14 thg 1, 2013

Đậm đà ba khía muối

Trong những đặc sản nổi tiếng ở vùng ngập mặn Mũi Cà Mau phải kể đến con ba khía. Ba khía thuộc họ nhà cua, nhưng sống chủ yếu ở hai bên bờ rạch hoặc trên những vạc rừng khô có các loại cây như: đước, mắm, cóc... Với người dân Cà Mau xa xứ, trong sâu thẳm nỗi niềm nhớ quê có cả hương vị đậm đà của ba khía muối.

Tại vùng ngập mặn Cà Mau, ba khía chủ yếu tập trung nhiều ở Rạch Gốc, huyện Ngọc Hiển; Năm Căn, Đầm Dơi. Ba khía thường đào hang ở những vạc rừng khô. Để bắt ba khía, theo những người ở địa phương kể, họ trang bị bao tay, thùng đựng (hoặc giỏ tre) và đèn (ngày xưa dùng đuốc)…
Bắt ba khía phải lẹ tay, bằng không chúng chạy vào hang hoặc kẹp vào tay rất đau. Từ tháng 4-5 âm lịch, mùa sa mưa đến, cây mắm, cây cóc ra trái, con ba khía có nguồn thức ăn, có nước ngọt uống, bắt đầu lột vỏ, có trứng.
Tháng 7-8 âl, mùa ba khía đẻ trứng cũng là mùa hội tụ của chúng, đặc biệt vào những đêm tối trời, ba khía lên khỏi hang. Chúng bám đầy thân cây mắm, cây cóc, bò trên bãi bùn ven bờ rạch. Lúc này con ba khía đặc biệt ngon, thịt chắc, có gạch son. Người sành nghề săn bắt gọi đây là mùa hội ba khía. Thời điểm này, người ta không bắt từng con mà quơ hốt từng nhóm 5-7 con.

Rừng U Minh Hạ ở đất mũi Cà Mau



Một góc Vườn quốc gia U Minh Hạ, Cà Mau. Ảnh: Mai Lý

Vườn quốc gia U Minh Hạ nằm trên địa bàn các xã Khánh Lâm, Khánh An (huyện U Minh) và Trần Hợi, Khánh Bình Tây Bắc (huyện Trần Văn Thời) tỉnh Cà Mau. Vào rừng, du khách sẽ đi giữa ngút ngàn lau sậy bung cờ trắng xóa, cùng với rừng tràm bạt ngàn lan tỏa hương thơm nhẹ nhàng trong gió. Thỉnh thoảng, lại gặp những bụi sim mua hoa tím lãng mạn điểm xuyết giữa màu xanh thăm thẳm của khu rừng tràm ngập mặn.

Vườn quốc gia U Minh Hạ được thành lập trên cơ sở sáp nhập Khu bảo tồn thiên nhiên rừng đặc dụng Vồ Dơi và một phần diện tích rừng tràm U Minh Hạ, có tổng diện tích 8.286 héc ta, chia làm ba khu vực, gồm khu dịch vụ hành chính, khu phục hồi sinh thái và khu bảo tồn. Đây là khu vực có hệ sinh thái mang nét độc đáo của vùng đất ngập nước trên lớp than bùn. Thực vật ở đây đặc trưng nhất là cây tràm và các loại dây leo. Hệ động vật tương đối phong phú, ngoài các loại cá đồng, chim chóc, Vườn quốc gia U Minh Hạ còn là nơi trú ngụ của trăn, rắn, khỉ, nai, cheo, heo rừng... 



Tiên Sư cổ miếu ở Bạc Liêu

Đây là ngôi miếu cổ ở thị xã Bạc Liêu, được Ủy ban Nhân dân tỉnh Bạc Liêu công nhận là di tích lịch sử - văn hóa. Miếu có từ lâu đời, được nhân dân gọi là miếu Tiên Sư, miếu Tổ Sư hay miếu Thầy. 

Đó là một ngôi miếu nhỏ thờ Tam Giáo tổ sư, được làm bằng cây lá rừng, trên một gò đồi thuộc vùng Ba Thắc xưa. Ngôi miếu này không những có quan hệ mật thiết với những sự kiện lịch sử quan trọng trong quá trình hình thành làng xã ở Bạc Liêu, mà còn là một chiến tích của Nguyễn Tri Phương trong việc tiễu trừ quân phiến loạn và đẩy lùi giặt dốt.


Gian chính điện Tiên Sư cổ miếu

Ngọn lửa Đồng Nọc Nạng

Đó là câu chuyện đầy bi tráng về những người nông dân đứng lên chống áp bức, bất công để giành lại mảnh đất mà họ đã đổ xương máu gầy dựng. Chiều sắp tắt. Trước cửa khu di tích lịch sử Nọc Nạng (xã Phong Thạnh A, huyện Giá Rai, Bạc Liêu), có ba người khách phương xa vừa đến xin vào thắp nhang, viếng đền.

Nhân viên khu di tích Nọc Nạng giới thiệu với khách tham quan về trận quyết tử của gia đình ông Mười Chức năm 1928 được tái hiện qua mô hình - Ảnh: Chí Quốc

Về Bạc Liêu nghe bài Dạ cổ hoài lang

Khu lưu niệm soạn giả Cao Văn Lầu được UBND tỉnh Bạc Liêu công nhận là di tích lịch sử cấp tỉnh năm 1997. Đây là một trong những địa chỉ du lịch lý tưởng của du khách và những người đam mê đờn ca tài tử.

Tham quan và nghe giới thiệu về cuộc đời của Cao Văn Lầu và quá trình sáng tác bài “Dạ Cổ Hoài Lang”. Ảnh: Mỹ An

Đến với tỉnh Bạc Liêu, du khách sẽ được tham quan rất nhiều danh lam thắng cảnh, nhiều di tích lịch sử, văn hóa tiêu biểu như vườn chim Bạc Liêu, Phật Bà Nam Hải, nhà công tử Bạc Liêu, chùa Xiêm Cán…, mỗi nơi sẽ khiến chúng ta có những cảm nhận khác nhau.

Thăm nhà công tử Bạc Liêu

Những ai có dịp đến Bạc Liêu đều khó lòng bỏ qua một địa chỉ quen thuộc gắn liền với mảnh đất này, đó là nhà công tử Bạc Liêu, người nổi tiếng ăn chơi nhất xứ Nam kỳ đầu thế kỷ 20.


Ngôi biệt thự giờ đã được chuyển sang kinh doanh khách sạn với 10 phòng ngủ. Ảnh: Tống Đức Thuận

Ngôi nhà tọa lạc tại số 13 Điện Biên Phủ, P.3, TP.Bạc Liêu (tỉnh Bạc Liêu) với kiến trúc hiện đại vào thời đó cùng cách bài trí hài hòa, sang trọng đã nói lên được phần nào sự giàu có của gia tộc ông hội đồng Trần Trinh Trạch thời bấy giờ. Được xây dựng năm 1919, do kỹ sư người Pháp thiết kế nên căn biệt thự nhìn rất Tây. Phần lớn vật liệu xây dựng như thép đúc, cửa, cẩm thạch lát nền, gạch, khung sắt trang trí..., đều chở từ Pháp qua. Các ốc vít đều có khắc chữ “P” chìm, như minh chứng nguồn gốc xuất xứ của nó tại thủ đô Paris hoa lệ. Ngoài tên gọi nhà công tử Bạc Liêu, căn biệt thự còn được dân địa phương quen gọi là nhà Lớn.


Phủ thờ dòng họ Cao Triều


Thời đàng cựu, chính sách chiêu mộ lưu dân vào Nam khẩn hoang của các chúa Nguyễn là: Ai có nhân lực, vật lực… đủ sức khai hoang thì cứ tự do mà trưng khẩn và nếu khai phá được một diện tích đất đai đủ điều kiện thành lập làng mới thì cho người đó làm trưởng làng. Đến khi người Pháp đô hộ, chính quyền thực dân vẫn giữ chính sách nêu trên. Thực tế, để thu thuế nhanh, toàn quyền Đông Dương đã ký nhiều Nghị định cấp cho những người giàu có hàng ngàn mẫu, với điều kiện người chủ đất chịu trách nhiệm nộp thuế cho nhà nước. Chính sách điền địa nêu trên đã thành sự ưu ái cho một nhóm người có tiền tài và quyền lực. Thế cho nên ruộng đất chỉ tập trung vào tay một nhóm người rất nhỏ.

13 thg 1, 2013

Đi Vũng Tàu tắm... suối!

Đi Vũng Tàu là để tắm biển. Nhưng nếu sau khi tắm biển xong, trên đường về bạn ghé Suối Tiên - Suối Đá để tắm thì cũng thú vị lắm phải không?

Suối Tiên, suối Đá là tên 2 con suối ở núi Dinh, thuộc huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Suối Tiên ở trên cao, suối Đá ở dưới thấp.

Nếu bạn trên đường về từ Vũng Tàu và chỉ có ít thời gian để ngoạn cảnh, tắm suối thì bạn nên ghé suối Đá. Từ hướng Vũng Tàu trở về, qua khỏi Bà Rịa khoảng 8km, nhìn bên phải thấy giáo xứ Chu Hội, có con đường nhỏ rẽ vào, bạn sẽ đến suối Đá. Đường nhỏ, nhưng xe hơi đi được. Gần đến suối có bãi gửi xe, đi bộ khoảng vài trăm met.

Cảnh quan ở đây đẹp hoang sơ. Lá cây rừng xanh mướt, nước trong veo róc rách qua khe đá. 


Suối Đá - Ảnh: Phạm Hoài Nhân


Chùa Phật Đà trên đất Hà Tiên - Kiên giang

Chùa Phật Đà thường được gọi là chùa Lò Gạch, tọa lạc ở số 32, đường Mạc Cửu, phường Bình San, thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.

Chùa nằm dưới chân núi Bình San, cạnh lăng Mạc Cửu. Xưa kia, nơi đây có cái lò gạnh bị bỏ hoang. Đến năm 1945, trên bước vân du hành đạo miệt Hà Tiên, Hòa thượng Thích Chí Hoà, (thế danh Nguyễn Văn Tịnh) đã dừng chân tại chỗ này và lập nên một ngôi chùa nhỏ bằng cây lá mang tên là Tịnh Xá Chí Hòa. Và vì cái lò gạch được sử dụng làm chánh điện, để tụng kinh bái sám, nên dân địa phương gọi là Chùa Lò Gạch.

Về với thiên nhiên



Khu nghỉ dưỡng nằm trong rừng cây hoang sơ. Ảnh: Thùy Vy

Chúng tôi đến Phú Quốc vào một ngày đẹp trời. Nắng vàng như mật ong chảy sóng sánh trên từng lá cây ngọn cỏ của đảo ngọc. Lần này chúng tôi lưu trú tại một khu nghỉ dưỡng trông hoang sơ như rừng vắng nằm sát bãi biển.

Toàn bộ diện tích khu nghỉ dưỡng (resort) khoảng 20 héc ta thì có tới hơn 15 héc ta đất trống, cây cối mọc như rừng. Cỏ dại phủ um tùm một cách có trật tự, bên trong chứa chấp cả ti tỉ con cào cào bé bằng hai ba hạt gạo, mỗi khi có động là nhảy lên xoi xói. Trên đường đi nhận phòng, tôi ngồi thụp xuống, rón rén bụm tay bắt cho bé con ba tuổi con cào cào màu xanh lá.