Hiển thị các bài đăng có nhãn bánh. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn bánh. Hiển thị tất cả bài đăng

4 thg 6, 2023

Bánh tằm tép Thới Long

Tại Ô Môn có làng nghề đan lọp Thới Long vốn nổi tiếng từ lâu. Lọp là dụng cụ thường dùng để bắt tép của người dân ĐBSCL và vùng đất Thới Long cũng nổi tiếng với đặc sản gắn liền với con tép: bánh tằm tép.

Bánh tằm tép Thới Long.

11 thg 5, 2023

Bánh tẻ của người Sơn Tây

Bánh tẻ Sơn Tây ngon nổi tiếng từ xưa nay và được coi là có gốc tích từ làng Phú Nhi này thuộc phường Phú Thịnh, thị xã Sơn Tây. Bánh tẻ thường được du khách mua về làm quà hay được người Sơn Tây mang ra mời khách. Du khách thường bảo bánh tẻ Sơn Tây ngon tới mức ăn một lại muốn ăn hai với người dân dân địa phương trong các bữa cỗ, tiệc luôn có mặt món bánh tẻ. Trong chương trình “Tết làng Việt” chào xuân Quý Mão, món bánh này cũng được chọn giới thiệu đến với những nhà ngoại giao nước ngoài đang làm việc tại Hà Nội và được mọi người nhiệt tình đón nhận.

Bánh tẻ hay còn được gọi là bánh rang bừa là món quà quê quen thuộc ở miền Bắc. Tại Đường Lâm bánh tẻ ngon nhất là ở làng Phú Nhi nay thuộc phường Phú Thịnh, thị xã Sơn Tây, Hà Nội.

9 thg 5, 2023

Bánh xèo Giồng Nhãn

Bánh xèo Giồng Nhãn vàng giòn rụm với nhân thịt, tôm thơm ngọt ăn kèm rau và nước mắm tỏi ớt chua ngọt. Ảnh: Thông Hải

Giồng Nhãn là tên gọi một vườn nhãn cổ dài 10 km, rộng khoảng 230 ha, nằm ven một bờ cát thuộc hai xã Hiệp Thành và Vĩnh Trạch Đông, Tp. Bạc Liêu có món bánh xèo, nổi tiếng khắp đồng bằng sông Cửu Long.

Bánh xèo ở đây hấp dẫn bởi bột bánh xèo chỉ - nghĩa là mềm, dẻo vừa độ, quyện mà không dính hết khi được xay bằng cối đá. Lại nữa, bánh ngon còn nhờ được tráng khéo, bánh lại giòn, nhân bánh được làm bằng thịt nạc, tép bạc, đậu xanh, giá, củ sắn và hành tây. Con tép xứ Bạc Liêu có vị ngọt mặn rất riêng.

19 thg 4, 2023

Ngon mắt, lạ miệng với bánh chén Phước Tỉnh

Là món ăn dân dã, bánh chén đã trở thành món đặc sản “ngon mắt, lạ miệng” đối với người dân địa phương và du khách khi đến Phước Tỉnh (huyện Long Điền).

Bà Nguyễn Minh Hà cùng người thân thưởng thức món bánh chén Phước Tỉnh.

Chỉ là một quán nhỏ nhưng hằng ngày từ 8 giờ sáng quán bánh chén Cô Trà (bờ kè Phước Tỉnh) tấp nập khách tới thưởng thức. Đây cũng là địa chỉ được các tín đồ ẩm thực ghi nhận là nơi có bánh chén vừa ngon vừa rẻ.

4 thg 4, 2023

Bánh cuốn vào top 10 bữa ăn ngon nhất 2023

Bánh cuốn là đại diện duy nhất của Việt Nam được nhắc đến trong top 10 bữa ăn ngon nhất thế giới, thực khách nhất định phải thử.

Chuyên trang du lịch Traveller của tờ báo được phát hành liên tục có tuổi đời lâu nhất Australia Sydney Morning Herald đưa ra gợi ý về 10 bữa ăn ngon nhất thế giới 2023 nên thưởng thức ngay trong kỳ nghỉ tới. Bánh cuốn của Việt Nam đứng thứ 6.

Traveller nhận xét: "Các món ăn của Việt Nam luôn đặc biệt. Mọi thứ đều ngon, từ các món mỳ đến thịt nướng, salad đến bánh kếp". Trong số rất nhiều đặc sản nổi tiếng, cái tên được gợi ý "thực sự nên thử" vào năm 2023 là bánh cuốn. Món ăn là "một điều kỳ diệu", gây thu hút từ cách làm, khi nó được tráng mỏng rồi cuốn lại, bên trong chứa nhân mặn và ăn cùng rau thơm, nước chấm pha.

Bánh cuốn ăn kèm nước chấm và hành phi kiểu Hà Giang. Ảnh: Bảo Ngân

6 thành phố Việt Nam 'đến là phải ăn bánh mì'

Hà Nội, Đà Nẵng, Huế, Hội An, Nha Trang, TP HCM là những nơi được lựa chọn để đến và thưởng thức bánh mì.

Nhân Lễ hội bánh mì lần đầu đang diễn ra, Booking, ứng dụng có đối tác trên 220 quốc gia, vùng lãnh thổ, thực hiện khảo sát với khách đặt phòng với nội dung: thành phố nào tại Việt Nam khi ghé thăm nên ăn thử bánh mì? Dưới đây là những cái tên được bình chọn nhiều nhất cùng gợi ý về các nơi lưu trú nhận nhiều đánh giá 5 sao để du khách tham khảo.

Hà Nội


Hà Nội có "vô vàn biến thể bánh mì khác nhau", tùy thuộc vào mùa, thời điểm trong năm hay sở thích từng người. Một trong những món được du khách nhắc đến nhiều nhất là bánh mì chảo. Bánh nướng giòn, thơm ăn cùng trứng ốp la, pate, xúc xích, thịt bò, jambon, nước sốt đựng trong một chiếc chảo gang.

Gợi ý nơi ở: du khách nên thuê phòng ở khu vực phố cổ, gần hồ Hoàn Kiếm để thuận tiện đi lại, tham quan, ăn uống. Một số khách sạn được gợi ý gồm Sofitel Legend Metropole Hà Nội, Capella Hanoi hay Hanoi Center Silk Hotel & Travel.

5 thg 3, 2023

Những thức quà đặc sản mang đậm hương vị Hưng Yên

Hưng Yên - mảnh đất nổi tiếng với câu nói "Thứ nhất kinh kỳ, thứ nhì phố Hiến" với những di tích lịch sử văn hóa lâu đời. Ngoài ra, Hưng Yên còn nổi danh với rất nhiều đặc sản quà quê nhưng gây thương nhớ sâu sắc.

Hãy cùng điểm qua 5 thức quà đặc sản Hưng Yên mà các vị khách có thể ghé mua nếu có dịp đến thăm mảnh đất trữ tình này.

Tương Bần

Một trong những đặc sản không thể không mua về làm quà khi đến Hưng Yên có lẽ phải nhắc đến tương Bần. Một thức quà vừa dễ mua, dễ chế biến, có thể chiều lòng cả những người “sành ăn” nhất. Tương Bần được sản xuất rộng rãi nhất ở thị trấn Bần Yên Nhân, nơi có nhiều gia đình làm nghề lâu năm.

Để làm ra thành phẩm cuối cùng phải trải qua rất nhiều công đoạn tỉ mỉ, chăm chút từng bước để đảm bảo tương được tươi ngon, chuẩn vị. Tương Bần được đánh giá là loại nước chấm "thần thánh" chẳng kém cạnh các món mắm nổi tiếng nào.

Hình ảnh làng nghề truyền thống làm tương Bần dưới góc kính trên cao. Ảnh: Mahendra

22 thg 2, 2023

Dân dã bánh ít trắng

Những ngày còn nhỏ, tôi rất thích về quê ngoại ăn giỗ vì được thưởng thức món bánh ít trắng. Cùng tên gọi bánh ít, nhưng bánh ít lá gai có màu đen đặc trưng làm từ cây lá gai thường mọc ở các vùng quê, còn bánh ít trắng làm từ bột nếp nên phần vỏ bánh trắng nõn, nhân bánh có hương vị đậm đà, thơm ngon.

Làm bánh ít trắng thơm ngon hơi kỳ công. Bột nếp không phải từ bột khô mua sẵn mà được làm ở nhà. Nếp vo, làm sạch rồi ngâm cho đến mềm, sau đó xay nhuyễn thành bột. Bột nếp được nhồi thật kỹ cho đến khi tạo thành khối dẻo, mịn.

Bánh ít trắng nhân tôm, thịt có hương vị thơm ngon. ẢNH: GIA HÂN

17 thg 2, 2023

Khám phá muôn vị bánh bèo dọc miền đất nước

Bánh bèo là món ăn mang nét đẹp của ẩm thực Việt Nam và mỗi nơi trên dải đất hình chữ S lại có cách chế biến riêng biệt, tạo nên sự đa dạng "muôn màu muôn vẻ" cho món ăn dân dã này.

Hải Phòng

Bánh bèo Hải Phòng có sự khác biệt từ hình dáng đến cách thưởng thức. Bánh bèo Hải Phòng cũng làm từ bột gạo nhưng thay vì rót vào chén thì bột được rót lên lớp lá chuối khum khum như chiếc thuyền. Phần nhân bánh gồm thịt và mộc nhĩ xào chín, cho lên phần bột rồi đem hấp chín trong khoảng 1 giờ. Khi chín, bánh sẽ chuyển sang màu trắng đục, có mùi thơm đặc trưng của lá chuối.

Bánh bèo Hải Phòng khác biệt từ hình dáng đến cách thưởng thức. Ảnh: Mai Hương.

10 thg 2, 2023

Bánh ướt xếp chồng 'nằm lò sưởi' giá 2.000 đồng/đĩa ở Đà Lạt

Bánh ướt xếp chồng là món ăn vặt được nhiều du khách ưa thích khi tới du lịch Đà Lạt.

Bên cạnh những món ăn vặt nổi tiếng như bánh mì xíu mại, bánh ướt lòng gà, nành bò, bánh tráng nướng, bánh căn... bánh ướt xếp chồng cũng là món ăn được nhiều du khách tò mò muốn thưởng thức khi tới Đà Lạt.

Bánh ướt chồng hay bánh ướt xếp chồng xuất hiện phổ biến ở nhiều nơi như Nha Trang, Buôn Ma Thuột, Sài Gòn, Đà Lạt, Vũng Tàu.

Theo nhiều người, món ăn này thực chất xuất phát từ bánh ướt nem nướng Nha Trang, sau này được người Buôn Ma Thuột biến tấu thành kiểu ăn cầu kỳ và hấp dẫn hơn, rồi dần được mang đi nhiều nơi bày bán.

Bánh ướt xếp chồng là món ăn được nhiều du khách ưa thích tại Đà Lạt. Ảnh: Trang Vũ

29 thg 1, 2023

Món bánh lọc Mỹ Chánh lên máy bay đi khắp cả nước

Ít ai ngờ rằng, một ngày món bánh lọc làm bằng bột sắn ở Mỹ Chánh lại nổi tiếng, giải quyết việc làm cho nhiều người và lên máy bay đi khắp đó đây.

Thôn Mỹ Chánh ở xã Hải Chánh (huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị) được xem là cái nôi của món bánh lọc. Từ lâu, người dân ở đây đã làm bánh, rồi đem ra Quốc lộ 1 bán cho các xe khách Bắc – Nam và người dân địa phương.

Bánh lọc Mỹ Chánh ngon, tiếng lành đồn xa nên người mua nhiều, người bán vì vậy cũng chú tâm vào làm, và lấy đây làm một nghề có thu nhập khi nông nhàn.

Trong trí nhớ của anh Hồ Minh Thạnh (37 tuổi, trú tại thôn Mỹ Chánh), thì từ nhỏ bánh lọc đã quen thuộc. Bánh lọc xuất hiện trong những mâm cỗ ngày rằm, lễ, Tết và là kế sinh nhai nuôi sống cả gia đình anh.

Bánh lọc được làm từ bột sắn, nhân là thịt và tôm. Ảnh: Hưng Thơ.

28 thg 1, 2023

Làng nghề khô mè Đà Nẵng - đặc sản bánh quà nổi tiếng Việt Nam

Bên cạnh đòn bánh tét, chiếc bánh chưng xanh, thì trên bàn thờ tổ tiên hay trong món quà Tết, nhiều người dân Đà Nẵng sẽ tìm mua bằng được chiếc bánh khô mè, bánh in, bánh thuẫn…

Bánh khô mè đặc sản Đà Nẵng. Ảnh: Hoàng Vinh

Những thức quà mà nhìn thấy bánh như thấy hương vị Tết. Chẳng những vậy, với người Đà Nẵng, tự hào hơn cả là chiếc bánh khô mè giờ đây không chỉ là món truyền thống của địa phương mà đã là đặc sản bánh quà tặng có tiếng của Việt Nam.

27 thg 1, 2023

Bánh Tổ nhắc nhớ cội nguồn

Cộng đồng cư dân Hội An nói riêng, cư dân Quảng Nam nói chung từ xưa đến nay có tục lệ dùng bánh Tổ làm lễ vật để thắp hương ông bà tổ tiên trong dịp Tết cổ truyền. Nhiều người vẫn thường nói, đó là thứ bánh để nhắc nhở nhau nhớ về nguồn cội như câu “Chim có tổ, người có tông”.

Chiếc bánh Tổ với cái tên đặc biệt của Hội An. Ảnh: Hoàng Vinh

Tên gọi của bánh Tổ có thể hiểu theo hai nghĩa khi đây là loại bánh được làm giống như một cái tổ/ổ và bánh này dùng để dâng cúng ông bà, tổ tiên trong những ngày trọng đại (Tết Nguyên đán, cúng Ông Táo...).

Bánh ngọt người Chăm An Giang – “độc” từ hương vị đến tên gọi

Người Chăm ở An Giang có nhiều loại bánh ngọt độc đáo từ hương vị cho đến tên gọi.

Đệ nhất độc - lạ

Do những quy định của giáo luật nên người Chăm ở An Giang đã xây dựng cho mình văn hoá ẩm thực rất độc đáo. Nhất là với món bánh ngọt. Bánh ngọt không chỉ là món ăn thường ngày, mà còn như “lễ vật” bắt buộc trong các lễ quan trọng như: cưới, hỏi và những đêm họp mặt gia đình trong tháng “nhịn chay”- Ramadan…

Thánh đường của người Chăm ở huyện An Phú (An Giang). Ảnh: Lục Tùng

Bánh chưng đen – Đặc sản ngày Tết truyền thống ở Hà Giang

Bánh chưng đen là món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Tết của người Tày ở vùng cao biên giới Hà Giang.

Lên xã Ngọc Đường, Hà Giang những ngày Tết sẽ thấy trên bàn thờ gia tiên của những gia đình người Tày ở đây luôn có loại bánh chưng với lớp gạo nếp màu đen bóng, khi ăn vào miệng cảm nhận hương vị thơm ngon rất đặc trưng. Bánh có màu đen nhánh, hạt nếp dền, tỏa hương thơm phức, không bị nhớt, không bị chảy nước. 

Gạo nếp gói bánh chưng đen Hà Giang có màu đen nhánh, thơm mùi hấp dẫn. Ảnh: Đặc sản Hà Giang

Bánh tét mặt trăng Đại An Khê

Từ giữa tháng 11 âm lịch, nhiều hộ dân làm bánh tét mặt trăng Đại An Khê đã ngừng nhận đơn đặt hàng đối với khách sĩ vì làm không kịp để bán.

Nếp thơm đã ngâm với nước lá cho ra màu xanh. Ảnh: Hưng Thơ.

Bánh tét mặt trăng ở làng Đại An Khê (xã Hải Thượng, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị) từ lâu đã nổi tiếng về độ ngon. Điểm đặc biệt, khi hoàn thành bánh có màu xanh với hình dạng như mặt trăng bị khuyết.

25 thg 1, 2023

Thơm ngon vị bánh quê

Hằng ngày, chị em bà Nguyễn Thị Binh, ở thôn Cổ Lũy, xã Tịnh Khê (TP.Quảng Ngãi) tỉ mỉ làm các loại bánh truyền thống để bán cho khách, như bánh dày nếp, bánh xoài, bánh rán... Hương vị bánh dân dã mà thơm ngon.

Bà Nguyễn Thị Binh cho biết, từ khi chị em tôi sinh ra đã thấy mẹ làm các loại bánh quê như bánh dày nếp, bánh xoài, bánh rán để bán ở các chợ. Mẹ tôi là người khéo tay, tỉ mỉ nên các loại bánh bà làm được nhiều người ưa chuộng. Bánh của mẹ tôi làm ra bao nhiêu thường bán hết bấy nhiêu, bởi vậy từ lúc nhỏ chị em chúng tôi đã được mẹ dạy cách làm bánh để phụ giúp bà. Nhờ nghề làm bánh mẹ đã nuôi chị em tôi khôn lớn.

Đều đặn mỗi sáng, bà Nguyễn Thị Binh, ở thôn Cổ Lũy, xã Tịnh Khê (TP. Quảng Ngãi) đều mang bánh dày nếp ra chợ bán.

16 thg 12, 2022

'Độc lạ' bánh xèo cá kình làng Chuồn, muốn ăn phải đi từ mờ sáng

Món bánh xèo kết hợp với các loại hải sản nước lợ thơm ngon của làng Chuồn đã khiến bao du khách thổn thức.

Tờ mờ sáng, xuất phát từ trung tâm TP. Huế (Thừa Thiên-Huế), theo đường Phạm Văn Đồng về hướng đông tầm 5 km sẽ đến với làng Chuồn (hay còn gọi là làng An Truyền) ở xã Phú An, H.Phú Vang.

Người dân bày bán các loại thủy, hải sản vùng nước lợ vừa đánh bắt từ tối hôm trước. Ảnh: LÊ HOÀI NHÂN

Món bánh gây thương nhớ ở Quảng Bình du khách nên nếm thử một lần

Bánh xèo, bánh đúc gạo lứt ở Quảng Bình dù chế biến không cầu kỳ, không nguyên liệu đắt đỏ nhưng mang lại hương vị đậm đà của làng quê, như "níu" cả thời gian, cả tâm hồn du khách.

Từ trung tâm TX.Ba Đồn (Quảng Bình) đi ngược lên hướng tây, băng qua cây cầu ở địa phận xã Quảng Hòa nằm êm đềm bên dòng Gianh, du khách đặt chân đến vùng quê đang lưu giữ những món bánh quê trứ danh như bánh xèo, bánh đúc gạo lứt.

Món bánh xèo trứ danh làm từ gạo lứt của bà con Quảng Hòa. Ảnh: Bá Cường