14 thg 1, 2013
Vô chùa tắm biển (Tịnh xá Ngọc Hải)
Bạn muốn đi tắm biển nhưng ngại nơi náo nhiệt ồn ào?
Tôi chỉ cho bạn một nơi lý tưởng nhé.
Trên đường đi đến Vũng Tàu thay vì đi thẳng bạn hãy ghé qua Long Hải, nơi đó có một tịnh xá nằm sát bên bãi biển. Tịnh xá này dành cho ni sư, cảnh quan tuyệt đẹp. Bạn hãy thưởng ngoạn cảnh quan, chiêm bái các kiến trúc thể hiện các điển tích Phật giáo, rồi thả mình vào dòng nước mát. Tịnh xá cũng có tổ chức cho thuê chỗ, giữ đồ như các bãi tắm, nhưng giá rất dễ chịu, và đều do các ni cô quản lý... bạn sẽ không phải bực mình vì bị chèo kéo, hét giá v.v...
Tắm xong bạn có thể dùng cơm chay trong tịnh xá. Vì là nhà chùa, nên bạn có thể ăn mà không mất tiền, nhưng tốt nhất là nếu đi đông người bạn có thể gửi tiền để các ni có thể mua thức ăn và nấu chuẩn bị cho bạn (chứ ăn chùa thì... cũng ngại!). Ăn xong, bạn có thể ngả lưng trên những tấm phản mát lạnh của tịnh xá.
Cách đó vài trăm met là Mộ Cô, bạn có thể thả bộ tới tham quan.
Tịnh xá Ngọc Hải được xây dựng xong năm 1983 và sửa sang nhiều cho đến 1990 do 2 sư cô trụ trì là Chí Liên và Tâm Liên. Sư cô Chí Liên chính là cháu nội của Tùng Thiện Vương Miên Thẩm (Chính là ông Tùng trong 2 câu thơ: Văn như Siêu Quát vô Tiền Hán - Thi đáo Tùng Tuy thất Thịnh Đường).
Điểm danh 5 món ăn vặt đặc trưng Sài Gòn
Có thể nói từ sáng tới đêm, dân ăn vặt Sài thành chẳng bao giờ sợ lỡ
bữa, cứ bước chân ra khỏi cửa hoặc thậm chí chả phải đi đâu, quà vặt
luôn phục vụ mọi nơi mọi lúc.
Sài Gòn vốn là mảnh đất cho dân tứ phương về đây lập nghiệp. Chính vì thế, có thể nói nơi đây hội tụ mọi tinh hoa ẩm thực Việt. Bài viết này chỉ đề cập món quà vặt, bởi nó là món ăn dân dã của mọi gia đình và cũng là phương cách mưu sinh của bao người nghèo ít vốn.
Trong một cuốn sách viết về du lịch Sài Gòn có đề cập đến những món ăn vặt phổ biến của Sài Gòn xưa là: bột chiên, há cảo, gỏi đu đủ (hay còn gọi là gỏi khô bò), bò bía, phá lấu…
Ngày nay, thực đơn ăn vặt của Sài Gòn đã dài ra rất nhiều bao gồm: bánh tráng trộn, cá viên chiên, bò viên chiên, bánh tiêu, bánh bột lọc… Xin giới thiệu một số món ăn vặt mà người Sài Gòn ưa chuộng.
Sài Gòn vốn là mảnh đất cho dân tứ phương về đây lập nghiệp. Chính vì thế, có thể nói nơi đây hội tụ mọi tinh hoa ẩm thực Việt. Bài viết này chỉ đề cập món quà vặt, bởi nó là món ăn dân dã của mọi gia đình và cũng là phương cách mưu sinh của bao người nghèo ít vốn.
Trong một cuốn sách viết về du lịch Sài Gòn có đề cập đến những món ăn vặt phổ biến của Sài Gòn xưa là: bột chiên, há cảo, gỏi đu đủ (hay còn gọi là gỏi khô bò), bò bía, phá lấu…
Ngày nay, thực đơn ăn vặt của Sài Gòn đã dài ra rất nhiều bao gồm: bánh tráng trộn, cá viên chiên, bò viên chiên, bánh tiêu, bánh bột lọc… Xin giới thiệu một số món ăn vặt mà người Sài Gòn ưa chuộng.
Tản mạn xôi Sài Gòn
Người Sài Gòn rất chuộng xôi. Xôi sớm, xôi chiều, xôi tối lúc nào
cũng có người ăn. Đất Sài thành có một phố chuyên bán xôi và còn rất
nhiều món xôi "đặc sản" khó tìm nơi khác.
Xôi Sài Gòn có thể chia làm hai loại là xôi ngọt và xôi mặn. Xôi ngọt phổ biến nhất vẫn là xôi gấc, xôi cẩm (hay còn gọi là xôi tím), xôi nếp than, xôi đậu, xôi sầu riêng, xôi vò. Mỗi loại xôi lại có cách thêm hành phi, mỡ hành, dừa bào hay đường riêng.
Xôi Sài Gòn có thể chia làm hai loại là xôi ngọt và xôi mặn. Xôi ngọt phổ biến nhất vẫn là xôi gấc, xôi cẩm (hay còn gọi là xôi tím), xôi nếp than, xôi đậu, xôi sầu riêng, xôi vò. Mỗi loại xôi lại có cách thêm hành phi, mỡ hành, dừa bào hay đường riêng.
Xôi ngọt tại Sài Gòn thường có lớp đường kính phủ lên trên
Lạ lẫm ốc vòi voi
Chiêm ngưỡng loài
ốc vòi voi chắc chắn bạn sẽ sửng sốt bởi hình dáng kỳ lạ lẫn kích cỡ quá
khổ của chúng. Lúc thưởng thức, bạn sẽ giật mình lần nữa vì loại ốc này
thật sự ngon ngọt, giòn, dai ăn rất thú.
Bước vào một nhà hàng khá sang trọng ở Thủ Đức (TP.HCM), đập vào mắt chúng tôi là bể chứa chừng 5-6 chú ốc khổng lồ với hình dáng lạ lẫm. Ốc rất to, nhỏ nhất cũng độ 1,5kg/con, vỏ ngoài màu trắng ngà, hai vỏ khép hờ. Nhô ra giữa hai lớp vỏ là chiếc xúc tu dài, to hình trụ, nhìn không khác nào một chiếc vòi voi thực thụ…
Một con ốc vòi voi với xúc tu "khủng"
Bước vào một nhà hàng khá sang trọng ở Thủ Đức (TP.HCM), đập vào mắt chúng tôi là bể chứa chừng 5-6 chú ốc khổng lồ với hình dáng lạ lẫm. Ốc rất to, nhỏ nhất cũng độ 1,5kg/con, vỏ ngoài màu trắng ngà, hai vỏ khép hờ. Nhô ra giữa hai lớp vỏ là chiếc xúc tu dài, to hình trụ, nhìn không khác nào một chiếc vòi voi thực thụ…
Thám hiểm hẻm Sài Gòn
Từ ba năm nay, tôi không ngừng khám phá Sài Gòn và Việt Nam. Tôi đến Sài Gòn lần đầu lúc trời chạng vạng tối và còn nhớ như in cảm giác khi đi từ sân bay về nhà cô bạn đồng nghiệp để lưu trú vài ngày. Tiếng ồn, ánh đèn của bảng hiệu trên đường và dòng xe cộ đông nghịt vây quanh taxi của tôi. Xe dừng lại, cô bạn dẫn tôi đi vào con hẻm nhỏ. Tôi bắt đầu khám phá một diện mạo khác của Sài Gòn: mạng lưới hẻm. Chỉ mới vào hẻm được vài bước, tiếng ồn của con đường lớn phía ngoài đã mất dần. Một khung cảnh mới hiện ra: nhiều gia đình ngồi ăn cơm tối ngay bậc cửa, bọn trẻ chạy chơi dưới ánh mắt nhìn chăm chú của hàng xóm.
Những gánh hàng rong trên phố Sài Gòn
Khách du lịch nước ngoài chụp ảnh một gánh hàng rong trên đường Lê Lợi. Ảnh: KVT
Bạn có thể đã sống ở Sài Gòn lâu năm, cả chục năm hoặc hơn thế nữa, nhưng chắc chẳng mấy khi hoặc chưa một lần bạn bỏ hẳn một ngày thong dong thả bộ từ con phố này sang con phố khác, trong cái nắng Sài Gòn rồi tấp vào quán bên đường khi gặp cơn mưa bất chợt. Đi "lang thang" như thế, bạn sẽ bắt gặp một "Sài Gòn trên những đôi quang gánh".
Đó là những mảng nhỏ trong bức tranh đô thị đầy ắp sắc màu và thừa mứa âm thanh không thể hiện "tầm vóc hiện đại" của cái thành phố chen chúc cao ốc này nhưng chính là nét sinh hoạt đời thường rất riêng, lặng lẽ trong lòng phố Sài Gòn.
Những con chim không ẩn mình chờ chết
Chỉ hơn trăm năm trước, đất Sài Gòn còn um
tùm lau sậy, chim muông vô kể. Rồi theo tháng năm, dân cư ngày một đông
đúc, nhà cửa mọc lên san sát, nguồn thức ăn cũng như nơi sinh sống không
còn, muông thú ngày càng ít đi, tuy nhiên, một số loài chim vẫn thích
nghi và tồn tại được cho đến ngày nay.
Do sống hoà cùng nhịp đô thị, các loài chim ở thành phố
gần như đã quen với con người, với tiếng ồn và khói bụi. Nhiều loài
chim chọn cho mình nơi kiếm ăn lý tưởng ở các công viên, trường học,
chùa chiền, nhà thờ, những nơi có nhiều cây xanh và nguồn thức ăn phong
phú. Một số công viên, đặc biệt là công viên Tao Đàn, có khá nhiều loài
chim tập trung. Cuộc sống của các chú chim ở thành phố lắm lúc còn sướng
hơn cả đồng loại ở các khu vực rừng núi vì ít bị săn bắt, ít bị tấn
công bởi các loài thú ăn thịt, đôi khi còn được người ta cho ăn nữa.
Với mục tiêu tìm hiểu về các loài chim ở khu vực nội
thành TP.HCM, các nhà khoa học thuộc viện Sinh học nhiệt đới đã tiến
hành khảo sát và ghi nhận được 47 loài chim. Cuộc khảo sát cho thấy: hầu
hết các loài chim sống trong các quận nội thành là những loài có khả
năng thích nghi tốt với lối sống đô thị, thậm chí một số loài nay đã ít
gặp trong các khu rừng già.
Xin giới thiệu hình ảnh một số loài chim tại TP.HCM mà chúng tôi ghi nhận được:
Đường Thiên Lý giữa Sài Gòn
Xuyên thành Gia Định
“Đó là một trong những con đường xưa nhất của Sài
Gòn, của thành Gia Định. Lịch sử thành phố đã cuộn qua nó rất sôi động,
rất khốc liệt. Con đường này cũng không mấy thay đổi qua nhiều biến
động, nhiều thời kỳ”, nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu gật đầu tâm đắc khi
nghe hỏi về trục đường Nguyễn Thị Minh Khai - Xô Viết Nghệ Tĩnh.
Đường phố Sài Gòn ngày xưa
Bức ảnh trên là đại lộ Nguyễn Huệ, Sài Gòn, trước năm 1975. Thời thuộc Pháp, con đường này có tên là Boulevard Charner. Trên con đường này ngày xưa có rạp Rex, rạp Eden, passage Eden, Thương xá Tax, bánh mì pâté Đô Chính, phòng trà Queen Bee, Tổng Nha Ngân Khố, Kỹ Thương Ngân Hàng, Hôtel Palace,Hãng Charner.
Nguồn gốc địa danh Sài Gòn
Ngay từ đầu
thế kỷ hai mươi, người Pháp đã nỗ
lực để tìm biết nguồn gốc của
địa danh Sài Gòn, tên của một thành phố mà qua phong
cách lãng mạn tây phương họ biến nó thành “Hòn
Ngọc Viễn Đông” (La perle de l’Extrêm Orient), một cái
tên đã được thông dụng từ lâu nhưng
họ, và cả ta nữa, đều không biết nghĩa.
Vì thiếu tài liệu, tôi không thể trích dẫn tên
của nhà học giả tiên phong đó, chỉ biết
đại khái các điều sau đây. Ông ấy cho
rằng Sài Gòn, người Cao Miên, chủ đất cũ
của miền Nam nước Việt, gọi Là Prây Nokor.
Prây là Rừng, Nokor là Quốc gia. Có thể Sài Gòn do âm
của Prây Nokor mà ra chăng? Đây chưa hẳn là
giả thuyết đáng tin cậy. Prây cũng có thể
biến thành Sài. Nhưng Nokor có hơi khó biến thành Gòn
lắm.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)