Hiển thị các bài đăng có nhãn bánh. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn bánh. Hiển thị tất cả bài đăng

15 thg 12, 2023

Hương vị bánh ú sắn

Mới đây, tôi được người thân biếu hai cặp bánh ú chế biến từ củ sắn tươi, nhân đậu đen, mang hương vị đậm đà quê kiểng, hương vị khiến tôi nhớ về thời bao cấp mà bữa cơm hàng ngày luôn gắn với củ sắn, củ khoai...

Bánh ú sắn. Ảnh: NGUYỄN ĐIỆN NGỌC

Trong những năm công tác ngành lâm nghiệp tại huyện Trà My (cũ), hàng tháng tôi được cấp 19kg lương thực, trong đó chiếm tới 70% độn. Chất độn chủ yếu là sắn lát phơi khô, họa hoằn lắm mới được một vài ký hạt bo bo hay mì sợi.

8 thg 12, 2023

Bồng bềnh kẹo mây

Hồi tôi còn nhỏ, ba mẹ thường chạy cơm từng bữa, nên quà vặt là thứ rất xa xỉ, ngoài tầm với. Một lần, tôi được nhỏ bạn cho "ăn ké" một góc nhỏ xíu của cây kẹo bông gòn trắng tinh. Kể từ đó, tôi cứ nhớ mãi vị ngọt ơi là ngọt của đám mây bồng bềnh ấy.


Mấy chục năm trôi qua, kẹo bông gòn vẫn xuất hiện nhiều nơi, chưa bị các loại bánh kẹo thời thượng “đưa vào dĩ vãng”. Có lẽ, sự độc đáo về hình dáng của chúng bắt mắt khách hàng, nhất là trẻ nhỏ.

7 thg 12, 2023

Muôn kiểu quà vặt từ lá dứa càng ăn càng ghiền ở miền Tây

Lá dứa là nguyên liệu quan trọng được người miền Tây dùng làm rất nhiều loại bánh ngon miệng, hấp dẫn.

Bánh bông lan lá dứa

Bánh bông lan là món bánh quen thuộc, phổ biến. Khi cho nước lá dứa vào cùng bột bánh, thành quả sẽ vô cùng bắt mắt. Chưa kể lá dứa còn đem đến hương thơm thoang thoảng, vị ngọt nhẹ dễ ăn.

Bánh bông lan lá dứa có màu sắc đẹp mắt. Ảnh: Foody

2 thg 12, 2023

Bánh lọc Huệ

Mỗi lần nhắc đến địa danh Mỹ Chánh, xã Hải Chánh-Hải Lăng, ai cũng nhớ ngay đến bánh lọc-một món ăn chân quê nhưng có vị ngon đến lạ. Nhằm đưa sản phẩm đặc trưng của địa phương ngày càng vươn xa trên thị trường, vợ chồng anh chị Hồ Minh Thạnh và Nguyễn Thị Huệ ở thôn Mỹ Chánh đã xây dựng thương hiệu “Bánh lọc Huệ”.

Từ món ăn dân dã...

Kế thừa nghề làm bánh lọc của ông cha để lại, hơn chục năm nay, vợ chồng anh Thạnh và chị Huệ không chỉ duy trì mà luôn tìm tòi, sáng tạo để xây dựng nên thương hiệu món ăn đậm đà vị quê nhà, đó là “Bánh lọc Huệ”. Vì thế, cơ sở sản xuất của họ luôn được đông đảo du khách thập phương dừng chân thưởng thức tại chỗ hoặc mua về làm quà biếu cho người thân, bạn bè.

Cơ sở sản xuất bánh lọc Huệ luôn lựa chọn thực phẩm ngon để làm bánh chất lượng - Ảnh: K.S

Đậm đà bánh ướt Ba Thung

Ghé thăm Cam Lộ, hỏi về một món ăn dân dã của vùng đất này thì có lẽ bánh ướt Ba Thung được nhiều người nhắc đến nhất.

Bánh ướt Ba Thung là món ăn bình dân nhưng hấp dẫn, thơm ngon - Ảnh: H.T

Quán bánh ướt Ba Thung nằm trong một ngôi làng yên bình, bao quanh bởi nhiều khu vườn yên tĩnh và xanh mát, lúc nào cũng tấp nập thực khách ra vào. Sở dĩ, món ăn có tên gọi là bánh ướt Ba Thung bởi nó được làm ra từ những người con của mảnh đất Ba Thung, xã Cam Tuyền.

28 thg 11, 2023

Độc đáo món bánh “coóc mò” trong lễ thôi nôi của người Tày, Nùng

Bánh coóc mò là món ăn truyền thống độc đáo của người Tày, Nùng. Theo tiếng Tày "coóc mò" có nghĩa là sừng bò, là loại bánh không thể thiếu trong lễ thôi nôi của mỗi em bé.

Theo phong tục của người Tày, Nùng, khi em bé sinh ra được một tháng tuổi sẽ được làm lễ “Khai bươn” (lễ đầy tháng, lễ thôi nôi). Đây là lễ thức đầu tiên trong mỗi đời người nên được chuẩn bị rất chu đáo, công phu. Ngày đầy tháng của em bé, gia đình sẽ mời thầy cúng đến làm lễ với các loại lễ vật gồm có: xôi ngũ sắc, gà luộc, rượu trắng, thịt lợn và đặc biệt không thể thiếu được bánh coóc mò để cúng bà Mụ và xin bà Mụ đặt tên cho đứa bé. Dịp này, gia đình cũng mời họ hàng, làng xóm đến ăn cơm và khi ra về đều tặng bánh coóc mò làm quà.

Khi làm lễ đầy tháng, người ta phải căn cứ vào số khách mời để gói cho đủ bánh, khi khách ra về mỗi người đều được gia chủ tặng bánh coóc mò làm quà.

31 thg 10, 2023

Lạ miệng đặc sản bánh giò bầu chỉ có ở Lạng Sơn

Bánh giò bầu là món ăn truyền thống của người dân xã Hữu Liên, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn.

Đến làng du lịch cộng đồng Hữu Liên (Hữu Lũng, Lạng Sơn), du khách không chỉ được tham quan, chiêm ngưỡng khung cảnh thiên nhiên, núi non hùng vĩ mà còn trải nghiệm các loại hình du lịch mới lạ như cưỡi ngựa trên theo nguyên, tham gia lễ hội, sinh hoạt trên nhà sàn... Bên cạnh đó, ẩm thực địa phương cũng là điều khiến du khách ấn tượng khi ghé thăm nơi đây.

Là món ăn truyền thống của người dân địa phương, bánh giò bầu những năm gần đây đã trở thành sản phẩm du lịch được giới thiệu cho du khách. Xưa kia, Hữu Lũng là xã vùng cao với điều kiện kinh tế khó khăn. Người dân đã sáng tạo ra món bánh giò bầu từ nguyên liệu chay, thay thế giò lụa trong mâm cỗ, đặc biệt trong các dịp lễ, tết.

Bánh giò bầu đặc sản Hữu Liên, huyện Hữu Lũng, Lạng Sơn. Ảnh: Chí Long

27 thg 10, 2023

Bánh xèo làng cổ Lộc Yên

Một bữa tiệc bánh xèo diễn ra trong khu vườn đầy cây trái của làng cổ Lộc Yên. Ảnh: Thanh Hòa/Báo ảnh Việt Nam

Quảng Nam là xứ có nhiều sản vật, người dân lại cần cù, khéo tay, chịu khó, nhờ đó mà cũng hình thành nên nhiều món ăn ngon nổi tiếng như mì Quảng, cao lầu, cơm gà Hội An, bê thui Cầu Mống, bánh tổ, phở sắn… và có một món không thể bỏ qua đó là bánh xèo làng cổ Lộc Yên.

Bánh xèo là món ăn chơi, có ở nhiều địa phương của cả 3 miền Bắc, Trung, Nam. Mỗi nơi tùy vào điều kiện, sở thích, thói quen và văn hóa mà có cách chế biến khác nhau đôi chút nhưng tựu trung đó là thứ bánh làm bằng bột gạo tráng giòn trên chảo nóng. Bánh có vỏ bên ngoài mỏng, màu vàng, giòn giòn, bên trong là nhân tôm, thịt gà, thịt lợn, giá đỗ, hành... được gập lại thành hình bán nguyệt trước khi ăn.

Bánh xèo cũng là món ăn truyền thống của người dân xứ Quảng, nhất là ở làng Lộc Yên. Cách làm bánh xèo của phụ nữ làng Lộc Yên cơ bản cũng như ở các vùng khác. Đó là đều trải qua các công đoạn cơ bản như: ủ gạo, xay bột gạo, chọn rau, làm nước chấm, đổ bánh, trình bày… rồi thưởng thức. Tuy nhiên, bánh xèo làng cổ Lộc Yên cũng có đôi chút khác nên tạo ra hương vị cũng khá khác biệt.

21 thg 10, 2023

Bánh chim gâu - thức quà mộc mạc của đồng bào Yên Bái

Bánh chim gâu nhỏ xinh với ý nghĩa sâu sắc trở thành đặc sản níu chân du khách của người Dao và Cao Lan ở huyện Yên Bình, Yên Bái.

Chiếc bánh chim gâu hay bánh chim cu gáy thường xuất hiện trong những dịp lễ Tết, dần dần trở thành nét đẹp trong văn hóa của đồng bào Cao Lan. Bánh chim gâu gắn liền với truyền thuyết nàng Slau Slam, nhắc nhở thế hệ sau này về tình mẫu tử thiêng liêng của người mẹ với con và của những thành viên trong gia đình.

Món bánh không thể bỏ qua khi nhắc đến đặc sản Yên Bái. Ảnh: Cổng TTĐT tỉnh Yên Bái

11 thg 10, 2023

Vì sao bánh cuốn Cao Bằng không chấm nước mắm mà chan ngập canh xương?

Không chấm nước mắm như cách ăn của người miền xuôi, bánh cuốn canh Cao Bằng phải chan với nước ninh xương và ăn kèm cùng măng ngâm mắc mật mới chuẩn vị.

"Bánh cuốn canh" đặc sản của người Cao Bằng: Ảnh: Nhật Minh

Mỗi vùng miền lại có những cách chế biến và cách ăn bánh cuốn khác nhau, hầu hết bánh cuốn đều chấm nước mắm pha giấm, chanh, đường... Thế nhưng, bánh cuốn canh Cao Bằng lại khác hoàn toàn.

23 thg 9, 2023

Lò bánh pía Triều Châu nặn tay 75 năm ở TP HCM

Lò bánh Triệu Minh Hiệp đã truyền qua 3 đời, lưu giữ cách làm thủ công món bánh pía truyền thống của người Hoa gốc Triều Châu.

Vào dịp rằm tháng tám, người Hoa gốc Triều Châu ở TP HCM thường tặng nhau những hộp bánh pía vỏ giòn, nhân đậu xanh, khoai môn, trứng muối. Ông Triệu An, chủ tiệm bánh pía Triệu Minh Hiệp ở quận 6, nói hiện không còn nhiều tiệm làm bánh pía thủ công ở TP HCM. Loại bánh này gắn bó với đời sống người Triều Châu qua nhiều thế hệ, không thể thiếu trong các dịp cưới xin, lễ Tết. "Pía" có gốc từ tiếng Triều Châu (phương ngữ vùng Triều Sán, Quảng Đông, Trung Quốc) nghĩa là "bánh".

Ông An cho biết bánh pía không phổ biến như bánh Trung thu kiểu Quảng Đông thường thấy trên thị trường. Hầu như chỉ người Triều Châu mới sử dụng bánh pía vào dịp Trung thu.

Hộp bánh pía truyền thống người Triều Châu thường tặng nhau dịp Trung thu.

7 thg 9, 2023

Thức quà quê 'ăn chơi' thành đặc sản ở Đô Lương

Bánh gai Đông Sơn có từ lâu đời, trở thành đặc sản của người dân Đô Lương, thường được dùng vào các dịp ăn hỏi, lễ, Tết và làm quà biếu. Bắt đầu từ những năm 1980 của thế kỷ trước thì bánh gai Đông Sơn trở thành hàng hoá, được tiêu thụ rộng rãi trong và ngoài tỉnh…

Bánh gai Đông Sơn có vị thơm, ngon đặc trưng so với bánh gai ở các vùng miền khác. Ảnh: Thanh Phúc

9 thg 8, 2023

Bí quyết làm bánh lá gai của người Thổ

Bánh gai của đồng bào dân tộc Thổ mang nét riêng biệt bởi bánh được làm từ lá gai tươi, giã bằng tay, hong bằng cũi cùng với sự tỉ mỉ của người làm bánh.

Nghề làm bánh lá gai của đồng bào dân tộc Thổ ở làng Lung, xã Nghĩa Lợi, huyện Nghĩa Đàn, Nghệ An có từ khi nào, ngay cả đến các bậc cao niên nơi đây cũng không biết. Chỉ biết rằng, khi họ lớn lên thì đã có nghề làm bánh này. Cứ như vậy, người đi trước truyền lại cho người đi sau và nghề làm bánh lá gai đã trở thành một nét văn hóa, bản sắc riêng của người đồng bào dân tộc Thổ.

Lá gai tươi dùng để làm bánh

6 thg 8, 2023

Hấp dẫn bánh Bà Lai

Dự tính làm để thử sức, nhưng những mẻ bánh Bà Lai do chị Quách Kim Hồng (sinh năm 1977, ngụ ấp Bình Thành, xã Bình Thành, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang) làm ra được rất nhiều người ưa thích. Người này giới thiệu người kia, rồi nhiều người hỏi mua. Chị Kim Hồng quyết định bán món bánh vừa lạ miệng, vừa lạ mắt này, đáp ứng nhu cầu khách hàng.

Ở xã Bình Thành, chị Kim Hồng là người duy nhất làm món bánh Bà Lai độc đáo ấy. Theo chị Kim Hồng, bánh Bà Lai là đặc sản của vùng đất Phan Thiết và có xuất xứ từ Malaysia. Người ta đọc trại từ “Ma-lay” thành Bà Lai.

Vậy là, món bánh Bà Lai góp mặt trong muôn vàn món bánh dân gian Việt Nam, với sự hòa quyện của đa dạng nguyên liệu. Về cơ bản, món bánh này gồm nhiều lớp, mỗi lớp là một màu sắc khác nhau, nên có vẻ ngoài rất hấp dẫn. Bánh Bà Lai làm bằng bột gạo, nên vừa dai, vừa mềm, độ đàn hồi tốt, ăn ít ngán.

17 thg 7, 2023

Bánh bao chỉ - tưởng xa lạ nhưng lại là tuổi thơ của thế hệ 8x, 9x khi xưa

Bánh bao chỉ từng là món quà vặt rất được ưa chuộng của thế hệ 8x, 9x và trước đó nữa.

Thời gian sau này, cái tên bánh bao chỉ đã trở nên xa lạ, dần mất hút trong danh sách các món quà vặt của các bạn trẻ. Thế nhưng, trước kia, cứ nhắc về bánh bao chỉ, rất nhiều người sẽ nhớ ngay đến món bánh ngọt với lớp vỏ mềm mềm dai dai, bên trong là lớp nhân dừa, đậu phộng mè rang ăn rất thơm.

Ảnh: Alo Trà Vinh

5 thg 7, 2023

Lạ miệng bánh canh và bánh cam chung... mâm

Cả 2 món ăn đều rất phổ biến ở miền Tây Nam Bộ, bởi dễ ăn, dân dã. Nhưng bạn đã thử kết hợp chúng lại với nhau trong một món ăn chưa?


Ven theo con đường từ thị trấn Tri Tôn về xã Núi Tô (huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang), có mấy quán bánh canh nhỏ ven đường. Bánh canh xứ Bảy Núi nổi tiếng lắm, nơi nào cũng có bán. Mức độ ngon khó phân biệt được, chủ yếu do khẩu vị mỗi người, nhưng nói chung là vừa miệng.

Về Hải Phòng thưởng thức đặc sản bánh mỳ cay

Nhắc đến đặc sản Hải Phòng, có một món bánh mì đặc trưng không nơi nào có, đó là bánh mì cay.


Bánh mì cay, hay còn được gọi là bánh mì que, là một thức quà ăn vặt nổi tiếng và đặc trưng của Thành phố Cảng. Bánh mì cay có kích thước nhỏ hơn bánh mì thường, bề ngang to bằng khoảng hai đầu ngón tay, dài khoảng một gang tay. Bên trong chỉ có nhân pate và ăn cùng “chí chương” - loại tương ớt của Hải Phòng.

27 thg 6, 2023

Bánh bạc đầu tô điểm nét duyên cho ẩm thực Sóc Trăng

Sóc Trăng không chỉ nổi tiếng với bánh pía, bánh in, mè láo... mà những chiếc bánh bạc đầu có hương vị thơm ngon đã làm nức lòng du khách.

Bánh bạc đầu với hương vị thơm ngon làm nên nét duyên ẩm thực của Sóc Trăng. Ảnh: Bích Ngọc

Phong vị bánh bá trạng của người Hoa ngày Tết Đoan Ngọ

Bá trạng dẻo thơm là loại bánh truyền thống nhất định phải có trong ngày Tết Đoan Ngọ của người Hoa.

Hàng năm cứ mỗi dịp cận kề ngày Tết Đoan Ngọ các lò bánh lớn lại bắt đầu đỏ lửa, nấu bánh xuyên đêm để gói ra hàng nghìn chiếc bánh. Thoạt đầu nhiều người sẽ khá ngạc nhiên với tên gọi bánh bá trạng. Đây là cách gọi theo tiếng Triều Châu, bá có nghĩa là thịt, còn trạng là bánh ú.

Bánh bá trạng không thể thiếu trên mâm cúng của người Hoa ngày Tết Đoan Ngọ. Ảnh: Fuyuan

12 thg 6, 2023

Bánh hoa hồng trắng - đặc sản tinh tế của Hội An

Bên cạnh đặc sản nức tiếng như cao lầu, mì Quảng, cơm gà, bánh mì… du khách nên thử bánh hoa hồng trắng - một trong những tinh hoa của ẩm thực phố cổ Hội An.

Bánh hoa hồng trắng Hội An thực chất gồm bánh bao và bánh vạc xếp chung vào một đĩa, bày biện trang trí đẹp như một đoá hoa hồng trắng đang nở rộ. Có lẽ vì thế mà cái tên bánh hoa hồng trắng ra đời. Giống như tên gọi vô cùng tinh tế của mình, món đặc sản Hội An này được chế biến rất tỉ mỉ, cầu kỳ, nguyên liệu cũng được tuyển chọn kỹ càng.

Bánh hoa hồng trắng là món đặc sản đầy tinh tế của phố cổ Hội An