Làng Bích La, xã Triệu Đông (Triệu Phong, Quảng Trị) là
một miền quê có bề dày lịch sử và truyền thống văn hoá lâu đời. Đây
được coi là vùng đất “địa linh nhân kiệt” vì đã sản sinh ra nhiều nhân
tài cho đất nước.
![]()
Đình Bích La
Tuy nhiên, nói đến làng Bích La, người ta thường nghĩ ngay đến lễ hội Chợ đình Bích La nổi tiếng được tổ chức vào ngày mồng 3 Tết cổ truyền của dân tộc. Nếu có dịp ghé về Bích La ngày này, bạn sẽ có cảm nhận riêng về một lễ hội dân gian truyền thống mang đậm bản sắc riêng của một miền quê. Ở đó, bạn được tham gia lễ cầu rùa, lễ cầu may và có thể bạn sẽ tìm lại tuổi thơ của mình bằng việc làm giản dị là mua một con gà đất…
|
22 thg 1, 2013
Chợ đình Bích La
Hải Lăng đâu phải chỉ có gió Lào

Đua thuyền trên hồ Khe Chè. (Nguồn: website trường THPT thị trấn Hải Lăng).
Người phương xa từng đôi lần ngang qua vùng Hải Lăng của tỉnh Quảng Trị, thường giữ ấn tượng về hình ảnh một vùng đất chập chùng những đồi cát khô cằn, về mùa đông thì lồng lộng gió bấc rét buốt, mùa hè thì nắng cháy da, gió Lào thổi cát bụi mù trời... trông như một tiểu sa mạc ven biển. Thực ra, sẽ thật thiếu sót nếu những người ưa thích ngao du chưa một lần đặt chân đến Trằm Trà Lộc và hồ Khe Chè trên mảnh đất Hải Lăng.
Bên cầu Hiền Lương
![]()
Cầu Hiền Lương bắc qua sông Bến Hải trên tuyến đường quốc lộ 1A. Ảnh chụp từ bờ phía bắc.
Từ dãy Trường Sơn hùng vĩ, nơi giáp biên hai nước Việt - Lào có hai dòng sông đổ về hai hướng ngược chiều nhau; sông Sê-Băng-Hiêng chảy theo hướng tây sang Lào, sông Bến Hải chảy về phía mặt trời mọc, đi qua tỉnh Quảng Trị để ra biển Đông. Sông Bến Hải còn có phụ lưu là sông Sa Lung hòa dòng chảy trước khi gặp quốc lộ 1A với cây cầu Hiền Lương nối hai bờ nam bắc. Sông Bến Hải - còn có tên gọi khác là Rào Thanh - phát nguồn từ núi Động Chân thuộc dãy Trường Sơn và chảy từ tây sang đông và đổ ra biển ở cửa Tùng. Bến Hải là một địa danh nằm ở vùng thượng lưu nên tên sông được lấy từ địa danh này. Sông có tổng chiều dài chừng 100 km, nơi rộng nhất khoảng 200 mét, là ranh giới tự nhiên giữa hai huyện Vĩnh Linh và Gio Linh thuộc tỉnh Quảng Trị. |
Biển Cửa Tùng nhìn sóng xóa đi
Quảng Trị có biển Cửa Việt, Cửa Tùng, chạy dài theo bãi
biển khoảng 6km là địa đạo Vĩnh Mốc, một bảo tàng lịch sử trong lòng
đất.
Nơi có thể trở về Thánh địa La Vang có nhà thờ cổ kính, có cây lá vàng và bạt ngàn lá vàng, loài lá ăn được để nuôi sống bao con người từ những biến cố của thế kỷ trước khi người công giáo gặp hạn – lá vàng đã cứu sống họ.
Một thành cổ Quảng Trị, nơi duy nhất có 81 tờ lịch đồng, không ai bóc được lịch sử 81 ngày đêm, nơi thành cổ hứng chịu 32.800 tấn bom. Là nơi lữ khách nhìn thấy nước mắt đục của má tự chảy ra, tự khô đi mà không có đứa con liệt sĩ nào trở về lau khô nước mắt cho má.

Nghề kiếm sống trên biển cũng dễ thở nhưng mùa biển động, thuyền bãi đìu hiu, nhẵn túi.
Nơi có thể trở về Thánh địa La Vang có nhà thờ cổ kính, có cây lá vàng và bạt ngàn lá vàng, loài lá ăn được để nuôi sống bao con người từ những biến cố của thế kỷ trước khi người công giáo gặp hạn – lá vàng đã cứu sống họ.
Một thành cổ Quảng Trị, nơi duy nhất có 81 tờ lịch đồng, không ai bóc được lịch sử 81 ngày đêm, nơi thành cổ hứng chịu 32.800 tấn bom. Là nơi lữ khách nhìn thấy nước mắt đục của má tự chảy ra, tự khô đi mà không có đứa con liệt sĩ nào trở về lau khô nước mắt cho má.
21 thg 1, 2013
Mộ ông Tang và giai thoại xiềng mả
Ở xã Thanh Hòa (H.Cai Lậy, Tiền Giang) có một con rạch mang tên rạch Ông Tang. Theo tài liệu lịch sử địa phương, ông Tang tên thật Lê Phước Tang, là một nhân vật gắn với nhiều huyền thoại trong vùng.
Ông Tang nguyên là cai quản đồn điền, dẫn đoàn người từ miền ngoài vào Nam khai hoang lập nghiệp, lập nên làng Hòa Thuận (nay thuộc xã Long Khánh, H.Cai Lậy). Nhờ chí thú làm ăn, chẳng bao lâu ông trở thành người giàu có.
Mặc triều phục... đi ruộng
Giai thoại dân gian kể rằng lúc chúa Nguyễn Phúc Ánh bị Tây Sơn truy đuổi đã chạy đến vùng này. Sau một ngày chịu đói khát, nhờ mấy cụ già chỉ bảo, đoàn người đã tìm đến nhà ông Lê Phước Tang và lưu lại đây mấy hôm. Trước khi giã từ, Nguyễn Ánh đem một số hành lý gửi lại nhà ông Tang. Ngoài ra, ông Tang còn cống hiến một số tiền lớn cho chúa. Hành động hào hiệp của chủ nhà làm chúa Nguyễn Ánh cảm động, phong cho ông Tang làm Khâm sai Cai cơ.
Ngôi mộ ông Tang bị rêu phong, cỏ lấp - Ảnh: H.P
Hồi quang xưa trong Tử cấm thành…
Khách nhìn
những tấm hình chụp dấu xưa kinh thành Huế, thấy lầu Ngũ Phụng lộng
lẫy, điện Thái Hòa uy nghi, Tả Vu, Hữu Vu trầm mặc bên cội ngô đồng sẽ
khó hình dung sau bức tường Tử Cấm Thành lại là "tang thương ngẫu lục”
của bom đạn chiến tranh, cỏ xanh bời bời bên những nền móng đá Thanh -
dấu vết xa xưa của những cung điện đã thành cát bụi : Càn Thành, Khôn
Thái, Trinh Minh…
Tử Cấm Thành là vòng tường thành thứ 3 của Kinh đô Huế, giới hạn khu vực làm việc, ăn ở và sinh hoạt của vua và hoàng gia. Tử Cấm thành nguyên gọi là Cung Thành, được khởi công xây dựng từ năm Gia Long thứ 2 (1803), năm Minh Mạng thứ 2 (1821) đổi tên thành Tử Cấm Thành. Khu vực điện Khôn Thái, điện Trinh Minh... là nơi ăn ở sinh hoạt của hoàng quí phi và các phi tần mỹ nữ thuộc Nội Cung.

Về đêm, những dãy trường lang nhuốm màu hoài niệm trong ánh sáng đèn lồng…
Tử Cấm Thành là vòng tường thành thứ 3 của Kinh đô Huế, giới hạn khu vực làm việc, ăn ở và sinh hoạt của vua và hoàng gia. Tử Cấm thành nguyên gọi là Cung Thành, được khởi công xây dựng từ năm Gia Long thứ 2 (1803), năm Minh Mạng thứ 2 (1821) đổi tên thành Tử Cấm Thành. Khu vực điện Khôn Thái, điện Trinh Minh... là nơi ăn ở sinh hoạt của hoàng quí phi và các phi tần mỹ nữ thuộc Nội Cung.
Cồn Hến, Huế của muôn năm cũ

Từ cồn Hến - Vĩ Dạ nhìn về thành phố Huế
Cồn Hến nằm ở hạ nguồn sông Hương thơ mộng, nổi tiếng với đặc sản cơm, bún hến của riêng Huế. Ở giữa kinh đô du lịch, cồn Hến là một nốt trầm xao xuyến trong trường khúc Huế nhiều xúc cảm.
Không mấy người thăm cồn Hến khi đến Huế, lại càng ít người xem nó như một địa chỉ du lịch. Tuy nhiên, cồn Hến vẫn là một điểm đến của những cảm nhận sâu lắng. Trong sự thay đổi nhanh chóng của Huế, cồn Hến vẫn luôn mang trong mình vẻ trầm mặc sâu lắng, vì vậy có người nói cồn Hến là Huế của muôn năm cũ.
Chiều trên phá Tam giang
Đã
nhiều lần đến Huế, nhưng với tôi cái tên phá Tam Giang vẫn còn như xa
lạ bởi chỉ nghe chứ chưa một lần bước chân xuống thuyền để đựoc lênh
đênh trên sóng nước Tam Giang. Phá Tam Giang - chỉ cái tên thôi đã gợi
mở một vùng sông nước mênh mang và khá hiểm trở như câu ca xưa gắn liền
với cư dân xứ Huế : “Thương em anh cũng muốn vô. Ngại truông Nhà Hồ, ngại phá Tam Giang”.
Từ
Huế, xe chúng tôi chạy chỉ chừng 15km, đi theo hướng ra cửa biển Thuận
An một vùng đầm phá rộng lớn hiện ra trước mắt với sóng nước khoáng đạt
và gió thì vô cùng hào phóng. Tam Giang là nơi
giao hòa dòng chảy của 3 con sông : sông Hương, sông Bồ và sông Ô Lâu.
Và Tam Giang như mang cả những nét đẹp hiện hữu
của từng dòng sông ấy. Cái dịu dàng, xanh thẳm và mê đắm của dòng Hương
Giang. Sự hiểm nguy và mạnh mẽ của dòng sông Bồ hay sự thất thường, trái
tính của con nước dòng Ô Lâu. Là hợp lưu của ba
dòng chảy nên Tam Giang có đầy đủ các sản vật của một vùng sông nước
miền Trung với tôm, cua, cá, nghêu , sò , ốc , hến. . . với một trữ
lượng khá dồi dào và đây là nguồn sống chính của hàng nghìn hộ ngư dân
đang sống dọc theo các vạn đò ven phá Tam Giang.
Trường Tiền: Thăng trầm của một cây cầu lịch sử
"Trường
Tiền là chiếc cầu định mệnh của Huế. Đến Huế mà chưa đứng trên cầu là
chưa vô tới Huế, chỉ mới tạt qua Huế mà thôi. Phải chăng vì thế mà từ
ngày có mặt, tuy nằm yên một cõi, Trường Tiền đã mang những vết hằn lịch
sử sâu nặng nhất của một xứ Huế thăng trầm theo thế sự".
Trần
Kiêm Đoàn - một người con xứ Huế - đang định cư tận Sacramento (Mỹ) đã
khái quát như thế về một chiếc cầu duyên dáng, yêu kiều bắc qua dòng
sông thơ mộng dẫu một thời chứng kiến sự ác liệt của lịch sử, của chiến
tranh...
Cầu Trường Tiền khởi công xây dựng năm 1897 và hoàn tất năm 1899 dưới triều vua Thành Thái. Đây là chiếc cầu đường bộ đầu tiên bắc qua sông Hương, không chỉ chấm dứt sự chia cắt của bờ bắc - kinh đô của triều đình với bờ nam - nơi đặt tòa khâm sứ của chính phủ bảo hộ (Pháp), mà còn nối liền con đường thiên lý Bắc - Nam bị cách đò trở giang suốt mấy thế kỷ. Hãng Eiffel, Pháp được thuê thiết kế và thi công cầu với hình dáng sáu vài vòng cung bằng thép, mặt cầu lát gỗ lim.

Cầu Trường Tiền lung linh huyền ảo trong đêm - Ảnh: Phạm Bá Thịnh
Cầu Trường Tiền khởi công xây dựng năm 1897 và hoàn tất năm 1899 dưới triều vua Thành Thái. Đây là chiếc cầu đường bộ đầu tiên bắc qua sông Hương, không chỉ chấm dứt sự chia cắt của bờ bắc - kinh đô của triều đình với bờ nam - nơi đặt tòa khâm sứ của chính phủ bảo hộ (Pháp), mà còn nối liền con đường thiên lý Bắc - Nam bị cách đò trở giang suốt mấy thế kỷ. Hãng Eiffel, Pháp được thuê thiết kế và thi công cầu với hình dáng sáu vài vòng cung bằng thép, mặt cầu lát gỗ lim.
Món ngon từ con hến sông Hương

Gánh cơm hến ở Huế.
Xưa nay, cơm hến là món ăn bình dân, quen thuộc hàng ngày của người xứ Huế. Ngoài hai "nguyên liệu" chính là cơm nguội và những con hến nhỏ li ti xúc lên từ sông Hương, tô cơm hến còn có rất nhiều gia vị khác. Những năm gần đây, người Huế lại chế biến món hến với bún và mì.
Người dân Cồn Hến thuộc phường Vỹ Dạ thành phố Huế chuyên nghề xúc hến dưới sông Hương để cung cấp cho những người nấu cơm hến, làm chất liệu chính chế biến ra đặc sản "rất Huế" này. Đầu tiên, những con hến xúc lên từ đáy sông được chà xát, rửa ráy sạch sẽ trước khi đem luộc chín. Khi những con hến há miệng người ta khều lấy thịt. Nước luộc hến được lọc lại thật kỹ, đựng vào các bịch nhựa sẽ bán cùng với thịt hến.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)