4 thg 3, 2016

Một cô gái đánh cọp ngay lễ mở chợ Bến Thành 1914

Hàng ngàn bà con Sài Gòn lẫn dân Nam kỳ lục tỉnh đã tận mắt coi trận đấu có lẽ chưa từng có trên thế giới ngay lễ khai thị chợ Bến Thành tháng 3-1914: một cô gái giỏi võ Việt vờn nhau với một con cọp đang gầm rú liên hồi. 

Chợ Bến Thành năm 1914 - Ảnh tư liệu 

​Chợ Bến Thành là ngôi chợ lớn giữa Sài Gòn. Ngôi chợ này do một hãng thầu của Pháp mang tên Brossard et Maupin xây dựng, khánh thành vào tháng 3-1914.

Chính quyền đương thời đã tổ chức lễ khánh thành chợ gọi là lễ khai thị chợ Bến Thành mới, mà báo chí thời đó gọi là “Tân Vương Hội”, gồm các hoạt động vui chơi kéo dài ba ngày đêm 28, 29 và 30-3-1914 với hơn 100.000 người ở Sài Gòn và các tỉnh đổ về.

Lễ hội làm chay, di sản văn hóa cấp quốc gia

Dù ai buôn bán bộn bề. Làm chay mười sáu nhớ về Tầm Vu. Từ cả trăm năm nay, lễ hội Làm Chay ở thị trấn Tầm Vu là lễ hội tâm linh vì cộng đồng, cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, cúng cô hồn thập loại chúng sinh. 

Vui cùng lễ hội 

Trước đây chợ Tầm Vu thường hay bị cháy, liên tiếp xảy ra dịch bệnh nên người dân lập ra lệ cúng cầu siêu, cầu an cho bá tánh vào dịp rằm Nguyên tiêu. Lễ hội diễn ra từ ngày 14-16 tháng giêng, bắt nguồn từ sự kiện Pháp xử bắn hai nhà yêu nước Đỗ Tường Tự và Đỗ Tường Phong (ông nội vợ của giáo sư Trần Văn Giàu). Quân đội Pháp nghiêm cấm việc làm ma chay và khóc thương.Do dịch bệnh hoành hành mùa màng, nhân dân Tầm Vu mượn cơ hội làm trai đàn để xua đuổi côn trùng phá hoại mùa màng, vừa làm lễ trai đàn cho những người đã ngã xuống.

47 hoang đảo “Hạ Long của Tây nguyên”

Đó là 47 hòn đảo hoang sơ được bao quanh bởi núi rừng trùng điệp tạo nên cảnh hoang sơ, vừa lạ lẫm, vừa thi vị nằm trong Khu bảo tồn thiên nhiên Tà Đùng (Đắk Glong, Đắk Nông). 

"Hạ Long của Tây nguyên" nhìn từ trên cao - Ảnh: Đức Lập 

Từ thị xã Gia Nghĩa, theo quốc lộ 28 di chuyển khoảng 50km, đến địa phận xã Đắk Som là gặp Khu bảo tồn thiên nhiên Tà Đùng. Chúng tôi chọn cách đi "phượt" bằng xe máy để khám phá đảo hoang, bởi đồi núi và phong cảnh hai bên đường cũng tạo nên những cảnh đẹp khó nơi nào có được.

Đậm đà bún cá ngừ đại dương Bình Định

Không quá màu mè, gia vị cũng tối giản, nhưng hương vị thì đậm đà thơm ngon là tô bún cá ngừ đại dương trên đường Nguyễn Tư (TP.Quy Nhơn, Bình Định). 

Tô bún múc ra nóng hổi và thơm đến nỗi cả lũ phải hít hà trước đã rồi mới cắm mặt xuống ăn một mạch 

Nó khiến người ăn liên tưởng đến nồi bún cá má vẫn nấu khi mua được cá tươi ngoài chợ. Nó làm những đứa con xa quê lâu ngày thoáng chút run rẩy bởi một trời ký ức về một làng chài đơn sơ ùa về… 

Bánh lọc Mỹ Chánh - đặc sản Quảng Trị

Nếu ai đã từng thưởng thức bánh lọc thôn Mỹ Chánh ắt sẽ hiểu lý do vì sao món ăn này lại trở thành đặc sản nổi tiếng, được hành khách vào Nam ra Bắc ưa thích và mua làm quà. 

Bánh lọc Mỹ Chánh nổi tiếng mấy chục năm nay 

Đoạn quốc lộ 1 qua thôn Mỹ Chánh (xã Hải Chánh, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị) có hàng chục người bán bánh lọc. Nhiều người ngồi ngay trên vỉa hè để tiện bán. Người khác thì mở quán cho khách vào ăn, tại đây, thực khách được xem quy trình làm bánh từ đầu đến cuối. 

“Nhãn tiến vua”, đặc sản Hưng Yên

Hưng Yên – “vương quốc” nhãn lồng 

Về Hưng Yên, du khách không chỉ biết đến nơi diễn ra mối tình đẹp như mơ giữa công chúa Tiên Dung và chàng trai nghèo Chử Đồng Tử, được thưởng thức “Rượu ngon nghiêng trời Lạc Đạo/ Dưa hồng khát giọng Đình Cao/ Gà to lừng danh Đông Tảo/ Táo quê Thiện Phiến ngọt ngào”(Đường về Hưng Yên – Nguyễn Hàn Dụng) mà còn đến với những vườn nhãn trĩu quả, nguyên liệu làm nên món chè nhãn lồng hạt sen đặc sắc

3 thg 3, 2016

Lạng Sơn tưng bừng lễ hội đền Kỳ Cùng - Tả Phủ

Là một trong những lễ hội quy mô lớn và dài nhất tại thành phố Lạng Sơn, lễ hội đền Kỳ Cùng - Tả Phủ thu hút đông đảo người dân địa phương và du khách thập phương tham dự.

Lễ hội đền Kỳ Cùng - Tả Phủ diễn ra từ ngày 22 đến 27 tháng Giêng âm lịch hàng năm. Năm nay, lễ hội này được đón bằng công nhận di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. 

Lạ lẫm kiểu úp mặt, chúi đầu xuống nước bắn cá

Với chiếc kính kiểu thợ lặn cùng khẩu súng tự tạo thô sơ, độc đáo, những chàng trai Sán Chỉ ở xã Hưng Đạo (Bảo Lạc, Cao Bằng) vẫn thường xuyên lội dọc các con sông, suối bắt cá cải thiện bữa ăn cho gia đình. 

Đặng Văn Phong (22 tuổi) cho biết, kiểu bắt cá này không biết xuất hiện từ bao giờ, thực tế Phong cũng như những trai tráng Sán Chỉ được truyền lại cách này từ cha, ông mình.

Mùa đông, nước cạn cùng với tiết trời lạnh nên việc săn bắn cá khó khăn hơn nên chỉ những hôm trời nắng nhóm thanh thiếu niên mới rủ nhau đi bắn cá. 


Cảnh bắt cá lạ lùng này thường xuyên bắt gặp trên con suối chạy ven quốc lộ 34 nối liền tỉnh Cao Bằng, Hà Giang, đoạn qua huyện Bảo Lạc.

Kỳ thú Bảo tàng dân tộc học Việt Nam

Min Min Tun (Myanmar) lần đầu đến Việt Nam du lịch, nghe giới thiệu Bảo tàng dân tộc học Việt Nam là bảo tàng đứng thứ 4 trong top 25 bảo tàng hấp dẫn nhất Châu Á do trang web uy tín về du lịch TripAdvisor bình chọn năm 2014. Khi đặt chân vào không gian Bảo tàng, Tun như được nhìn thấy những nét văn hóa đặc sắc của 54 dân tộc Việt Nam và Đông Nam Á tái hiện tại đây. 

Min Min Tun bước vào bên trong tòa Trống Đồng với không gian trưng bày, giới thiệu về 54 dân tộc ở Việt Nam trải rộng trên 2 tầng với sự bố trí nội dung tham quan rất logic. Bước vào tầng 1, Tun được tìm hiểu khái quát về các dân tộc Việt Nam thông qua bản đồ vùng cư trú. Sau đó, Tun đi tham quan từng nhóm dân tộc như người Việt, người Dao, người Mông … thông qua những hiện vật, hình ảnh và video minh họa sinh động. Những hiện vật đẹp mắt, được trưng bày rất chăm chút như quần áo người dân tộc, đồ nghề thủ công, các mô hình về lễ nghi, ma chay, cưới hỏi, nghề truyền thống được dựng lại với đầy đầy đủ. 

Bảo tàng Đông Nam Á nằm trong khuôn viên của bảo tàng Dân tộc học. Bảo tàng giúp cho du khách có cái nhìn cận cảnh hơn về văn hóa của các dân tộc ở Đông Nam Á.

2 thg 3, 2016

Mê hoặc U Minh Thượng

Theo Tổ chức Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên WWF, Vườn quốc gia U Minh Thượng của Việt Nam vừa được Công ước Ramsar trao bằng công nhận là khu Ramsar của thế giới.

Chim điên điển - Ảnh của VQG U Minh Thượng 

Ramsar là công ước quốc tế về bảo tồn, sử dụng hợp lý các vùng đất ngập nước và công nhận các chức năng sinh thái nền tảng, các giá trị giải trí, khoa học, văn hóa, kinh tế của các sinh cảnh. Ghi tên rừng U Minh lên bản đồ Ramsar thế giới, đồng nghĩa với việc khẳng định cam kết trong công tác bảo tồn các giá trị đa dạng sinh học quan trọng của một khu đất ngập nước đặc biệt: sinh cảnh rừng tràm trên đất than bùn cùng với sự đa dạng các loài thực vật, chim, thú, bò sát và cá.