17 thg 8, 2014

Nhà thờ Cha Tam

Tôi không phải người công giáo nên hiếm khi đi nhà thờ và cũng biết không nhiều về kiến trúc nhà thờ. Thế nhưng có một điều rất hiển nhiên là kiến trúc nhà thờ theo kiểu Tây phương, chứ không phải như chùa, theo kiểu Á Đông. Kiến trúc những ngôi nhà thờ công giáo Việt Nam thì rõ là Tây phương rồi, thế nhưng nếu là nhà thờ của người Hoa thì sao nhỉ?

Sài Gòn có 3 ngôi nhà thờ công giáo dành riêng cho người Hoa. Thế là tôi tò mò tìm đến đủ cả 3 ngôi nhà thờ này để xem nó khác nhà thờ Việt thế nào. Trong 3 ngôi nhà thờ Hoa, được nhiều người biết đến nhất (và cũng lớn nhất) là nhà thờ Thánh Phanxicô Xaviê hay còn gọi là nhà thờ Cha Tam. Bài viết này xin nói về ngôi nhà thờ Cha Tam.

Nhà thờ Thánh Phanxicô Xavier nằm tại số 25 đường Học Lạc, quận 5, thuộc giáo hạt Chợ Quán, giáo phận TPHCM. Nhà thờ được đặt viên đá đầu tiên ngày 3/12/1900, nhằm ngày lễ Thánh Phanxicô Xaviê (Saint Francisco Xavier) nên tên Thánh được dùng đặt tên cho nhà thờ. Ngày 10/01/1902 khánh thành nhà thờ.

Cổng tam quan nhà thờ nhìn từ bên ngoài

Bình Triệu, góc nhỏ hiền hòa giữa Sài Gòn ồn ã

Giữa Sài Gòn đông đúc, giữa những cửa hàng, quán xá, tiếng xe cộ đinh tai đêm ngày, thì vẫn còn đó tiếng chiếc thuyền máy đi qua, tiếng dòng sông trôi, và lục bình vẫn thở đều…

Lục bình trôi trên sông Bình Triệu 

Nếu như lên Google tìm kiếm với từ khóa “Bình Triệu”, bạn sẽ chỉ nhận được những đường link thông tin về các vụ kẹt xe và tự tử. Bình Triệu, nơi có chiếc cầu cùng tên nối qua con sông Sài Gòn, nơi có ngã tư lớn với đường ray xe lửa cùng nhà ga Bình Triệu nhỏ xíu,… tất cả những điều ấy vốn là một phần của Sài Gòn. Cửa ngõ vào thành phố từ phía Đông này luôn tất bật ngày đêm, với lưu lượng lớn xe cộ ra vào, người qua lại.

Lên Mộc Châu hái bơ tháng 7

Từ tháng 7 này cho đến tháng 9, nếu có dịp du ngoạn Mộc Châu (Sơn La), trong túi quà mang về bạn đừng quên mua vài ký bơ nhé!


Mộc Châu không có những cây bơ vàng, những cây bơ trái vụ như ở nơi khác. Hoa bơ Mộc Châu nở từ tháng 12 năm trước cho đến tận tháng 7 năm sau quả mới chín.

Có lẽ bởi tích lũy lâu như thế, cho nên khi ăn bơ Mộc Châu không mấy khi thấy xơ hay sượng. Cắt quả bơ ra, người Mộc Châu thường bỏ hạt, tráng lên mặt quả ít sữa đặc rồi cứ thế dùng thìa xúc những miếng bơ ngọt mềm, ngậy mịn ấy mà thưởng thức. 

Huyền bí Hang Bua Nghệ An

Từ TP.Vinh (Nghệ An) đi về hướng bắc 50 km, đến ngã ba Yên Lý quẹo trái về hướng tây hơn 90 km, ta sẽ đến với huyện vùng cao Quỳ Châu với danh thắng quốc gia Hang Bua, một điểm đến thú vị, với nhiều khám phá kỳ thú về thiên nhiên lẫn văn hóa nơi đây. 


Hang Bua là một thắng cảnh tự nhiên nằm trong dãy núi đá vôi Phà Én thuộc xã Châu Tiến (H.Quỳ Châu), cách thị trấn Tân Lạc 13 km, hiện diện như một bức tường đá sừng sững đã bao năm qua chở che đời sống của người dân trong vùng.

Ra biển Bình Định 'chạy' còng...

‘Sớm mai lên núi đốt than. Chiều về xuống biển đào hang bắt còng’, câu thơ khiến những ai từng bắt còng biển nôn nao, thèm được ra biển để thỏa thú vui chạy... còng.

Còng gió rất ranh mãnh 

Những ngày hè, chúng tôi có dịp về Lộ Diêu, thôn nhỏ sống bằng nghề biển ở xã Hoài Mỹ, huyện Hoài Nhơn (Bình Định) để nghỉ ngơi. Nơi đây, hoạt động mà chúng tôi luôn háo hức đó là "chạy" còng.

Còng là một loài động vật nhỏ trông giống cua, có 8 cẳng 2 càng, sống ở dưới biển hoặc trong những cái hang do chúng đào sâu ở bãi biển. Còng ăn các loại phù du trong sóng biển. Chúng rất nhát bóng người. Gọi là còng gió vì đây là loại còng chạy nhanh như... gió. Muốn bắt được chúng phải chạy đuổi theo, gọi "chạy" còng là vì vậy.

Khám phá 'thủ phủ' nhãn lồng ở Hưng Yên

Huyện Khoái Châu là địa phương trồng nhãn nhiều nhất ở tỉnh Hưng Yên. Trong đó, xã Bình Kiều được ví như 'thủ phủ' nhãn lồng nổi tiếng đồng bằng Bắc bộ, bởi người dân trong xã này đều trồng nhãn, rồi đưa nhãn đi tiêu thụ khắp nơi. 

Nhãn lồng Hưng Yên chính hiệu 

Về thôn Ninh Vũ, xã Bình Kiều trong những ngày này, đi đến đâu cũng nghe mùi thơm của nhãn tới kỳ thu hoạch. Khắp các ngõ đường, trong vườn, ngoài đồng đâu đâu cũng hiện diện nhãn và nhãn. Có nơi nhãn phủ tựa rừng, ngút ngàn tầm mắt.

14 thg 8, 2014

Đôi điều về Bửu Long

Người ta thường nói: đi chơi Bửu Long, leo núi Bửu Long, đi chùa Bửu Long... Ờ, thật ra nói như vậy nghĩa là sao nhỉ?

1. Bửu Long

Ở Biên Hòa chỉ có 1 địa danh Bửu Long, đó là phường Bửu Long. Xa hơn về trước, từ cuối thế kỷ 19, đây là làng Bửu Long. Dĩ nhiên khi nói đi chơi thì không phải là đi chơi phường Bửu Long rồi (hổng lẽ tới thăm UBND phường), mà chính xác là người ta nói đi đến khu du lịch Bửu Long (nằm trên địa bàn phường Bửu Long, Biên Hòa). Bản đồ khu du lịch Bửu Long được giới thiệu trong hình sau (click vào để phóng to).


Bát Bửu Phật Đài – Chùa Phật Cô Đơn

Bát Bửu Phật Đài tọa lạc tại ấp 1, xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh, cách trung tâm thành phố gần 30km về phía Tây Nam. Để tìm đến ngôi chùa nổi tiếng này, từ TP.HCM, bạn đi theo đường Hồng Bàng hoặc đại lộ Võ Văn Kiệt để đến tỉnh lộ 10, tiếp tục đi thẳng trên tỉnh lộ 10, đến ngã 3 Lê Đình Chi – Trần Văn Giàu thì rẽ trái. Đến đây thì còn khoảng 2,5km nữa là đến chùa, bạn có thể hỏi đường bất kỳ người dân địa phương nào. 

Phật Cô Đơn ung dung tọa lạc trên ngôi Bát Bửu Phật Đài- Ảnh chụp vào tháng 2.2009 

Tháng 7 về thăm căn cứ Xẻo Quýt

Tháng 7, tháng tri ân những anh hùng liệt sĩ đã hi sinh vì Tổ quốc, hãy về với Xẻo Quýt để tham quan căn cứ cách mạng xưa, nghe kể chuyện chiến đấu và hòa mình vào không khí thoáng đãng, với cây rừng xanh mát và khung cảnh nên thơ của sông nước miền Tây…

Cổng vào khu di tích Xẻo Quýt 

Nằm cách thành phố Cao Lãnh khoảng 25km, từ một khu căn cứ quân sự, nay Xẻo Quýt đã được quy hoạch thành một khu du lịch xanh mát và thu hút nhiều khách tham quan. Với tổng diện tích 50ha, trong đó 20 ha rừng tràm, Xẻo Quýt là căn cứ cách mạng của tỉnh ủy Đồng Tháp lãnh đạo nhân dân kháng chiến chống Mỹ từ năm 1960 đến 1975.

Được công nhận di tích lịch sử quốc gia vào năm 1992, Xẻo Quýt hiện có khoảng 170 loài thực vật với 158 loài hoang dại và 12 loài cây thân gỗ.

Thăm chùa Hoằng Ân nghìn năm tuổi bên hồ Tây

Chùa Hoằng Ân tọa lạc tại xã Quảng An, quận Tây Hồ (Hà Nội) là một trong số những ngôi chùa cổ nhất của Thủ đô, đã hơn nghìn năm tuổi. 

Gian chính của chùa vẫn còn giữ được nguyên vẹn dù đã trải qua hàng trăm năm 

Trải bao mưa nắng, chùa Hoằng Ân vẫn giữ được quần thể kiến trúc rất đẹp với tòa tiền đường, lầu chuông cao ngất vươn lên cùng mây trời hồ Tây lộng gió. Và cả những cây nhãn cổ, vươn cành xum xuê tỏa rộng trên sân gạch đỏ sẫm.

Ðặc biệt, khu mộ tháp lô xô cao thấp, trầm mặc, ẩn mình dưới bóng ngọc lan thơm dịu dàng và thân cau cao vút như đưa khách viễn cảnh chùa vào miền tâm linh thanh khiết. Năm 1991, chùa Hoằng Ân đã được xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia.