5 thg 7, 2016

Nhớ ăn cá sạo cuối sông Thu

Con sông Thu Bồn hiền hòa và tấm lòng chất phác của cư dân đôi bờ lại níu chân lữ khách, để thêm một lần thưởng thức một món ngon, món cá sạo bình dị mà đậm đà hồn quê. 

Nguyên liệu cho món canh chua cá sạo - Ảnh: Thanh Ly 

Một ngày nắng nhạt, tôi và nhóm bạn rong ruổi ven bờ đoạn cuối con sông Thu Bồn - nơi dòng nước sắp hòa vào vùng biển Cửa Đại (Hội An, Quảng Nam). Thấp thoáng bóng ngư phủ giăng lưới, quăng chài bắt cá.

Đổi gió góc bình yên nơi suối Yến

Không phải mùa trẩy hội với xúng xính "đuôi gà cao", chúng tôi đã có một hành trình "đổi gió" với chuyến đò đêm và một góc nhỏ dân dã, khác biệt ở suối Yến - chùa Hương. 

Buổi sáng trong lành - Ảnh: Bằng Giang 

Cách trung tâm Hà Nội trên dưới 40km đường, nhưng chạy xe trên quốc lộ 21B hướng về chùa Hương (xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức) giờ tan tầm thật là một chặng đường không dễ dàng. Bởi thế, chúng tôi đã tới trễ so với lời hẹn cô chú Vĩnh - Hằng, chủ một trong những căn nhà hiếm hoi nằm ngay bên bờ cầu Hội, suối Yến đến cả giờ.

Bình yên Bắc Hà

Khác xa với cái nóng 37, 38 độ ở Hà Nội, Bắc Hà nằm ở độ cao khoảng 1.000 – 1.500m so với mực nước biển nên có khí hậu ôn hòa, nhiệt độ trung bình khoảng 25 độ. Một chuyến du lịch từ 2 đến 3 ngày lên Bắc Hà là một lựa chọn lí tưởng cho các phượt thủ mùa hè này.

Một ngày mới bắt đầu ở thị trấn Bắc Hà 

Cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 300km, thị trấn Bắc Hà nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Lào Cai, phía bắc giáp huyện Si Ma Cai (Lào Cai), phía nam giáp huyện Bảo Yên, Bảo Thắng, phía đông giáp huyện Xín Mần (Hà Giang), phía tây giáp huyện Mường Khương. Không quá sầm uất và xuất hiện nhiều mặt trái của du lịch như ở Sa Pa, cũng không quá hoang sơ và vắng lặng như ở Tà Xùa; Bắc Hà là vừa đủ cho những phượt thủ muốn tìm kiếm một địa điểm nằm ở giữa những tiêu chí trên, vừa đủ dịch vụ để nghỉ ngơi lại vừa đủ tự nhiên để khám phá.

Những độc chiêu câu cá quả ở Yên Thành

Vùng đồng quê chiêm trũng Yên Thành, vốn nổi tiếng là vựa cá tràu (cá quả) - loài đặc sản quen thuộc tự bao đời nay. Nghề câu cá tràu ở Yên Thành có truyền thống từ xa xưa, trở thành nghề kiếm cơm của nhiều người và cũng là thú giải trí của những cần thủ lãng mạn. Hiện nay, trên vùng đất này có rất nhiều “cao thủ” với những tuyệt kỹ và bí kíp câu cá tràu vi diệu...

Những “cần thủ” cự phách

Anh Dinh tâm sự về nghề câu cá tràu. 

Anh Chu Văn Dinh, xã Hoa Thành được xem là “cao thủ” câu cá tràu nổi tiếng. Nhà Dinh nhỏ xinh nằm cạnh con sông Đào thơ mộng. Dinh dáng người cao lêu đêu, da đen nhẻm đang ngồi bệt trước thềm chế lưỡi câu. Dinh bảo: “Hôm nay biết các anh đến chơi nên ở nhà chế lưỡi câu đợi chứ như mọi hôm tui vác cần đi câu rồi”. Dinh cười nói rổn rảng rồi đứng dậy lôi chóe rượu trong xó nhà ra: “Rượu ngâm mật cá tràu đó. Có hàng trăm cái mật trong này. Uống vào, thì “quẫy” khỏe như cá tràu luôn”. Trong men rượu biêng biêng, Dinh kể: “Tui xuất ngũ năm 1995, về nhà lấy vợ và nối nghiệp nông gia. Ngoài làm ruộng, đi chợ buôn bán thì tui có thú đi câu cá tràu. Lúc đầu cũng chỉ câu để cải thiện bữa ăn nhưng sau đó nó trở thành cái nghề kiếm cơm. Cũng nhờ câu cá tràu mà tui xây được nhà “vê” khang trang, nuôi được các con ăn học tử tế…”.

'Vàng trắng' trên vùng đất cằn Nghi Văn

Bình quân mỗi năm, 1 ha thông cho gần 18 tấn nhựa. Hơn 1.000 ha thông cho trữ lượng "vàng trắng" dồi dào trên đất cằn Nghi Văn (Nghi Lộc- Nghệ An), giúp người dân cải thiện cuộc sống. 

Hiện Nghi Văn (Nghi Lộc) có 1.667 ha rừng đang được người dân địa phương khoanh nuôi và bảo vệ, trong đó diện tích này là rừng thông. Nhờ khai thác nhựa từ thông mà cuộc sống người dân được cải thiện đáng kể. 

Đôi nét về lễ hội Óc Om bóc và đua ghe ngo của đồng bào Khmer

Sóc Trăng là một trong 13 tỉnh, thành phố thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long, có nhiều điểm đến đầy hấp dẫn du khách. Đó là những hoạt động văn hóa nghệ thuật, lễ hội truyền thống phong phú, đặc sắc; là kiến trúc chùa chiền, sản phẩm du lịch độc đáo, ẩm thực nổi tiếng, là những làng nghề truyền thống của 03 dân tộc Kinh, Khmer, Hoa. Trong đó, lễ hội Oc om bóc và Đua ghe Ngo của đồng bào dân tộc Khmer là một trong những lễ hội chính thu hút hàng trăm ngàn người trong và ngoài tỉnh tham dự. Theo tương truyền Lễ hội đã có từ rất lâu đời, khi con người bắt đầu biết trồng lúa nước. Lễ hội có ý nghĩa: thứ nhất là đưa tiễn nước ra sông, vì thời gian tổ chức Lễ hội vào thời điểm cuối năm, lượng mưa đã giảm nhiều, mực nước ở ruộng, ao, hồ, sông bắt đầu hạ xuống; thứ hai, các nhà nông bắt đầu vào thu hoạch vụ mùa và các nông sản; thứ ba, đồng bào Khmer vốn đã được tiếp thu cả hai nền văn minh của đạo Bà – la – môn và đạo Phật, nên mới có nghi lễ Cúng Trăng trong lễ hội Oc om boc.

Lễ Oc om bóc: Còn gọi là Lễ Cúng Trăng hay lễ "Đút cốm dẹp" (Bon sâm peah preah khe) là lễ hội truyền thống của đồng bào dân tộc Khmer.

Cốm dẹp

3 thg 7, 2016

Có một ngôi chùa làng quê trong lòng thành phố

Địa chỉ cũ của chùa là 13/32, ấp Tăng Phú, phường Tăng Nhơn Phú A, quận 9 - còn địa chỉ mới là 13/32 đường 102, phường Tăng Nhơn Phú A, quận 9. Thú thiệt là đọc cả 2 địa chỉ đó tui đều nghĩ là tìm cho ra ngôi chùa đó chắc gian nan lắm. Ấy vậy mà vừa ra khỏi con đường Lê văn Việt sầm uất khoảng vài trăm met đã thấy ngay ngôi chùa. Vị chi chùa cách ngã tư Thủ Đức chỉ có 2 km.

Điều bất ngờ kế tiếp là vừa bước qua cổng chùa tui có cảm giác như mình vừa tới một chốn làng quê yên ả, dù rằng cách đó chỉ vài trăm mét thôi là chốn đô thành nhộn nhịp.

Bước qua cổng tam quan, bên tay trái là ngôi chùa mái ngói cổ kính.

Vì sao người Mông ở Nghệ An dùng dao có mũi nhọn?

Cũng như các cộng đồng người Mông ở các vùng miền khác, người Mông ở trên địa bàn miền Tây Nghệ An vẫn còn lưu giữ được những nghề truyền thống mang đậm nét văn hóa của dân tộc mình.

Cuộc sống quanh năm trên núi cao đã buộc phải sử dụng những vật dụng đặc trưng để mưu sinh và chống chọi với điều kiện, môi trường sống khắc nghiệt. Và người Mông đã tạo ra chiếc dao nhọn riêng có cho dân tộc mình. Không chỉ có vậy, với sự khéo léo của mình, những người thợ thủ công trên miền rẻo cao đã thực sự thổi hồn vào các sản phẩm "thép nung" độc đáo từ nghề rèn.

Những chiếc dao của người Mông có mũi nhọn như 1 thanh kiếm có nguồn gốc lịch sử sâu xa từ các cuộc thiên di và đấu tranh sinh tồn của họ. 

Cơm gà Phú Yên

Đến với Phú Yên, nếu đã quá ngán những bữa tiệc hải sản dư thừa chất đạm, muốn đổi bữa thì một gợi ý dành cho các bạn đó chính là đừng bỏ lỡ cơ hội thưởng thức một món ăn dân dã, quen thuộc của người dân nơi đây: món cơm gà Phú Yên.

Phú Yên không chỉ nổi tiếng cả nước bởi cảnh đẹp hoang sơ của vô vàn danh thắng trải dài khắp xứ Nẫu, là kỳ quan Gành Đá Dĩa, cực Đông Mũi Điện, Vịnh Xuân Đài, Bãi Xép... mà còn được biết đến là vùng đất của rất nhiều món ăn đặc sắc. Với lợi thế rất lớn của hệ thống vịnh, đầm, phá... đến Phú Yên du khách sẽ có cơ hội được thưởng thức rất nhiều món ngon được chế biến từ hải sản với giá cả không thể rẻ hơn.

Nhưng nếu đã quá ngán những bữa tiệc hải sản dư thừa chất đạm, muốn đổi bữa thì một gợi ý dành cho các bạn đó chính là đừng bỏ lỡ cơ hội thưởng thức một món ăn dân dã, quen thuộc của người dân nơi đây: món cơm gà Phú Yên. 

Đến Bình Liêu check-in những “cột mốc thiên đường” miền biên ải

Là vùng biên giới có gần 50km đường biên giáp với Trung Quốc, Bình Liêu được coi là “thiên đường cột mốc” để du khách thỏa sức khám phá và chinh phục. 

Bình Liêu (Quảng Ninh) có thể còn là một địa danh khá xa lạ với khách du lịch. Nhưng nếu đã từng một lần đặt chân đến vùng đất này, chẳng ai có thể cưỡng nổi vẻ hút hồn từ cảnh vật tới con người nơi đây. 

Được thiên nhiên ưu ái cho nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi, Bình Liêu có đầy đủ các điều kiện để phát triển du lịch. Huyện miền núi nghèo nằm ở phía Đông tỉnh Quảng Ninh (cách Hạ Long chừng hơn 100 cây số) chẳng khác gì một "Sapa thu nhỏ" ở vùng Đông Bắc. Có người ví Bình Liêu giống như một cô thiếu nữ miền sơn cước đang dần thức tỉnh sau giấc ngủ dài. 

Bình Liêu được ví như cô thiếu nữ miền sơn cước vừa thức tỉnh sau giấc ngủ dài. Ảnh: Page Du lịch Bình Liêu