sự phát triển của một địa phương. Và điều đáng mừng, Long Khánh có lợi thế ấy.
Xe khách đến tận nhà, container vào tận rẫy
Kể từ khi khánh thành đường cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây vào ngày 8-2-2015 (vốn đầu tư 20.630 tỷ đồng), việc đi lại từ các địa phương về Long Khánh rất thuận tiện. Tôi đặt xe khách của hãng Kim Mạnh Hùng từ ngã tư Hàng Xanh (TPHCM) về Long Khánh, hỏi nhân viên của hãng xem đi mất bao nhiêu thời gian, cô ấy cười tươi tắn trả lời: “Có 50 - 55 phút thôi anh”. Ngồi xe ghế êm, máy lạnh mát rượi, đi vèo một cái đã về tới thị xã Long Khánh, xe đỗ tận cửa nhà.
Xe khách đến tận nhà, container vào tận rẫy
Kể từ khi khánh thành đường cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây vào ngày 8-2-2015 (vốn đầu tư 20.630 tỷ đồng), việc đi lại từ các địa phương về Long Khánh rất thuận tiện. Tôi đặt xe khách của hãng Kim Mạnh Hùng từ ngã tư Hàng Xanh (TPHCM) về Long Khánh, hỏi nhân viên của hãng xem đi mất bao nhiêu thời gian, cô ấy cười tươi tắn trả lời: “Có 50 - 55 phút thôi anh”. Ngồi xe ghế êm, máy lạnh mát rượi, đi vèo một cái đã về tới thị xã Long Khánh, xe đỗ tận cửa nhà.
19 thg 6, 2017
Thượng nguồn biên cương hùng vĩ
Với những du khách ham mê khám phá, ai cũng hiểu rằng mọi chặng đường chinh phục thượng nguồn các dòng sông đều không hề dễ dàng.
Kẻng Mỏ - nơi sông Đà chảy vào VN - Ảnh: THẾ DŨNG
Và tìm đến thượng nguồn một dòng sông nổi tiếng hung bạo như Đà Giang lại càng gian truân hơn, dù đường sá hiện nay đã khá hơn trước rất nhiều.
Sau một hành trình rất dài, chúng tôi mới đến được trạm biên phòng Kẻng Mỏ (thuộc đồn biên phòng Ka Lăng) nằm chênh vênh trên vách núi tả ngạn sông Đà.
Sau một hành trình rất dài, chúng tôi mới đến được trạm biên phòng Kẻng Mỏ (thuộc đồn biên phòng Ka Lăng) nằm chênh vênh trên vách núi tả ngạn sông Đà.
Mê đắm bên dòng Đà Giang
Khi chảy qua vùng rừng núi hoang sơ, Đà Giang - con sông hung dữ nhất Tây Bắc - đã tạo ra nhiều cảnh đẹp hùng vĩ, một số đấy là vùng sơn thủy nguyên sơ, tuyệt đẹp thuộc cung đường Ba Khan - Tân Mai - Phúc Sạn (huyện Mai Châu, Hòa Bình).
Dòng Đà Giang xanh biếc với nhiều hòn đảo nổi lên giữa mặt nước - Ảnh: H.DƯƠNG
Với những nếp nhà sàn, nét văn hóa, ẩm thực độc đáo của người Mường cùng cuộc sống thanh bình tại đây đã làm cho không ít du khách không muốn rời đi khi đặt chân đến.
Lễ cưới của người Chăm Bà la môn
Có phần đơn giản hơn so với đám cưới ngượi Chăm Bani, nhưng cũng bao gồm nhiều bước với những lễ nghi phong phú. Người Chăm Bà la môn không rước rể về nhà gái trước một ngày như ỏ Chăm Bani, họ tiến hành việc này vào sáng ngày tổ chức lễ thành hôn, tức là ngày thứ tư trong tuần.
Đoàn đưa rể đi đến cách nhà gái chừng 100 - 200 mét thì dừng lại nghỉ. Lúc đó nhà gái cử một phái đoàn do một người đàn ông cao tuổi có uy tín về mọi mặt trong tộc họ cô dâu dẫn đầu mang chiếu, trầu cau, nước non ra tiếp đón họ hàng nhà trai. Họ trải chiếu ra mời ông mai và chú rể ngồi, còn mọi người trong đoàn ngồi hay đứng là tùy ý. Họ cùng nhau trò chuyện, uống nước khoảng dăm mười phút như có ý chờ cho đúng giờ lành. Một số người trong phái đoàn ra đón khách của nhà gái quay trở vào nhà để thông báo cho phía nhà gái biết là đoàn nhà trai đã đến để chuẩn bị đón tiếp chính thức.
Đúng giờ lành, đoàn đưa rể từ từ tiến vào khuôn viên gia đình nhà gái. ở cổng nhà gái lúc đó để một chậu nước lớn, có người cầm gáo múc nước dội cho từng người trong họ nhà trai rửa chân và mời họ đi theo hàng chiếu trải từ chỗ rửa chân vào trước cửa nhà, ở đấy đã trải chiếu sẵn và có ông mai cùng họ hàng nhà gái tiếp đón. Thường thường hàng chiếu giữa dành cho hai ông mai, chú rể cùng những người cao tuổi, hàng chiếu bên phải dành cho họ nhà trai, bên trái cho họ nhà gái.
Đoàn đưa rể đi đến cách nhà gái chừng 100 - 200 mét thì dừng lại nghỉ. Lúc đó nhà gái cử một phái đoàn do một người đàn ông cao tuổi có uy tín về mọi mặt trong tộc họ cô dâu dẫn đầu mang chiếu, trầu cau, nước non ra tiếp đón họ hàng nhà trai. Họ trải chiếu ra mời ông mai và chú rể ngồi, còn mọi người trong đoàn ngồi hay đứng là tùy ý. Họ cùng nhau trò chuyện, uống nước khoảng dăm mười phút như có ý chờ cho đúng giờ lành. Một số người trong phái đoàn ra đón khách của nhà gái quay trở vào nhà để thông báo cho phía nhà gái biết là đoàn nhà trai đã đến để chuẩn bị đón tiếp chính thức.
Đúng giờ lành, đoàn đưa rể từ từ tiến vào khuôn viên gia đình nhà gái. ở cổng nhà gái lúc đó để một chậu nước lớn, có người cầm gáo múc nước dội cho từng người trong họ nhà trai rửa chân và mời họ đi theo hàng chiếu trải từ chỗ rửa chân vào trước cửa nhà, ở đấy đã trải chiếu sẵn và có ông mai cùng họ hàng nhà gái tiếp đón. Thường thường hàng chiếu giữa dành cho hai ông mai, chú rể cùng những người cao tuổi, hàng chiếu bên phải dành cho họ nhà trai, bên trái cho họ nhà gái.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)