21 thg 7, 2013

Nhà thờ Hạnh Thông Tây

Ẩn mình sau cánh cổng nhỏ và những hàng cây, giữa khuôn viên thoáng đãng đầy ắp cỏ hoa, nhà thờ Hạnh Thông Tây cổ kính như đang lặng lẽ ngắm nhìn dòng đời tấp nập của Tp. Hồ Chí Minh, đô thị lớn bậc nhất ở Việt Nam.

Nhà thờ Hạnh Thông Tây toạ lạc tại số 53/7, đường Quang Trung, phường 11, quận Gò Vấp, Tp. Hồ Chí Minh trong dáng vẻ nhẹ nhàng, thanh thoát với gam màu trắng, xám chủ đạo. Đây là một công trình hiếm hoi theo phong cách kiến trúc Byzantine, trong khi hầu hết nhà thờ ở Việt Nam được thiết kế theo phong cách Gothique hoặc Romanesque. Điểm riêng biệt của kiến trúc Byzantine ở nhà thờ thể hiện qua tháp tròn có mái vòm đúc hình bán cầu duy nhất phía cuối gần cung thánh (kiểu mặt bằng tập trung). Bên trên mái vòm là tháp nhỏ hình chóp nhọn để lấy ánh sáng. Tường ngoài nhà thờ là những mảng trơn được đắp gờ, chỉ trang trí kết hợp hoa văn, phù điêu đơn giản bằng thạch cao. Phía dưới tháp chuông nhà thờ được xây bằng đá tảng, bên trong là một bộ chuông gồm ba cái mang ba âm khác nhau. Bộ chuông này được hãng đúc chuông nổi tiếng Paccard của Pháp đúc vào năm 1925. 

Nhà thờ Hạnh Thông Tây ở Tp. Hồ Chí Minh được xây dựng theo phong cách kiến trúc Byzantine.

Màu xanh suối Moọc

Nằm cách thành phố Đồng Hới khoảng 60km về phía Bắc, Khu Du lịch Sinh thái suối Moọc thuộc địa phận xã Phúc Trạch, huyện Bố Trạch (Quảng Bình) được ví như viên ngọc bích bí ẩn giữa núi rừng Phong Nha - Kẻ Bàng.

Ngay từ cái tên “nước Moọc” của Khu du lịch này đã khiến chúng tôi ai cũng tò mò. Chị Nguyễn Thị Hương Giang, hướng dẫn viên du lịch cho biết, tên gọi “Moọc” theo tiếng địa phương có nghĩa là “mọc”, tức là nước mọc từ dưới lên. Nguồn nước ở đây khá đặc biệt, nó bắt nguồn từ hệ thống sông ngầm bí ẩn chảy trong lòng các dãy núi đá vôi và là hợp lưu của nhiều khe nước nhỏ trồi lên từ dưới lòng đất. Đây là một trong những hiện tượng thiên nhiên độc đáo và kì thú mà các chuyên gia thám hiểm Hoàng gia Anh sau khi tiến hành khảo sát vẫn chưa thể giải thích được.


Tam Đảo với nét đẹp tâm linh

Rời trung tâm thị trấn Tam Đảo (thành phố Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc), đi một đoạn vòng vèo qua con dốc ven sườn núi rợp bóng cây rừng, du khách đôi lúc bị màn mây mù tuyệt đẹp lùa qua trong tiếng ve rền mùa hạ. Nhưng đẹp nhất là lối đi lót đá xanh uốn khúc như rồng lượn dẫn đưa lên ngôi đền Chúa.

Một góc chùa Vàng với đặc trưng mái hình đao. 

Lối đi có hai hàng tay vịn bê tông cốt thép càng lúc càng lên cao giữa hai cánh rừng trúc thơ mộng. Những thân trúc thẳng cao phủ trùm bóng mát. Đúng là một cõi thần tiên! Mà thần tiên thật vì lên hết 300 bậc cấp là khách đã tiếp cận được một phần thế giới tâm linh Tam Đảo.

20 thg 7, 2013

Đền Mẫu Thượng Ngàn trên đỉnh núi Chúa

Bà Chúa Thượng Ngàn (hay Mẫu Thượng Ngàn hoặc Lâm Cung Thánh Mẫu) là một trong ba vị mẫu được thờ trong đền hoặc điện theo tín ngưỡng dân gian của người Việt, chủ yếu ở miền Bắc và miền Trung. Nhiều người tin rằng, cùng với nhiều vị thần thánh khác, Mẫu Thượng Ngàn đem đến sự may mắn, bình yên cho dân chúng và gọi bà là Mẫu một cách tôn kính và gần gũi. 

Việc thờ phụng Mẫu Thượng Ngàn là một đặc điểm của tín ngưỡng gắn liền với núi rừng của người Việt. Theo truyền thuyết, Bà là con gái của Sơn Tinh và công chúa Mỵ Nương. Lúc còn con gái, Bà có tên là La Bình. Khi Sơn Tinh và Mỵ Nương, theo lệnh Ngọc Hoàng trở về trời thành hai vị thánh bất tử thì La Bình cũng được phong là công chúa Thượng Ngàn, thay cha trông coi tất cả các miền núi non hang động, các miền trung du đồi bãi của nước ta. Ảnh: đền Bà Chúa Thượng Ngàn trên đỉnh Bà Nà, núi Chúa, Đà Nẵng.

Cá hanh

Cá hanh thuộc họ cá chép, có hình dáng như bàn tay xòe, lớp vảy có màu xanh ô liu, sẫm hơn phía trên lưng và chuyển sang màu vàng kim phía dưới bụng. Vây đuôi có tiết diện gần như hình vuông. Miệng cá hanh khá hẹp, mép có sợi râu mảnh. Hai mắt cá hanh có màu đỏ cam. Vảy cá hanh nhỏ, gắn sâu vào lớp da dày, khiến mình cá rất trơn, giống cá chình, lươn hay cá trê. Chính chất nhờn nầy một khi cá hanh chạm vào thân cá khác bị bệnh sẽ “chữa” con cá nầy hết bệnh. Vì vậy người ta còn gọi cá hanh là “cá bác sĩ”.

Cá hanh nướng. Ảnh: Phương Kiều 


Chùa Tây Phương ở xứ Đoài

Chùa Tây Phương - tên chữ là Sùng Phúc tự - tọa lạc trên một ngọn núi nhỏ ở thôn Yên, xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất, Hà Nội (xưa là Sơn Tây rồi Hà Tây trước khi thuộc về thủ đô). Chùa Tây Phương tiêu biểu cho lối kiến trúc, điêu khắc Việt và là minh chứng cho một nền văn hóa lâu đời của xứ Đoài. 

Chùa được lập nên từ thế kỷ thứ III, đến giữa thế kỷ XVI (năm Giáp Dần đời Lê Trang Tông, 1554) chùa Tây Phương mới được xây dựng theo quy mô hiện nay. Chùa được xây dựng theo lối kiến trúc kiểu chữ Tâm với ba toà cấp dọc theo sườn núi, dựa vào thế núi từ thấp đến cao thành ba ngôi chùa song song với nhau gồm có chùa Hạ, chùa Trung, chùa Thượng. Mỗi tòa đều có kiến trúc riêng nhưng kết hợp thành một quần thể... Phía ngoài xây tường liền theo hình chữ công. Mỗi ngôi có hai tầng tám mái lợp bằng ngói mũi hài, cổ to và dày.

19 thg 7, 2013

Bảo tàng đồ đá trong chùa

Nhiều người tỏ ra ngỡ ngàng khi chứng kiến những nông cụ đá, đồ đá cổ khi đến thăm bảo tàng độc nhất vô nhị ấy ở huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương. Người đã sưu tầm được bộ đồ đá khổng lồ quý hiếm đó là nhà sư Thích Thanh Thắng.

Tường vây vĩnh cửu khuôn viên vườn chùa

Về đến xã Tiền Tiến, nếu hỏi từ trẻ chăn trâu đến cụ già tóc bạc thì ai cũng biết chùa Đồng Ngọ Tự, nhưng thường gọi theo tên dân gian là Cửu Phẩm.

Ngôi chùa này được Khuông Việt Thiền sư xây dựng năm 971 theo chiếu lệnh của vua Đinh Tiên Hoàng, nghĩa là có tuổi đời lâu hơn cả Thăng Long – Hà Nội hay chùa Một Cột.

Đến Bắc Giang vãn cảnh chùa Vĩnh Nghiêm

Tọa lạc ở nơi hợp lưu của sông Lục Nam và sông Thương, chùa Vĩnh Nghiêm tỉnh Bắc Giang có vị thế rất đẹp. Bao quanh chùa là một vùng núi non sông nước nên không gian nơi đây luôn tĩnh lặng và trang nghiêm.

Được xây dựng từ thời Lý, đến thời Trần, chùa Vĩnh Nghiêm giữ vị trí đặc biệt trong lịch sử văn hóa Phật giáo khi trở thành nơi tu hành của các bậc cao tăng. Đỉnh cao nhất là ba vị Tam tổ của thiền phái Trúc Lâm là Thượng Hoàng Điều Ngự Trần Nhân Tông, Pháp Loa và Huyền Quang đều thụ giới ở chùa Vĩnh Nghiêm, lấy nơi này làm trung tâm Phật giáo thời Trần để đào tạo tăng đồ và xếp đặt tăng chức, chỉ đạo các chùa trong cả nước. 

Một góc chùa

17 thg 7, 2013

Biệt thự Phi Ánh - nền cũ lâu đài bóng tịch dương

Đà Lạt có hàng ngàn ngôi biệt thự cổ, hầu hết đều do người Pháp xây dựng. Đã là người Pháp xây dựng thì hẳn là phải mang phong cách Pháp. Thế nhưng có một ngôi biệt thự - có lẽ là duy nhất - lại mang phong cách Tây Ban Nha. Đó là biệt thự Phi Ánh. Có tên này là do năm 1940, vua Bảo Đại đã mua biệt thự này từ một viên chức Pháp để tặng cho thứ phi Phi Ánh của ông.

Đây là một ngôi biệt thự đôi, mang số 1A và 1B đường Quang Trung, Đà Lạt - cách ga Đà Lạt vài trăm met ở phía đối diện, vì thế nếu bạn đến ga để đi tàu lửa thì trong thời gian chờ tàu có thể thả bộ qua tham quan.

Biệt thự làm bằng đá granit, mang dáng vẻ cổ kính, thanh lịch, gồm 2 tòa nhà nối nhau bằng một hành lang vòng cung. Nó gợi cho ta nhớ tới những lâu đài ở châu Âu thời trung cổ. Đến đây bạn sẽ có rất nhiều góc chụp ảnh rất thú vị.


Tòa biệt thự bên trái

Ăn hà tiện ở Mỹ Tho

Khi cụm từ “du lịch bụi” hoặc “phượt” chưa thịnh hành, hơn chục năm trước, tại thành phố mang tên “cô gái đẹp”1 của Tiền Giang, đã có vài hàng quán phục vụ theo tiêu chí: ngon, rẻ.
Tuy nhiên, hà tiện không có nghĩa keo kiệt. Mà là tiêu xài tiết kiệm ở mức hợp lý. Muốn vậy, bạn phải có một thổ địa tốt.

Thăm “chị” của phở

Có dịp về thành phố trung tâm nhỏ bé này, cạnh con sông Tiền thơ mộng, bạn đừng quên món hủ tíu lừng danh. Tất nhiên, không phải tiệm nào cũng bán ngon. Địa chỉ tin cậy có quán chú Dìn, ở góc đường Lê Lợi - Lê Thị Phỉ, cạnh chợ Hàng Bông cũ, nay là chợ trái cây Mỹ Tho, thuộc phường 1. 


Danh trấn món cá cóc kho lạt. Ảnh: Tấn Tới