16 thg 12, 2013

Ô Quy Hồ hùng vĩ

Trong dịp chào mừng 110 năm du lịch Sapa vừa qua, đèo Ô Quy Hồ đã được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam (VietKings) trao chứng nhận kỷ lục là đèo dài nhất Việt Nam. Ô Quy Hồ còn được mệnh danh là “vua đèo Tây Bắc”. 

Đèo Ô Quy Hồ nằm trên quốc lộ 4D, uốn lượn quanh co trên lưng chừng những ngọn núi trùng điệp của dải Hoàng Liên Sơn. Với chiều dài gần 50km (dài hơn đèo Khâu Phạ thuộc tỉnh Yên Bái khoảng 10km), đỉnh Ô Quy Hồ nằm ở độ cao 2.025 mét so với mặt nước biển.

Từ Sapa, du khách đi khoảng 15 km là đến đỉnh đèo. Tuy nhiên đoạn đường hơn 5km nữa mới thật sự đẹp mê hồn với những vách núi dựng đứng quanh năm mây phủ, phía dưới là thung lũng ruộng bậc thang đẹp như tranh vẽ. 

Đường lên Ô Quy Hồ trập trùng đồi núi 

Sâu măng, món ngon chỉ dành cho người can đảm

Sâu măng trong bữa ăn ngày lạnh của người dân Mường Lát, Thanh Hóa khiến không ít khách đường xa phải ngần ngại. 

Vào mùa lạnh, khi những cơn mưa nhấm nhẳng rơi xuống bất ngờ trên núi rừng Mường Thanh thì đâu đó có những người mang gùi vào rừng đi bắt sâu măng. Không khí ẩm ướt khiến sâu măng sinh sôi nảy nở rất nhanh.

Người đi rừng tìm đến những cây măng nứa thân hơi cong queo, vỏ ngoài hơi thâm, héo ngọn, mắt có u thì biết rằng đây đích thị là nơi trú ngụ của những chú sâu béo nhất. Sau khi đốn hạ thân măng, người bắt sâu sẽ trút sâu trong ống nứa vào giỏ. Sâu măng to như cọng rau muống, màu trắng sữa, dài độ 2 đốt ngón tay. 

Đặc sản sâu măng Mường Lát. Ảnh: dulichvietnam 


Vị chua ngọt dâu rừng Quảng Nam

Là loại quả dại màu đỏ rực, dâu rừng không chỉ làm thức uống giải khát mà còn có thể băm nhỏ nấu canh chua, ngon không kém măng hay lá giang.

Dâu rừng có nhiều tên gọi như dâu đất, dâu da, mọc chủ yếu ở vùng núi, trung du nhiều tỉnh miền Trung. Tuy cùng họ với bòn bon, nhưng dâu rừng khi chín có màu đỏ rực, được biết đến nhiều nhất ở vùng rừng núi của Quảng Nam.

Không như các loại dâu khác mọc ra từ cành lá, lúc lỉu trên cao, quả dâu rừng lại phát triển từ thân cây và chuyển màu khi tiết trời bắt đầu sang đông. Do đó, vào thời gian này, nếu có dịp đến huyện Nam Giang, Tiên Phước, Phước Sơn, Trà My…, bạn sẽ bắt gặp cảnh tượng cực kỳ đẹp mắt của những chùm dâu rừng chín ôm gọn thân cây từ gốc cho tới ngọn. 

Dâu rừng chín đỏ trên cây. Ảnh: quangnam 


Trang sức độc đáo của người Hà Nhì

Ngoài bộ trang phục màu xanh hay đen nhuộm chàm, người phụ nữ Hà Nhì còn điểm tô thêm bằng mái tóc được tết rất độc đáo.

Nếu lên Lào Cai hay Lai Châu, bạn sẽ bắt gặp rất nhiều ngôi nhà trình tường nhỏ xinh của người dân tộc Hà Nhì sống dưới chân núi, gần các con sông, con suối. Bạn không chỉ được ngắm vẻ đẹp của núi rừng Tây Bắc, mà còn cảm nhận được những nét văn hóa dân tộc qua các trang phục của họ.

Từ xưa tới nay, người Hà Nhì nổi tiếng chịu thương chịu khó. Ngoài việc trồng lúa trên những thửa ruộng bậc thang, họ còn tự tay trồng bông, dệt vải và tự làm ra trang phục của mình, mang những nét đặc trưng riêng. Những bộ trang phục của nam và nữ đều được may từ vải chàm do người dân tộc tự dệt với màu xanh hay màu đen đặc trưng, nổi bật với những đường viền lượn cong.


Đi tìm mộ tổ Kinh Dương Vương


Rất nhiều người không biết rằng ngay trên đất nước ta có ngôi mộ Kinh Dương Vương, thủy tổ nước ta. Ngôi mộ đó hiện nay nằm bên bờ sông Đuống, thuộc địa phận thôn Á Lữ, xã Đại Đồng Thành, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.

Mộ giản dị, đắp trên một gò đất nhìn ra bờ sông, xung quanh là những cây cổ thụ quanh năm xanh tốt. Nhân dân không xây thành lăng, mà chỉ xây cao lên bằng gạch cổ, có mái nhỏ che mưa nắng. Rêu xanh màu thời gian. Các nhà nghiên cứu cho rằng đây là ngôi mộ cổ do nhân dân chọn địa thế đẹp, có tụ khí phong thủy, dựng lên như một biểu tượng.


Trang phục tinh tế của phụ nữ Dao Tiền

Với màu chàm và đen chủ đạo, trang phục của người Dao Tiền được thêu hoa văn ở tà áo, gấu áo rất nhã nhặn và tinh tế.

Không rực rỡ như các trang phục của các dân tộc Dao khác, người Dao Tiền thường chọn màu chàm và đen làm gam màu chủ đạo. Phụ nữ Dao Tiền rất coi trọng chuyện ăn mặc, vì vậy trang phục của họ rất nhã nhặn nhưng không kém phần tinh tế, ngay cả trẻ nhỏ đã được bố mẹ mặc cho những bộ quần áo được thêu khéo léo và cầu kỳ.

Để hoàn thành một bộ trang phục, người phụ nữ Dao Tiền phải trải qua những công đoạn rất công phu và tỉ mỉ, có khi mất cả tháng trời mới xong. Thường vào những lúc nhàn rỗi, họ bật bông, se sợi để dệt vải, tự may quần áo cho mình và cho chồng con. 

Cô gái Dao xinh xắn. Ảnh: dantocviet. 


Bún riêu ốc nấu cà chua xanh

Hiện nay, các cửa hàng ăn uống miền Tây đã ‘biến tấu’ món bún riêu cua thành nhiều món có khẩu vị khác nhau như bún riêu tôm, bún riêu cá… giờ đây lại có thêm món bún riêu ốc nấu với cà chua xanh, mới nghe qua cũng đã thấy hấp dẫn.

Tô bún riêu ốc với đầy đủ hương vị, chỉ nhìn đã mê. 

Bún riêu ốc là một trong những món ăn bình dân, được chắt lọc từ thịt ốc và các loài thảo dã mang đặc trưng của miền quê sông nước. Muốn có một tô bún thơm ngon, mùi vị hấp dẫn, điều trước nhất là phải chuẩn bị một nồi nước lèo (nước súp) thật đậm đà hương vị. Nguyên liệu chính để tô điểm cho nồi nước lèo là ốc, xương heo, tôm khô và cà chua xanh xắt ra từng miếng.


Cá chạch bùn nướng muối ớt

Cá chạch là đặc sản của vùng nước ngọt. Chạch có nhiều loại: chạch khoan, chạch rằn, chạch bông, chạch lấu… nhưng phổ biến nhất là chạch rằn và chạch bông, con nhỏ, mình dẹp, đầu nhọn. Cá mập mạp, ngon nhất là khoảng từ tháng Mười đến hết năm âm lịch.

Cá chạch bùn nướng muối ớt. 

Đặc biệt, gần đây trên thị trường lại xuất hiện một loài cá chạch mang tên chạch bùn. Đây là một loài cá chạch được nuôi trong ao hồ bằng cám và thức ăn công nghiệp. Loài cá nầy xuất xứ từ Nhật và Đài Loan. Hiện nay có nhiều trại chuyên sản xuất con giống để cung cấp cho các hộ nuôi.


Bình yên Vũng Chùa

Vũng Chùa thuộc xã Quảng Đông, Quảng Trạch, Quảng Bình có địa thế “rồng cuộn hổ ngồi”. Trước mặt là biển Đông, với Đảo Yến chắn phía trước, sau lưng có dãy núi Hoành Sơn che chắn. Đây là nơi yên nghỉ của vị tướng huyền thoại của dân tộc, Đại tướng Võ Nguyên Giáp. 

Vũng Chùa là một trong những thắng cảnh đẹp nằm trong vịnh Hòn La. Theo sách Đại Nam dư địa chí ước biên (thời Nguyễn) của nhà văn hóa Cao Xuân Dục, nơi đây được gọi là vịnh La Sơn. Vùng biển này nổi tiếng với những sản vật dùng để tiến cung triều đình. Đặc sản nơi đây ngoài yến sào, sò huyết, tôm hùm còn có loài “cửu khổng quyết minh” hay còn gọi là bào ngư.

Cách Vũng Chùa khoảng 1km là Đảo Yến hay còn gọi là Hòn Nồm, theo hướng gió. Đảo Yến có diện tích khoảng 10ha, là nơi hội tụ nhiều chim Yến nhất Quảng Bình. Đứng trên đảo, nhìn vào đất liền là những bãi cát trắng trải dài, những bãi đá hoang sơ, được sóng biển tạo nên nhiều hình thù khác nhau. Từ hàng trăm năm về trước ở lưng chừng núi có một ngôi chùa và một tháp rất linh thiêng, nhưng qua bao bể dâu nay chỉ còn nền móng. Và cái tên Vũng Chùa là để chỉ vùng non nước linh liêng này. 

Từ trên đỉnh Thọ Sơn phóng tầm mắt về hướng biển là khung cảnh non nước hữu tình, mặt hướng ra đại dương, nước biển phẳng lặng, trong xanh, biển nước mây trời bình yên và khoáng đạt.

15 thg 12, 2013

Kỳ lạ ông vua có hàng ngàn ngôi mộ ở Tây Côn Lĩnh

Chưa ai thử đếm dọc sườn Tây Côn Lĩnh có bao nhiêu ngôi mộ như vậy, chỉ ước chừng vài ngàn cái.

Chui ra khỏi lối đi dốc và rậm rạp, dừng lại giữa con đường đất đỏ, ven sườn đồi thoáng rộng, chị Tuyết Nhung, cán bộ văn hóa xã Bản Phùng (huyện Hoàng Su Phì, Hà Giang) khoát vòng tay rộng giới thiệu: “Đây là khu mộ cổ bí ẩn của người La Chí”.

Mặc dù đã chuẩn bị hình dung về một khu rừng mộ kỳ lạ, đầy huyền tích, nhưng hồi lâu tôi mới xác định được rằng, những gò đống hình bát úp to lớn kia chính là thứ tôi vượt hàng trăm cây số đến đây để tìm hiểu.

Thoạt nhìn, những gò đống ấy như lẫn vào sự nhấp nhô của những sườn đồi đầy cỏ dại. Nhưng không hiểu sao chúng đều có hình tròn, cao tầm hơn 1,5m và rộng như một gian nhà, nằm cách nhau vài mươi bước chân một cách đều đặn.

Đám trẻ vô tư nô đùa bên những ngôi mộ cổ