Điểm dừng chân đầu tiên của chúng tôi khi đến thăm làng cổ Đông Ngạc là đình làng. Theo cụ Phan Trác Thuật (92 tuổi) cho biết đình làng được xây dựng năm 1653 ở phía Bắc với kiến trúc 7 gian 2 dĩ, thờ 3 vị tiền hiền: Thiên – Nhân - Địa (tương đương Thiên là Thần Độc Cước; Nhân thần là một vị tướng được phong là Đô Đốc Đồng Xuyên Hầu; Địa thần là Bản thổ Thành Hoàng). Hàng năm, cứ vào ngày mùng 9 tháng Giêng (âm lịch) người dân lại tổ chức lễ hội rước các vị Thần thờ tại đình.
Đình làng cũng là nơi lưu giữ dấu tích về truyền thống hiếu học của dân làng cổ Đông Ngạc. Đến nay, đình làng vẫn còn văn bia 20 vị tiến sĩ là con dân trong làng từ thời thời Lê – Nguyễn ở khu văn chỉ.
Với sự hướng dẫn của ông Lê Văn Đôn, Trưởng tiểu ban Quản lý di tích tổ dân phố Đông Ngạc, chúng tôi đi sâu vào trong làng khám phá ngõ nhỏ mà xưa vẫn được dân làng gọi theo những tên “ngõ Đông”, “ngõ Ngạc”, “ngõ Kẻ”, “ngõ Vẽ”... Nằm trong những con ngõ nhỏ là không gian cuộc sống sinh hoạt yên bình của người dân trong những nếp nhà cổ với những mái ngói lớp đã nhuốm màu thời gian.
Đình làng cũng là nơi lưu giữ dấu tích về truyền thống hiếu học của dân làng cổ Đông Ngạc. Đến nay, đình làng vẫn còn văn bia 20 vị tiến sĩ là con dân trong làng từ thời thời Lê – Nguyễn ở khu văn chỉ.
Với sự hướng dẫn của ông Lê Văn Đôn, Trưởng tiểu ban Quản lý di tích tổ dân phố Đông Ngạc, chúng tôi đi sâu vào trong làng khám phá ngõ nhỏ mà xưa vẫn được dân làng gọi theo những tên “ngõ Đông”, “ngõ Ngạc”, “ngõ Kẻ”, “ngõ Vẽ”... Nằm trong những con ngõ nhỏ là không gian cuộc sống sinh hoạt yên bình của người dân trong những nếp nhà cổ với những mái ngói lớp đã nhuốm màu thời gian.
Làng Đông Ngạc (Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) hiện là ngôi làng cổ còn lưu giữ được những nét kiến trúc, văn hóa của làng ven đô trước xu hướng đô thị hóa.