Hiển thị các bài đăng có nhãn Tiền Giang. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tiền Giang. Hiển thị tất cả bài đăng

26 thg 12, 2021

Chùa Mục đồng ở Gò Công Tây

Chùa Thiên Trường

Chùa Thiên Trường ở huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang còn được gọi là chùa Mục đồng, tức ngôi chùa do trẻ chăn trâu tạo dựng nên. Như lịch sử tạo dựng của hầu hết các ngôi chùa Mục đồng ở miền Nam, câu chuyện về chùa Thiên Trường như sau:

Xưa kia tại phủ Tân Hòa, tỉnh Gia Định (một phần xã Đồng Sơn, huyện Gò Công Tây hiện nay) cánh đồng mênh mông. Bên bờ sông Tra uốn lượn hiền hòa, có rừng lá chạy dài tới thôn Lợi An (chùa Thiên Trường hiện nay ở cuối rừng). 
Các trẻ chăn trâu ở thôn Bình Phục Nhì (nay là xã Bình Nhì) thả trâu đến rừng lá ăn cỏ bên đầm lầy và nghỉ ngơi. Nhân đó, họ nặn tượng Phật bằng đất sét chơi rồi đem thả xuống ao cho Phật tắm. Lạ thay các tượng ấy lại nổi trên mặt nước. Đám mục đồng thấy vậy vớt tượng lên rồi che một am tranh để thờ.

2 thg 12, 2021

Chuyện chiếc chuông cứu chúa ở chùa Sắc Tứ Linh Thứu

Tui viếng thăm chùa Sắc Tứ Linh Thứu (Châu Thành, Tiền Giang) trong một dịp đến Trại rắn Đồng Tâm. Trên đường từ quốc lộ 1A rẽ vô Trại rắn khoảng 2 km là tới chùa Linh Thứu (đi tiếp 2,5 km nữa là tới trại rắn).


Cổng chùa Sắc Tứ Linh Thứu. Ảnh: Phạm Hoài Nhân

Ngôi chùa có kiến trúc khá ấn tượng, nhưng ấn tượng hơn cả lại là những truyền thuyết chung quanh nó. Qua lời kể của những người ở chùa và tìm hiểu thêm qua website của Phật giáo Tiền Giang thì những giai thoại ấy như sau:

17 thg 5, 2021

Nhà cổ ông Kiệt – Ngôi nhà cổ độc đáo ở Tiền Giang

Làng cổ Đông Hòa Hiệp, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang lâu nay vốn nổi tiếng bởi có hàng chục căn nhà cổ trên trăm năm tuổi với lối kiến trúc độc đáo. Trong số này, căn nhà cổ của gia đình ông Trần Tuấn Kiệt ở ấp Phú Hòa là đẹp nhất được mệnh danh là “Cửu đại mỹ gia” của Việt Nam.

Ngôi nhà cổ ông Kiệt tọa lạc ở số 22 tổ 1, ấp Phú Hoà ấp Phú Hòa, xã Đông Hòa Hiệp nằm ẩn mình giữa một vườn cây ăn trái xanh mát.

Làng cổ Đông Hòa Hiệp - Cái Bè - Tiền Giang

Cái Bè – Tiền Giang từ lâu được nhiều người biết tới là vùng đất cây trái trù phú, rất phát triển loại hình du lịch sinh thái miệt vườn gắn với địa danh Chợ Nổi và làng cổ Đông Hòa Hiệp thu hút đông đảo du khách đến tham quan.

Làng cổ Đông Hòa Hiệp thuộc xã Đông Hòa Hiệp, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang nằm ở hạ lưu sông Cửu Long. Từ TP. Mỹ Tho, các bạn có thể di chuyển theo quốc lộ 1A đến ngã ba Cái Bè, rẽ vào tỉnh lộ 875 tầm 4 km đến trung tâm thị trấn Cái Bè, đi thêm 2 km nữa đến cầu số 2, bạn sẽ nhìn thấy bảng chỉ đường vào các nhà cổ: Ba Đức, ông Xoát, ông Tòng…

Làng cổ Đông Hòa Hiệp có tất cả 7 ấp, với gần 4.000 hộ gia đình, sinh sống chủ yếu dựa vào những vườn cây ăn trái các loại: Xoài cát Hòa Lộc, cam sành, bưởi da xanh, nhãn, vú sữa Vĩnh Kim… và các nghề thủ công truyền thống như: Làng cốm, tráng bánh tráng, cán bánh phồng sữa…

9 thg 2, 2021

Khám phá vẻ đẹp hoài cổ của xứ Gò Công – Tiền Giang

Thị xã Gò Công, tỉnh Tiền Giang tuy diện tích nhỏ bé nhưng chứa trong nó nhiều công trình kiến trúc độc đáo đặc sắc. Cái hồn xưa cũ trầm mặc của những kiến trúc kiểu nhà Tây đan xen khá hài hòa với những công trình hiện đại đã tạo nên vẻ sức sống mới cho vùng đất này. Hãy đi du lịch Gò Công một chuyến để cảm nhận nhịp sống chậm, thật khoan thai.

Gò Công được có khí hậu thuận lợi quanh năm khá mát mẻ, nên du khách có thể tới đây tất cả các mùa trong năm. Từ TP HCM, giờ bạn sẽ không còn phải mất thời gian chờ phà Mỹ Lợi hoặc đi đường vòng qua Quốc lộ 1 – Cao tốc TP HCM – Trung Lương xa hơn 75km. Từ tháng 8-2015, cầu Mỹ Lợi nối giữa Long An – Tiền Giang vận hành đã tạo thuận lợi cho người dân đi từ TP.HCM đến thị xã Gò Công bằng đường bộ.

Trước mắt bạn là thị xã Gò Công – một đô thị cổ xinh đẹp, thanh bình và quyến rũ. Cảm giác như đang lạc vào một khu ‘’phố cổ’’ thu nhỏ đâu đó giữa lòng châu Âu.

Thị xã Gò Công – một đô thị cổ xinh đẹp

20 thg 1, 2021

Vãn cảnh chùa Bửu Lâm ở Tiền Giang

Chùa Bửu Lâm tọa lạc tại đường Nguyễn Văn Giác, phường 3, TP Mỹ Tho là một trong những cổ tự tiêu biểu nhất của thế kỷ XIX ở Tiền Giang nói riêng và của đồng bằng sông Cửu Long nói chung. Du lịch Tiền Giang, dường như ai cũng muốn hành hương đến ngôi chùa trên 200 năm tuổi để chiêm ngưỡng kiến trúc xưa cũng như ngắm những pho tượng quý… và cầu nguyện sự yên lành, hạnh phúc cho mình cùng những người thân. Chùa nằm tại trung tâm thành phố Mỹ Tho nên đường đi rất thuận tiện. Từ ngã ba Trung Lương du khách đi vào TP. Mỹ Tho đi thẳng trên đường Ấp Bắc khoảng 4km, qua cầu Nguyễn Trải 30m nhìn trái là tới.

Tương truyền, khoảng đầu thế kỷ XVIII, Chúa Nguyễn di dân từ các tỉnh miền Trung vào miền Nam khai khẩn đất hoang để lập làng định cư, sinh sống. Trong số những người dân đó, có ni cô mộ đạo, có tài lương y đã đến xóm Dầu lập am nhỏ để tu niệm và trồng cây thuốc chữa bệnh cho nhân dân quanh vùng. Với tinh thần từ bi, cứu khổ, danh tiếng ni cô được đồn xa, bá tánh đến cúng dường ngày một đông. Nhờ thế, ni cô cất được ngôi chùa khá khang trang vào khoảng năm 1742 (đời Chúa Nguyễn Phúc Khoát). Sau khi ni cô viên tịch chùa trở nên vắng vẻ. Năm Gia Long thứ 2 (1803) bà Phạm Thị Đạt một Phật tử giàu có và mộ đạo nhất trong vùng sang Bến Tre vào chùa Hội Tôn đãnh lễ. Hoà Thượng Tổ Trí-Khánh Hưng cho đệ tử là ngài Tiên Thiện, pháp danh Từ Lâm về làm trụ trì chùa, nhờ vào sự cúng dường của bà Phạm Thị Đạt, hoà thượng Tiên Thiện đã cất mới ngôi chùa rộng lớn bằng gỗ căm xe và đã đặt tên chùa là “Bửu Lâm” với ước muốn bảo tồn và phát triển dòng Lâm Tế Chánh Tông. Từ năm 1803 đến nay, chùa đã qua nhiều lần trùng tu, nhưng vẫn giữ được nét đẹp cổ kính xưa.

17 thg 10, 2020

Về miền Tây tự tay làm chocolate

Du khách được tận mắt quan sát quy trình và tự tay làm một thanh chocolate tại miệt vườn Chợ Gạo trong ngày, với chi phí khoảng 300.000 đồng. 


Chị Nguyễn Ngọc Điệp, người sáng lập thương hiệu chocolate Alluvia, mỗi cuối tuần lại hào hứng dẫn từng đoàn khách đi tham quan vườn cacao ở ấp Hòa Mỹ, xã Bình Ninh, huyện Chợ Gạo (Tiền Giang). "Khi nói đến đặc sản tỉnh này, cacao Chợ Gạo nay là một sản phẩm bản địa mới lạ, so với các món trứ danh lâu đời như hủ tiếu Mỹ Tho, bánh giá chợ Giồng, mắm tôm Gò Công...", chị Ngọc Điệp nói. 


Cách TP HCM hơn 90km, vườn cacao này do ông Xuân Ron, cha của chị Ngọc Điệp, gây trồng từ đầu những năm 2000. Cây cacao được trồng xen canh dưới bóng cây dừa và cây chuối, cũng là hai loại trái được sử dụng trong quá trình chế biến thành phẩm chocolate và phục vụ món ăn tại đây.

Cacao trồng trên thổ nhưỡng miền Tây cho ra chocolate có vị khác lạ so với những cây ở vùng khác trên thế giới, và hạt cacao Việt Nam thường được xuất khẩu cho những thương hiệu chocolate nổi tiếng thế giới. Nhận thấy tiềm năng, chị Ngọc Điệp cùng chồng đã bỏ phố về quê, tiếp quản vườn của cha và thành lập xưởng sản xuất chocolate tại chỗ. 


Trái cacao khi chín ngả sang nâu vàng, sẽ được thu hoạch và xử lý để cho ra thỏi chocolate, chị Ngọc Điệp giới thiệu. Du khách được tận mắt quan sát cây, hoa và trái cacao có tuổi đời 5 - 15 năm tại vườn với độ chín khác nhau. 


Khách được nếm trái cacao hái trực tiếp từ cây. Hầu hết du khách đều bất ngờ khi ăn thấy hạt cacao có vị chua và mùi thơm nhẹ, và bắt đầu tò mò quy trình để làm ra thỏi chocolate sẫm màu từ những hạt tươi màu trắng này. 


Theo lời chị Điệp, quy trình "hạt đến thỏi" cần trải qua 7 công đoạn sau khi thu hoạch trái gồm ủ hạt, phơi khô, rang hạt, nghiền mịn và cuối cùng là hóa lỏng để rót khuôn và gói thành phẩm. Trước khi tham quan, du khách đã được giới thiệu về quy trình sản xuất chocolate khép kín ở xưởng. Tuy nhiên phải tận mắt mắt nhìn từng công đoạn mới có thể hình dung ra, một vị khách cho biết. 


Anh Kelvin (Pháp, sống ở TP HCM 4 năm) cho biết các thành viên trong gia đình đều "nghiện" chocolate. Biết ở Tiền Giang có xưởng sản xuất chocolate, anh đưa vợ con đến vườn cacao Alluvia để tìm hiểu về món ưa thích. "Điệp trực tiếp nếm hạt trước khi đưa cho chúng tôi thử, vì thế tôi tin sản phẩm nơi đây sạch sẽ, an toàn", Kelvin cho biết. 


Sau khi tham quan, các nghệ nhân của xưởng sẽ hướng dẫn cho từng khách tự tay rót khuôn, đóng gói một thanh chocolate và mang về miễn phí. Đây là trải nghiệm đặc biệt thu hút các bạn nhỏ, nhân viên hướng dẫn cho biết. 


Tại khu trưng bày sản phẩm, du khách được mời nếm thử nhiều vị chocolate dạng rắn và lỏng. Alluvia kết hợp "cây nhà lá vườn" với cacao, tạo ra chocolate các vị độc đáo với dừa, ớt, tiêu, gừng, quế, cam... 


Bên cạnh tham quan vườn cacao, du khách còn có thể tham gia các trò chơi dân gian như câu bắt cá đồng, kéo co, hái trái cây, ăn bánh xèo... giữa không gian miệt vườn. 

Tâm Linh
Từ TP HCM, du khách có thể đến vườn cacao Alluvia bằng xe máy, ô tô, hoặc xe khách (85.000 đồng một lượt, gồm xe trung chuyển đưa hoặc đón tận vườn).

Vườn thường hoạt động vào thứ 7, chủ nhật, từ 7h đến 17h. Nhóm khách trên 20 người được chọn ngày tùy ý khi liên hệ trước với chủ vườn.

Phí tham quan và trải nghiệm gồm các mức 200.000 đồng một khách lẻ; 250.000 đồng/khách cho nhóm trên 5 người với phần ăn nhẹ; 350.000 đồng/khách cho đoàn từ 20 người với phần ăn nhẹ và xe đưa đón từ TP HCM.

12 thg 8, 2020

Chiêm ngưỡng kiến trúc tuyệt đẹp của Nhà Thờ Cái Bè – Tiền Giang

Nhà thờ Cái Bè thuộc thị trấn Cái Bè, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang là nhà thờ với kiến trúc đẹp, có tháp chuông cao nhất và có địa thế đẹp nhất trong tất cả các nhà thờ ở đồng bằng sông Cửu Long.

Nhà thờ Cái Bè nằm gần dòng sông thơ mộng

Tọa lạc bên ngã ba sông Cái Bè – nơi tụ họp của chợ nổi Cái Bè nổi tiếng, nhà thờ Cái Bè nổi bật giữa một vùng sông nước tấp nập thuyền bè qua lại.

2 thg 7, 2020

Chợ 'độc' miền Tây - Chợ gạo Bà Đắc

Chợ gạo Bà Đắc (xã An Cư, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang) là chợ bán sỉ gạo sớm nhất, duy nhất ở vựa lúa miền Tây.

Một góc chợ gạo Bà Đắc trên bến dưới thuyền - Ảnh: THANH TÚ

Việc mua bán ở đây giống như đánh bài, chỉ cần bị lỗi một nhịp, hàng đến sớm, trễ thì chuyện lỗ lã coi như cầm chắc

Bạn hàng LÊ THỊ HỒNG YẾN

1 thg 7, 2020

Chợ 'độc' miền Tây: Chợ heo thừa vú

Miền Tây sông nước có nhiều chợ “độc”, “lạ” mang nét đặc trưng của từng địa phương. “Độc”, “lạ” ngay từ tên chợ, từ mặt hàng mua bán đến mối quan hệ giữa chủ chợ với tiểu thương và bạn hàng…

Nhiều điểm mua bán heo thừa vú mọc lên ở huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang, một huyện rất phát triển ngành chăn nuôi heo - Ảnh: MẬU TRƯỜNG

Có một ngôi chợ độc đáo chỉ mua bán duy nhất một món hàng: heo thừa vú.

Dưới ánh đèn đường nhợt nhạt, ông Võ Văn Huy liên tục đảo mắt như đang tìm kiếm ai đó. Nhác trông thấy một người chạy xe máy dừng bên kia đường, ông nhanh nhẹn băng qua quốc lộ 1 rồi tiếp cận và hỏi: "Được mấy con, heo đẻ hồi nào? Xem được tui mua".

Trải nghiệm du lịch miệt vườn ở Cù Lao Tân Phong – Tiền Giang

Cù Lao Tân Phong nằm giữa sông Tiền thuộc địa phận huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang chỉ cách thành phố Mỹ Tho hơn 20 km. Với cảnh quan thiên nhiên sông nước hữu tình du lịch sinh thái cù lao Tân Phong đã tạo ấn tượng với du khách trong nước và quốc tế.

Một góc cù lao Tân Phong xanh mát nhìn từ trên cao

Cù lao Tân Phong là một vùng đất mà không ai biết rõ hình thành từ bao giờ, nhưng khi tổ tiên người Việt vào khai phá, đặt nền hành chính cai trị thì cù lao này có tên là Tân cù Bình An thôn, tức cồn mới bình an, thuộc tổng Bình Dương, châu Định Viễn, dinh Long Hồ. Vào thời này, cù lao Tân Phong còn có tên gọi khác là Cồn Cù.

25 thg 6, 2020

Nhà Đốc Phủ Hải – Ngôi nhà cổ độc đáo ở Gò Công, Tiền Giang

Vùng đất Gò Công không lớn lắm nhưng lại có khá nhiều Di tích cấp Quốc gia đã được xếp hạng: Cụm di tích Đền thờ – Lăng mộ – Tượng dài Anh hùng dân tộc Trương Định, Đền thờ Đức Quốc Công Phạm Đăng Hưng – Lăng Hoàng gia, Nhà Đốc Phủ Hải… 

Nhà Đốc Phủ Hải

Nhà Đốc Phủ Hải tọa lạc ở phường 1, thị xã Gò Công, tỉnh Tiền Giang là một ngôi nhà cổ có lối kiến trúc kết hợp giữa hai nền văn hóa Đông – Tây độc đáo. Mặc dù trải qua bao nhiêu thăng trầm của lịch sử ngôi nhà vẫn còn nguyên vẹn, ngày càng được nhiều du khách đến tham quan chụp hình mỗi khi có dịp du lịch Tiền Giang. Về xứ Gò Dông ghé thăm nhà cổ, tận mắt chứng kiến những cổ vật, chiêm ngưỡng những tác phẩm nghệ thuật chạm khắc bạn có thể cảm nhận cuộc sống vương giả của một gia đình Đốc phủ.

24 thg 6, 2020

Con đường hoa mười giờ tuyệt đẹp ở Gò Công – Tiền Giang

Con đường hoa mười giờ ở xã Tân Trung, huyện Gò Công, tỉnh Tiền Giang. Đây là con đường nhỏ nằm giữa cánh đồng lúa, dẫn vào nhà bác Tám Thảnh, được đổ bê tông, do chủ nhân chính tay trồng hoa mười giờ hai bên đường từ năm 2016 để hạn chế cỏ mọc làm hư đường.

Hoa mười giờ là loài thuộc họ hoa rau sam, có thân cây mọng nước, chia thành nhiều nhánh, lớn nhanh, hoa có nhiều màu rực rỡ từ đỏ, tới hồng, cam, trắng… Sở dĩ loại hoa này được đặt cho cái tên đặc biệt “mười giờ” là bởi nó thường chỉ nở và rực rỡ nhất vào khoảng 10h sáng hàng ngày.

14 thg 6, 2020

Khu Di Tích Nhà Bạch Công Tử – TP Mỹ Tho – Tiền Giang

Nhà Bạch công tử Lê Công Phước được xây dựng vào năm 1925 – 1926 với tổng diện tích 322 m2 trên một khu đất rộng hơn 4.000 m2, tọa lạc tại làng Mỹ Chánh, quận Kiến Hưng, tỉnh Định Tường nay là số 62, đường Đinh Bộ Lĩnh, phường 3, TP. Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang.

Nhà Bạch Công Tử năm 1969

Sinh thời, ông Lê Công Phước nổi danh giàu có, là “ông hoàng ăn chơi” khắp Nam kỳ lục tỉnh những năm đầu thế kỷ 20. Người đời đặt biệt danh “Bạch công tử” cho ông là để phân biệt với “Hắc công tử” Trần Trinh Huy (hay Công tử Bạc Liêu). Và cũng bởi, ông có nước da trắng trẻo, thư sinh, phong thái luôn ung dung, đĩnh đạc.

11 thg 5, 2020

Miếu Cây Vông - Di tích lịch sử cách mạng hơn 240 năm tuổi


Miếu Cây Vông (tọa lạc ấp 4, xã Trung An, TP. Mỹ Tho) là điểm hội họp của các tổ chức cách mạng trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước. Sau ngày miền Nam giải phóng, thống nhất đất nước, miếu Cây Vông là nơi sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng thờ cúng của nhân dân trong và ngoài tỉnh Tiền Giang. Với những ý nghĩa lịch sử và các giá trị mang lại, năm 2013 miếu Cây Vông đã được công nhận là di tích cấp tỉnh.

ĐIỂM HỘI HỌP CỦA CÁC TỔ CHỨC CÁCH MẠNG

Theo nguồn tư liệu của các bậc lão thành trong Ban Hội hương miếu Cây Vông, miếu được lập vào thế kỷ XVIII, do người dân từ miền Bắc vào Nam khai hoang lập ấp, thấy khu vực này có một gò đất cao hơn các nơi xung quanh nên đặt ở nơi này một ngôi miếu nhỏ làm bằng gốc tre, lợp lá để thờ Thổ Thần (thần đất), cạnh miếu có một cây vông nên nhân dân trong vùng gọi là miếu Cây Vông.

3 thg 3, 2020

Dưa hường nấu canh

Dân gian vùng Gò Công có câu ca dao:


Mẹ mong gả thiếp về vườn
Ăn bông bí luộc, dưa hường nấu canh. 


Dưa hường không phải là tên của một loại dưa riêng, mà là trái dưa hấu chưa già, được nhà vườn hái bỏ bớt để dưỡng các trái còn lại lớn hơn, ngọt hơn. 



28 thg 1, 2020

Ai tới Gò Khổng Tước mà chưa ăn bánh nghệ?

Ông Năm Lâm bận bịu khi cha bệnh nặng nên mãi tới năm ngoái mới dự lễ hội bánh dân gian, và nhờ đó người đời mới biết bánh nghệ xứ Gò Công. Mà ăn dịp tết đoàn viên mới đã!

Bánh nghệ Gò Công 

Không phải ai ở Gò Công (Gò Khổng Tước) cũng biết bánh nghệ. Sao vậy? Vợ chồng thầy giáo Lê Kim Sơn ở xã Tân Tây, Gò Công Đông tự tay làm món bánh nghệ đãi khách, giải thích: "Có lẽ vì lò bánh làm quá ít, bán từ sáng sớm tới 9h là hết".

Kế bên quầy bánh nghệ là người làm thịt khìa, xắt sợi, làm nước mắm tỏi ớt… Nếu hôm nào có ai đó mua gần hết số bánh nghệ (đơn) về nhà làm tiệc, gánh thịt khìa cũng dọn về sớm.

12 thg 11, 2019

Làng cổ Đông Hòa Hiệp: Mang đậm nét kiến trúc văn hóa nhà vườn Nam bộ

Làng cổ Đông Hòa Hiệp thuộc xã Đông Hòa Hiệp (huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang), nằm trên bờ Bắc hạ lưu sông Mê Kông, cách trung tâm TP. Mỹ Tho khoảng 40 km và cách TP. Hồ Chí Minh 110 km về phía Tây - Nam. 

Làng cổ Đông Hòa Hiệp vinh dự đón nhận Bằng Di tích cấp Quốc gia. 

Theo các tư liệu lịch sử, vào thế kỷ thứ XVIII, năm 1732 thời Chúa Nguyễn đã cho thiết lập ở dinh Phiên Trấn một đơn vị mới là dinh Long Hồ và chọn thôn An Bình Đông thuộc xã Đông Hòa Hiệp ngày nay để làm lỵ sở của dinh Long Hồ.

Giữ hồn văn hóa Làng cổ Đông Hòa Hiệp

Với giá trị kiến trúc cùng lợi thế tự nhiên, Làng cổ Đông Hòa Hiệp đang trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn ở tỉnh. Do đó, bảo tồn và phát huy nhằm giữ hồn văn hóa Làng cổ Đông Hòa Hiệp gắn với phát triển du lịch là việc làm cần thiết hiện nay. 

Với giá trị kiến trúc cùng lợi thế tự nhiên, Làng cổ Đông Hòa Hiệp đang trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn ở tỉnh. 

1. Với hàng trăm năm tồn tại, Làng cổ Đông Hòa Hiệp đi cùng với chiều dài lịch sử và vẫn giữ được nét văn hóa độc đáo riêng. Nhìn vào chặng đường lịch sử, vào thế kỷ XVIII, thời chúa Nguyễn Phúc Chu (1696 - 1738), năm 1732 đã thiết lập ở Dinh Phiên Trấn một đơn vị mới là Dinh Long Hồ (tức tỉnh Vĩnh Long ngày nay).

18 thg 9, 2019

Ở homestay nhà cổ 200 năm tuổi khi về miền Tây

Tham quan nhà cổ là một hoạt động không thể thiếu trong các tour du lịch miền Tây, nhưng ít người biết đến hình thức homestay tại nhà cổ.

Ngôi nhà cổ mái lợp âm dương, sân gạch tàu và bên trong vẫn còn nguyên các vật dụng bằng gỗ quý. Phạm Thủy Tiên