Ba loại biến tấu từ tàu hũ truyền thống: tàu hũ đá sầu riêng, tàu hũ đường và tàu hũ bánh flan.
29 thg 12, 2013
Hương vị mới từ tàu hũ truyền thống
Chén tàu hũ nóng quen thuộc từ đậu nành đặc sánh chan nước đường gừng, nước cốt dừa bán gánh rong, hiện không còn đơn điệu vậy. Nay món này đã trở thành “bản giao hưởng” với vài chục món biến tấu từ trái gấc, lá dứa, càphê, trái cây, các loại chè…
Khám phá Ngũ Động Bản Ôn
Nằm trong danh sách những điểm đến du lịch của Mộc Châu, nhưng có lẽ ít người biết đến địa danh Ngũ Động Bản Ôn - một quần thể hang động còn hoang sơ nhưng mang một vẻ đẹp đầy lôi cuốn.
Đồi chè trái tim ở Mộc Châu - Ảnh: Cảnh Nguyễn
Nhắc tới Mộc Châu (Sơn La), mọi người thường nhớ tới cao nguyên Mộc Châu với những đồi chè mênh mông, những đàn bò sữa gặm cỏ và con thác Dải Yếm nổi tiếng với vẻ đẹp như xuân sắc người con gái tuổi trăng tròn. Nhưng ít ai biết tới một thắng cảnh rất đáng để tham quan, khám phá, đó chính là Ngũ Động Bản Ôn.
Về Kon Sơ Lăl xem múa hề
Làng Kon Sơ Lăl (cũ) ở xã Hà Tây, huyện Chư Pah, cách thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai khoảng 50km về hướng bắc. Một ngôi làng cả trăm tuổi mang đậm nét đặc sắc người Ba Na, một di sản của Tây nguyên nhưng lại đang xuống sắc một cách đáng tiếc.
Các chú hề trẻ tuổi rất hào hứng trong vai diễn của mình - Ảnh: Tiến Thành
Làng Kon Sơ Lăl cũ nằm chon von trước bìa rừng. Sở dĩ gọi là làng cũ vì từ năm 2002, những hộ dân trong làng đã di dời và định cư ở làng Kon Sơ Lăl mới cách đó 3km. Làng mới nay khang trang với nhà bêtông lợp tôn, có điện và nước sạch đến từng nhà.
28 thg 12, 2013
Có phải trên núi Ba Thê có Hòn Vọng Thê?
Các trang mạng về du lịch nói rằng Hòn Vọng Thê ở trên núi Ba Thê, thuộc thị trấn Óc Eo, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang. Họ nói như vầy:
Tương truyền, xưa có một người đàn ông lên núi tu hành, xa lánh thế gian, bụi đời song lòng vẫn còn chưa rũ sạch bụi trần, nên chiều chiều ngóng vọng về phương xa, nhớ nhà, nhớ vợ, sau đó chết đi. Người ta cho rặng vị sư kia đã hóa đá, thành “Hòn Vọng Thê” trên một ngọn núi nằm lẻ loi giữa tứ giác Long Xuyên.
Tương truyền, xưa có một người đàn ông lên núi tu hành, xa lánh thế gian, bụi đời song lòng vẫn còn chưa rũ sạch bụi trần, nên chiều chiều ngóng vọng về phương xa, nhớ nhà, nhớ vợ, sau đó chết đi. Người ta cho rặng vị sư kia đã hóa đá, thành “Hòn Vọng Thê” trên một ngọn núi nằm lẻ loi giữa tứ giác Long Xuyên.
Trên núi Ba Thê
Làng Việt Hải, nét thôn dã giữa đảo Cát Bà
Có một ngôi làng nằm trong thung lũng thuộc vùng lõi của Vườn quốc gia Cát Bà, mỗi năm thu hút hàng chục ngàn du khách nước ngoài đến thăm nhưng lại chưa được nhiều người Việt biết tới. Đó là làng Việt Hải ở huyện Cát Hải, Hải Phòng, một ốc đảo còn tách biệt với thế giới bên ngoài và thu hút người ta bởi những vẻ đẹp từ xa xưa.
Con đường thứ hai là đi bộ băng rừng nguyên sinh xuyên vườn quốc gia, theo con đường mòn mạo hiểm cheo leo qua nhiều dốc đá dựng đứng, những hang núi, khe sâu, những bãi lầy, vũng áng. Cách này đi mất những tám tiếng nên thường chỉ có du khách nước ngoài ưa thử thách mới lựa chọn.
Đường đến làng trên vịnh Lan Hạ
Cách thị trấn du lịch Cát Bà hơn 10km đường chim bay, Việt Hải được bao bọc bởi dải núi cao và cánh rừng rậm của vườn quốc gia nên trở thành một phần tách biệt với phần còn lại của đảo Cát Bà. Để tới được làng có hai cách, một là từ bến Bèo ở thị trấn đi tàu băng qua vịnh Lan Hạ mất khoảng 45 phút.
Con đường thứ hai là đi bộ băng rừng nguyên sinh xuyên vườn quốc gia, theo con đường mòn mạo hiểm cheo leo qua nhiều dốc đá dựng đứng, những hang núi, khe sâu, những bãi lầy, vũng áng. Cách này đi mất những tám tiếng nên thường chỉ có du khách nước ngoài ưa thử thách mới lựa chọn.
Đền Và
Nằm ở Sơn Tây, cách trung tâm Hà Nội khoảng 40 km về phía Tây Bắc, đền Và là một công trình kiến trúc nghệ thuật cuối đời Lê đầu đời Nguyễn, một danh thắng của xứ Đoài, đã được Bộ văn hóa xếp hạng. Đền thờ Đức thánh Tản Viên Sơn (tức Sơn Tinh), vị thần của người nông dân Việt Nam, phù hộ cho mùa màng, thời tiết.
Hôm đó, từ Sơn Tây, chúng tôi đi về hướng Thành cổ, rẽ qua cầu Công Cộng đến khu Xã Tắc, nằm bên dòng sông Tích. Theo con đường láng nhựa khoảng một cây số, qua cánh đồng làng Vân Gia chúng tôi đến đền Và. Một ngôi đền cổ kính nằm giữa rừng lim già nguyên sinh, trên gò đất rộng 6 ha hình con rùa, đầu quay về hướng Bắc.
Một góc đền Và
Thăm Hoàng thành Thăng Long
Đứng trên lầu cao Đoan Môn có thể thấy thấp thoáng qua cây lá um tùm toàn bộ hệ thống di tích trung tâm kéo dài trên trục dọc từ Cột Cờ, Đoan Môn, điện Kính Thiên, Hậu Lâu đến Thành Cửa Bắc. Thực ra, đây là phần lõi của kinh thành Thăng Long từ ngàn năm trước.
Chúng tôi lặng đứng trên sân cỏ rộng ngắm nhìn Đoan Môn, cửa chính vào di tích Hoàng Thành Thăng Long. Hôm ấy tình cờ là ngày họp mặt của các bạn sinh viên vừa tốt nghiệp một trường đại học Hà Nội, những tà áo dài mềm mại tung bay, góp nét mới sống động vào âm hưởng hoài nhớ của bài thơ xưa với hai câu thơ nổi tiếng của Bà Huyện Thanh Quan thật hợp tình hợp cảnh: Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo/Nền cũ lâu đài bóng tịch dương
Chúng tôi lặng đứng trên sân cỏ rộng ngắm nhìn Đoan Môn, cửa chính vào di tích Hoàng Thành Thăng Long. Hôm ấy tình cờ là ngày họp mặt của các bạn sinh viên vừa tốt nghiệp một trường đại học Hà Nội, những tà áo dài mềm mại tung bay, góp nét mới sống động vào âm hưởng hoài nhớ của bài thơ xưa với hai câu thơ nổi tiếng của Bà Huyện Thanh Quan thật hợp tình hợp cảnh: Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo/Nền cũ lâu đài bóng tịch dương
Đoan Môn Hoàng Thành
Vũ điệu Chăm Pa hút hồn du khách
Hòa mình lễ hội Chăm, du khách sẽ bắt gặp những cô gái trong chiếc áo dài truyền thống thướt tha với điệu múa nhịp nhàng, uyển chuyển.
Lễ hội, lễ tục Chăm là cái nôi chứa đựng kho tàng văn nghệ dân gian đặc sắc, trong đó múa là phần hồn không thể thiếu trong các lễ hội Chăm. Hầu như không có những lễ hội nào của người Chăm lại thiếu đi những điệu múa dân gian đặc sắc hòa với tiếng trống gineng và tiếng kèn saranai.
Người Chăm quan niệm múa dân gian Chăm là sự giao thoa giữa thế giới hiện tại và thế giới siêu nhiên, giữa con người và thần linh. Con người gửi gắm trong những điệu múa ước nguyện về mưa thuận gió hòa, xóm làng bình an, sức khỏe để sống và phục vụ cho thế giới hiện tại và cúng tế Thần Yang.
Người Chăm quan niệm múa dân gian Chăm là sự giao thoa giữa thế giới hiện tại và thế giới siêu nhiên, giữa con người và thần linh. Con người gửi gắm trong những điệu múa ước nguyện về mưa thuận gió hòa, xóm làng bình an, sức khỏe để sống và phục vụ cho thế giới hiện tại và cúng tế Thần Yang.
Múa đội "thon hala" kết hợp với múa quạt.
Bánh hỏi – món ăn không giờ giấc
Người Bình Định, khi cưới hỏi, cúng giỗ, lễ lạt đều có món bánh hỏi, thậm chí còn dùng thay các bữa cơm.
Người Bình Định, khi cưới hỏi, cúng giỗ, lễ lạt... đều có món bánh hỏi.
Các bậc cao niên tại Quy Nhơn cho hay, không biết vì đâu mà có cái tên là bánh hỏi? Xưa nay chưa có ai nói về nguồn gốc và ý nghĩa của tên bánh, chỉ biết bánh hỏi từ lâu đã trở thành món ăn quen thuộc của người Bình Định.
Bánh hỏi được làm từ gạo thơm vo kỹ, ngâm nước một đêm. Hôm sau, vớt gạo đem xay nhuyễn bằng cối đá. Rồi đưa bột xay vào bao vải khô “bòng” cho ráo nước để có một loại bột. Đem hấp bột này vừa đủ chín, nhồi và chia bột thành từng khối chừng nửa ký rồi đưa vào khuôn ép. Một người ép, một người bắt bánh và ngắt ra từng đoạn chừng 10cm. Sau đó đem bánh hấp cách thuỷ một lần nữa mới mang đi tiêu thụ.
Bánh hỏi được làm từ gạo thơm vo kỹ, ngâm nước một đêm. Hôm sau, vớt gạo đem xay nhuyễn bằng cối đá. Rồi đưa bột xay vào bao vải khô “bòng” cho ráo nước để có một loại bột. Đem hấp bột này vừa đủ chín, nhồi và chia bột thành từng khối chừng nửa ký rồi đưa vào khuôn ép. Một người ép, một người bắt bánh và ngắt ra từng đoạn chừng 10cm. Sau đó đem bánh hấp cách thuỷ một lần nữa mới mang đi tiêu thụ.
Mùa vàng sơn tra
Những ngày cuối tháng 9, ai có dịp lên Tây Bắc, dừng chân ở Mù Cang Chải (Yên Bái) sẽ được hoà mình vào không khí tấp nập thu hoạch quả sơn tra trên núi cao của người Mông. Sắc vàng của táo hoà vào màu vàng của nắng đầu thu với mùi hương sơn tra nồng nàn làm cho không gian thêm đậm chất vùng cao.
Quả sơn tra hay còn gọi táo mèo – đặc sản vùng cao Tây Bắc.
Cây sơn tra hay còn gọi là cây táo mèo vốn là loại cây thường mọc ở sườn núi cao các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Lai Châu. Trong những năm gần đây, người dân tộc Mông ở Mù Cang Chải đã đầu tư phát triển giống cây này cho hiệu quả kinh tế cao.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)