12 thg 3, 2015

Nhà cổ Bình Thủy và Ngôi nhà Người Tình

Nói đến nhà cổ ở miền Tây Nam bộ, người ta thường nghĩ ngay đến ngôi nhà Người Tình (hay nhà cổ Huỳnh Thủy Lê) ở Sa Đéc. Thế nhưng theo nhiều người thì ngôi nhà cổ đẹp nhất miền Tây (và theo tui cũng vậy) là nhà cổ Bình Thủy ở Cần Thơ.

Ngồi rãnh việc tui thử so sánh những đặc điểm của 2 ngôi nhà này nha bà con.

Nhà cổ Huỳnh Thủy Lê

Những người làm nên sức sống cho điệu múa trống Xa-dăm

Hồi cuối năm 2014, nghệ thuật múa trống Xa-dăm (Chhay dam) của người Khmer ở ấp Trường An, xã Trường Tây đã được Bộ Văn hoá, Thể thao & Du lịch công nhận là di sản văn hoá phi vật thể quốc gia.

Sự kiện này cũng làm nhiều người đặt câu hỏi: Tây Ninh chỉ là một tỉnh nhỏ, đồng bào dân tộc Khmer Nam bộ không nhiều so với các tỉnh miền Tây Nam bộ như Sóc Trăng, Trà Vinh... Tỉnh Trà Vinh còn có một đoàn nghệ thuật Khmer được Nhà nước bao cấp, đó là đoàn Ánh Bình Minh.

Vậy sao điệu múa trống của một xóm Khmer không đông lắm ở Tây Ninh lại được tôn vinh như thế? Những ai đã từng thưởng thức điệu múa trống Xa- dăm ấy chắc sẽ dễ dàng công nhận ngay mà không thắc mắc. Cũng có nhiều người đã biết điệu múa ấy hay và đẹp (do ở âm thanh dân dã, do các mảng miếng khi múa, khi lăn hoặc khả năng chơi trống bằng nhiều phần cơ thể của người múa…) nhưng nếu bảo nhận xét cụ thể hơn thì đành chịu! Vậy phải đi tìm lý do thôi, mà tốt nhất là bắt đầu với những người trong cuộc- những người dân ở ấp Trường An, xã Trường Tây. 

Múa trống Xa-dăm. 

Chùa Phố Cũ - Nơi ghi dấu lịch sử

Đến thị trấn Chợ Rã, huyện Ba Bể vào một ngày đầu xuân, chúng ta có thể cảm thấy sự đổi thay của đất và người nơi đây. Những nét văn hóa truyền thống xưa vẫn phảng phất đâu đây trong đời sống của người dân bản địa. Đặc biệt ở nơi ghi dấu lịch sử, chùa Phố Cũ, một ngôi chùa cổ ở Tiểu khu 7 thị trấn Chợ Rã.

Lên khoảng 50 bậc đá mới được xây dựng lại, ngôi chùa Phố Cũ hiện ra giữa không gian mênh mông của núi, giữa bao la mây trời. Xa xa, cánh đồng Chợ Rã đang xanh mướt một màu cuả ngô, lúa, ôm trọn dòng sông Năng lững lờ nước chảy.

Ngôi chùa Phố Cũ được xây dựng cách đây khoảng 120 năm từ thời vua Thành Thái thứ 18 (1906), là một không gian linh thiêng, mang dấu ấn của nền Phật giáo có nhiều đóng góp tích cực trong công cuộc bảo vệ nền độc lập cho dân tộc qua nhiều thời kỳ lịch sử. Theo những thăng trầm của lịch sử, phong hóa của thiên nhiên, sự tàn phá của chiến tranh, đất đai bị xâm lấn, thu hẹp, chùa trở nên hiu quạnh, hoang phế. Di tích chùa cổ nay chỉ còn lại nền gạch đá cũ và một tấm bia ghi từ đời vua Thành Thái. Tuy vậy bà con Phật tử địa phương vẫn liên tục đèn hương thể nguyện theo tâm linh cầu cho dân lành no ấm, cuộc sống hạnh phúc.


11 thg 3, 2015

Đến cõi Niết Bàn

Giỡn thôi, chớ làm sao tui tới cõi Niết Bàn được! Đây là nói đến viếng Niết Bàn Tịnh xá ở Vũng Tàu á.

Nơi đây được nhiều trang du lịch xếp vào danh sách 10 danh lam - thắng cảnh phải đến khi ghé Vũng Tàu. Mà thiệt, chuyện này được ký tên đóng dấu xác nhận đàng hoàng:


Dạo Côn Đảo ngắm lá bàng đỏ rực trời xuân

Đến Côn Đảo mùa này, ngoài những điểm tham quan quen thuộc, bạn sẽ còn được thưởng lãm miễn phí mùa cây bàng thay lá đỏ đẹp nao lòng.

Bánh khoái tép - món ngon của xứ Thanh

Bánh khoái tép là món ăn giản dị nhưng cũng thuộc hàng thơm ngon bậc nhất tại Thanh Hóa, rất thích hợp để thưởng thức trong ngày mưa rét.

Với người Thanh Hóa, chỉ cần nhắc đến bánh khoái tép đều hình dung ra thứ bánh nghi ngút khói, ăn mãi không biết chán. Nguyên liệu làm bánh chỉ bao gồm gạo tẻ xay thành nước, tép tươi loại ngon cùng rau cần và bắp cải thái sợi, thì là. Tép đồng mua ở chợ vào buổi sáng sớm còn tươi ngon, rửa sạch và để ráo trước khi đảo sơ với hành lá cùng chút gia vị như tiêu, muối… cho ngấm. Công cụ chế biến cũng chỉ cần duy nhất một chiếc chảo gang, thêm miếng mỡ khổ, mỡ phần để láng trơn mặt chảo. 

Tép tươi mua về chỉ đảo sơ qua để giữ nguyên độ ngọt. 

Nộm hoa ban của người Thái ở Lai Châu

Khi hoa ban nở trắng trời Tây Bắc là lúc người phụ nữ Thái tranh thủ đi nương hái về hái đầy giỏ để chế biến thành các món ngon cho gia đình. 

Hoa ban là loài hoa đặc trưng của núi rừng Tây Bắc, chỉ khoe sắc khi hoa mận, hoa đào đã phai dần. Hoa nở rộ khắp các bản làng vùng cao là lúc đồng bào dân tộc Thái thường đi hái về đem bán ở các chợ như một thứ rau sạch, làm phong phú thêm cho bữa ăn hàng ngày như xào, nấu canh, đồ với xôi, làm nộm... 

Hoa ban được hái là những bông hoa đã nở rộ, tránh hái nụ để mùa sau hoa còn nở nhiều. Ảnh: Lương Ngọc

10 thg 3, 2015

Lễ hội tri ân thầy mo của người Thái ở Mộc Châu

Mỗi độ hoa ban rộ nở cũng là lúc người Thái ở Bản Áng cùng nhau tổ chức lễ hội để bày tỏ lòng thành kính với thầy mo, người mà dân bản đôi khi nhờ cậy mỗi khi có bệnh hoặc vấn đề về tâm linh. 

Lễ hội Hết Chá (kết thúc mùa ban nở) thường diễn ra thường niên từ 23 đến 26 tháng 3 ở Bản Áng, xã Đông Sang, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.

Nói về nguồn gốc của lễ hội, chuyện kể rằng xưa kia người Thái rất nghèo, không có tiền mua thuốc chữa bệnh, thường đến nhờ thầy mo (thầy cúng). Thầy mo dùng mẹo và nhờ thần linh nên đã chữa được bệnh cho dân làng. Để tỏ ơn cứu chữa, nhiều người xin được làm con nuôi của ông và rồi cứ mỗi dịp cuối năm, thường vào 29, 30 Tết, con cháu lại đến tạ ơn. 

Mùa hoa ban nở trắng sườn đồi cũng là lúc diễn ra lễ hội. Ảnh: Nguyễn Minh Sơn 

Rùng mình lễ hội chém lợn Bắc Ninh

Trưa 24/2/2015 (mồng 6 tháng Giêng), hai 'ông lợn' được đao phủ khiêng ra chém trước sân đình Ném Thượng, phường Khắc Niệm, TP Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.

Một "ông lợn" được mang ra đình làng 

Di sản văn hóa thời Trần tại chùa Nậm Dầu (Hà Giang)

Di tích Quốc gia chùa Nậm Dầu hiện đang tọa lạc trên một đỉnh núi rồng thuộc dãy núi cao, nằm tại thôn Nậm Thạnh, xã Ngọc Linh, huyện Vị Xuyên tỉnh Hà Giang.

Trong quá trình khai quật đã phát hiện nhiều di tích có giá trị văn hóa nằm sâu, trải dài dưới lòng đất, cấu thành nên bản sắc văn hóa trên vùng cực Bắc biên cương của Tổ quốc.