Hiển thị các bài đăng có nhãn Thừa Thiên - Huế. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Thừa Thiên - Huế. Hiển thị tất cả bài đăng

5 thg 4, 2020

Chuyện tìm đất xây lăng vua Minh Mạng

Vì sự dùng dằng của mình, phải mất hai năm kể từ ngày từ giã cõi đời, vua Minh Mạng mới thực sự được an nghỉ ở một nơi đúng như ước nguyện lúc sinh thời...

Nằm trên núi Cẩm Khê ở cố đô Huế, lăng vua Minh Mạng hay Hiếu Lăng là một công trình gây ấn tượng mạnh với những tòa nhà tráng lệ kết hợp hài hòa với khung cảnh thiên nhiên tuyệt vời. Trong chuyện tìm đất và xây cất lăng mộ này, quần thần nhà Nguyễn đã phải lao tâm khổ tứ khá nhiều... 

15 thg 3, 2020

Chuyện về việc tìm đất xây lăng vua Thiệu Trị

Ngày nay, lăng vua Thiệu Trị là một địa điểm khá bình lặng so với lăng của các vị vua tiền nhiệm và kế nhiệm ông. Điều này dường như cũng tương đồng với cuộc đời, cái chết và câu chuyện không quá ồn ào về quá trình xây lăng mộ ông.

Lăng vua Thiệu Trị được gọi là Xương Lăng, nằm ở xã Thủy Bằng, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên – Huế. Đây là nơi an nghỉ vĩnh hằng của vị vua thứ ba triều Nguyễn

Tấn thảm kịch phía sau vẻ đẹp của lăng Tự Đức

Lăng vua Tự Đức là một địa điểm thu hút khách bậc nhất Cố đô Huế. Ghé thăm nơi này, có ai còn cảm nhận được niềm u uất của vị vua thi sĩ như vẫn còn phảng phất đâu đây?...

Nằm ở phường Thủy Xuân của thành phố Huế, lăng vua Tự Đức được coi là một kiệt tác kiến trúc của Cố đô Huế. Phía sau vẻ đẹp mê đắm lòng người của khu lăng mộ này là một câu chuyện thảm khốc gắn với bi kịch cuộc đời vị vua thứ tư nhà Nguyễn

10 thg 3, 2020

Điều bất ngờ về phong thủy “chuẩn không cần chỉnh” của lăng Khải Định

Phía sau vẻ ngoài kỳ lạ với nhiều yếu tố ngoại lai, lăng vua Khải Định tuân thủ rất nghiêm ngặt các yếu tố phong thủy truyền thống như tiền án, hậu chẫm, hổ phục, rồng chầu, minh đường, thủy tụ...

Tọa lạc trên triền núi Châu Chữ (xã Thủy Bằng, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên – Huế), lăng vua Khải Định còn gọi là Ứng Lăng, được coi là lăng mộ có kiến trúc độc đáo nhất trong số các lăng mộ của vua nhà Nguyễn ở Cố đô Huế

8 thg 3, 2020

Hai món ngon 'ăn hoài không chán' ở xứ Huế

Vào những ngày Tết Canh Tý 2020, khi những món ăn như bánh chưng bánh tét, thịt heo ngâm nước mắm, khô gà lá chanh, mực nướng, dưa món, nem chả, mứt… đã chán ngán, tôi thường tìm đến với những món ăn mang tính cân bằng dinh dưỡng hơn.

Bún bò giò heo xứ Huế - Ảnh: GIA TIẾN 

Sáng mồng Một Tết, tôi thưởng thức món bún bò giò heo tại một gánh bún đường Nguyễn Chí Thanh (TP. Huế), đoạn gần UBND phường Phú Hiệp.

3 thg 3, 2020

Khám phá hình tượng các loài hoa trên Cửu đỉnh nhà Nguyễn

Các loài hoa là một phần không thể thiếu để tạo nên hương sắc mùa xuân. Cùng điểm qua các loài hoa xuất hiện trên Cửu Đỉnh nhà Nguyễn - 9 chiếc đỉnh chạm khắc những hình ảnh mang tính biểu tượng cho sự giàu đẹp của nước Việt.

Cao đỉnh là chiếc đỉnh đầu tiên trong Cửu Đỉnh nhà Nguyễn. Trên chiếc đỉnh này có hình tượng "Tử vi hoa", nghĩa là hoa tường vi. Đây là một loài hoa mọc thành chùm màu tím rất đẹp

27 thg 2, 2020

Nhà thờ Phủ Cam – dấu ấn kiến trúc hiện đại ở thành phố Huế

Nhà thờ Phủ Cam là một điểm đến quen thuộc với nhiều du khách khi tới Huế. Đó là một công trình tôn giáo mang đậm dấu ấn kiến trúc hiện đại. 

Nhà thờ Phủ Cam ngự trên một ngọn đồi nhỏ có tên là Phước Quả, thuộc phường Phước Vĩnh, thành phố Huế; nằm ở bờ nam sông Hương. Công trình có một vị trí đẹp, chế ngự một không gian rộng lớn, xung quanh có nhiều công trình khác của Giáo hội. Nhà thờ Phủ Cam là một trong những giáo đường lớn nhất, nổi tiếng nhất xứ Huế và có lịch sử khá lâu đời. 

15 thg 2, 2020

Ngắm vẻ đẹp độc đáo của hai nhà thờ lớn nhất Huế

Bên cạnh các công trình kiến trúc cung đình, lăng tẩm, Huế còn được biết đến bởi những nhà thờ Công giáo có kiến trúc độc đáo và lâu đời. Trong đó, phải kể đến 2 công trình nhà thờ nổi bật là Nhà thờ Dòng chúa cứu thế và Nhà thờ Phủ Cam.

Nằm ngay giữa trung tâm thành phố Huế, ngôi giáo đường Dòng chúa cứu thế được xây dựng dưới thời vua Khải Định, khánh thành vào tháng 8 năm 1962 do kiến trúc sư Nguyễn Mỹ Lộc thiết kế.

15 thg 1, 2020

Vẻ đẹp trầm mặc của chùa Phước Duyên

Cố đô Huế được biết đến là cái nôi của Phật giáo Việt Nam. Nơi đây có rất nhiều ngôi chùa nổi tiếng trong đó có chùa Phước Duyên. Hiện, mỗi ngày chùa này thu hút rất đông du khách, tăng ni, Phật tử tới tham quan, chiêm bái.

Chánh điện chùa Phước Duyên. Ảnh: TT. 

Chùa Phước Duyên có diện tích khoảng 4.000 m², nằm sát bờ sông Bạch Yến (thuộc địa phận thôn An Ninh Thượng, phường Hương Long, TP. Huế.

4 thg 1, 2020

Ấn tượng Cầu đi bộ dọc Sông Hương

Cầu đi bộ dọc sông Hương hiện là một trong những nơi vui chơi giải trí công cộng lớn nhất tại thành phố Huế, thu hút đông đảo người dân và bạn trẻ đến ngắm cảnh, chụp ảnh và đi dạo. 

Với diện tích mặt sàn 2.443m2 và đầu tư hệ thống thoát nước sàn gỗ của cầu có chi phí lên đến trên 5,7 tỷ đồng, cầu đi bộ dọc sông Hương được thiết kế chắc chắn bởi bộ lót sàn gỗ lim. Cầu kết nối với phố đi bộ Nguyễn Đình Chiểu, công viên Lý Tự Trọng. Với chiều dài hơn 380m, rộng 4m, cầu đi bộ đã trở thành địa điểm lý tưởng để người tham quan chọn làm nơi ngắm hoàng hôn, ngắm bình minh và lưu giữ kỷ niệm. Vào buổi chiều tối, khi ánh đèn đường mờ ảo chiếu vào thành cầu tạo lên một khung cảnh lung linh và thơ mộng.

Cầu đi bộ dọc sông Hương kết hợp với phố đi bộ dọc sông Hương tạo thành một địa điểm dạo chơi ngắm cảnh độc đáo của thành phố.

17 thg 12, 2019

Phố “nôi” miền Hương - Ngự

Đường Lê Duẩn bắt đầu từ đèn xanh đèn đỏ cầu Giả Viên ra phía Bắc đến cửa Chánh Tây người Huế đặt tên là “phố nôi”. Xóm đan nôi khoảng chục hộ; trong số đó là họ hàng với nhau, gọi cửa hiệu theo tên tục như hiệu nôi ông Thành, ông Tuấn, nôi mệ Hoa, chị Thương... 

Nghề “gia truyền”
Xóm đan nôi mây tre ở đây không nhiều, khoảng chục hộ theo nghề truyền thống. Không ai nhớ chính xác nghề đan nôi mây tre ở đây có từ bao giờ. Chỉ biết đến bây giờ, họ đều là đời thứ 3, thứ 4 theo nghề gia truyền. Tới phố “nôi” tôi được gặp bà Trần Thị Hoa, cái tên nổi bật nhất ở đây. Đã hơn 70 tuổi bà vẫn ngồi đan nôi mà không cần đeo kính lão. Tay liên tục rút tao mây nhanh nhẹn, bà Hoa cho biết: Dọc theo đường Lê Duẩn ở Huế có đến chục gia đình theo nghề làm nôi mây tre từ những năm 40 đến nay. 

Sản xuất nôi trẻ em loại bình dân (bốn tao nôi bằng dây thừng) ở làng nghề Bao La (Phong Điền, Thừa Thiên - Huế). 

20 thg 11, 2019

Ngôi trường nữ sinh đầu tiên ở miền Trung

Cách đây hơn 100 năm, trường Đồng Khánh (Trường THPT Hai Bà Trưng ngày nay) ở TP. Huế là ngôi trường đầu tiên và duy nhất dành cho nữ sinh 13 tỉnh miền Trung. Đây còn là một trong số ít những ngôi trường trong cả nước giữ được nét cổ kính và duyên dáng theo lối kiến trúc Pháp. 

Vào đầu thế kỷ XX rất ít phụ nữ Việt Nam có điều kiện đi học. Hầu hết các trường học nổi tiếng ba miền Bắc, Trung, Nam chỉ giành cho nam sinh. Đơn cử là Trường Quốc Học - Huế, thành lập năm 1896; miền Nam có trường Trung học Chasseloup-Laubat, thành lập năm 1874; miền Bắc có trường Trung học Bảo hộ (Collège du Protectorat), thành lập năm 1908.

Năm 1917, Vua Khải Định đặt viên đá đầu tiên xây dựng trường nữ Trung học Đồng Khánh. Kiến trúc của ngôi trường vừa mang nét tinh tế, cầu kỳ của kiến trúc Pháp, vừa toát lên vẻ cổ kính, trang nghiêm. Từng dãy phòng học được thiết kế ấn tượng bởi những mái vòm duyên dáng. Sắc hồng thắm của các dãy hành lang tuyệt đẹp gợi cảm xúc thương nhớ cho bất cứ ai nếu từng một lần đặt chân ghé thăm ngôi trường này.

Năm 1917, Vua Khải Định đặt viên đá đầu tiên để xây dựng trường.

21 thg 10, 2019

Đi thuyền rồng nghe ca Huế trên sông Hương

Du lịch bằng thuyền rồng trên sông Hương (Thừa Thiên - Huế) đang là loại hình thu hút đông đảo khách tham quan trong và ngoài nước. Điều đặc biệt của thú vui thưởng ngoạn này là du khách không những thoả sức ngắm nhìn các địa danh nổi tiếng đất Cố đô mà còn đắm mình trong những giai điệu mượt mà của ca Huế. 

Xưa kia, thuyền rồng thường dành riêng cho vua đi lại trên sông nước. Nay thuyền đã trở thành phương tiện độc đáo phục vụ du khách tham quan các thắng cảnh nổi tiếng ở Huế, như chùa Thiên Mụ, điện Hòn Chén, Lăng vua Khải Định, lăng Minh Mạng... Giá vé từ 100–700 nghìn đồng/người tùy thời gian và thêm các dịch vụ khác.


Du lịch bằng thuyền rồng trên sông Hương được khách du lịch đánh giá là loại hình văn hoá trải nghiệm vô cùng thú vị và đậm đà bản sắc dân tộc. Du khách có thể ngắm toàn cảnh dòng sông đậm chất thơ này khi xuôi theo dòng sông Hương đến viếng cảnh chùa Thiên Mụ hay đến thăm hệ thống các lăng tẩm triều Nguyễn.

18 thg 10, 2019

Vẻ đẹp thiên nhiên trên đỉnh Bạch Mã

Trên con đường dài 20 km dẫn tới đỉnh Bạch Mã, du khách như được lướt qua tiên cảnh tạo nên bởi núi rừng, suối thác và mây trời. 

Cung đường uốn lượn dẫn lối khách lên núi Bạch Mã. Điểm tham quan này thuộc Vườn quốc gia Bạch Mã, cách thành phố Huế hơn 40 km.
Sau khi mua vé, du khách thuê ôtô đi từ cổng vườn quốc gia đến Hải Vọng Đài, điểm cao nhất trên đỉnh Bạch Mã với quãng đường khoảng 20 km. 

13 thg 10, 2019

Một sớm tại Lăng Kiên Thái Vương

Lăng của Kiên Thái Vương (1845-1876) tọa lạc trên một ngọn đồi kế bên lăng Vua Đồng Khánh ở phía Nam kinh thành Huế. 

Kiên Thái Vương là cha đẻ của ba vị vua triều Nguyễn: Đồng Khánh, Kiến Phúc và Hàm Nghi. Lăng Kiên Thái Vương nằm trên một ngọn đồi kế lăng Vua Đồng Khánh. 

Đầm Quảng Lợi - điểm đến thú vị của Phá Tam Giang

Đầm Quảng Lợi thuộc xã Quảng Lợi, Quảng Điền, Thừa Thiên - Huế là điểm đến thú vị của Phá Tam Giang. 

Đầm Quảng Lợi cách thành phố Huế về phía bắc chừng 30km, thuộc xã Quảng Lợi, Quảng Điền, Thừa Thiên - Huế. 

10 thg 10, 2019

Du khách tấp nập chụp ảnh với cỏ tranh ở Đại Nội Huế

Đại Nội Huế đang vào thời điểm đẹp nhất với tiết trời mát mẻ, hoa cỏ tranh nở trắng xóa. 

Những ngày qua, hoa cỏ tranh trong Đại Nội Huế (Thừa - Thiên Huế) nở trắng, hấp dẫn nhiều người tìm đến chụp ảnh "sống ảo". Cỏ tranh thường nở hoa vào cuối tháng 9 và tháng 10 hàng năm. 

30 thg 9, 2019

Chùa Thiền Lâm - nơi có cả tượng Phật đứng và Phật nằm

Huế được mệnh danh là nôi của Phật giáo Việt Nam. Nơi đây có rất nhiều ngôi chùa mang vẻ đẹp độc đáo và cuốn hút, một trong những số đó phải kể đến chùa Thiền Lâm, ngôi chùa mang nét kiến trúc riêng biệt, khác hẳn với các cổ tự ở Huế.

Chùa Thiền Lâm - Nơi có cả tượng Phật đứng và tượng Phật nằm. Ảnh: TT. 

Chùa Thiền Lâm hay còn được gọi với cái tên là Chùa Phật đứng - Chùa Phật nằm, tọa lạc trên đồi Quảng Tế (thôn Thượng 2, xã Thủy Xuân, TP. Huế). Chùa thuộc hệ phái Nam Tông do Hòa Thượng Hộ Nhẫn lập ra vào năm 1960.

11 thg 9, 2019

Đông Khuyết Đài - không gian văn hóa mới cho du khách khi đến Huế

Không gian văn hóa Đông Khuyết Đài - Đại nội Huế đã chính thức được khai trương và khởi đầu bằng triển lãm “Chuyện ghế” của họa sỹ Lê Thiết Cương.

Đông Khuyết Đài nằm trong Quần thể Di tích Kinh thành Huế. 

Đông Khuyết Đài nằm ở hướng Đông, đường Đoàn Thị Điểm (phường Thuận Thành, TP. Huế). Đây là một trong bốn đài canh gác nằm giữa Hoàng thành Huế, được xây dựng từ thời vua Gia Long.

10 thg 9, 2019

Ngắm cao tốc La Sơn - Túy Loan xuyên vườn quốc gia Bạch Mã

Cao tốc La Sơn - Túy Loan xuyên giữa những tán rừng xanh ngắt của vườn quốc gia Bạch Mã rồi men theo dòng chảy sông Cu Đê từ thượng nguồn về biển nối liền một dải Thừa Thiên - Huế với Đà Nẵng.

Tại địa phận Đà Nẵng, con đường uốn lượn men theo dòng chảy của dòng sông Cu Đê từ thượng nguồn Bạch Mã - Ảnh: TẤN LỰC

Dự án đường Hồ Chí Minh đoạn La Sơn - Túy Loan nối tỉnh Thừa Thiên Huế và TP Đà Nẵng giai đoạn 1 dài 77,6 km. Con đường bắt đầu từ ngã ba La Sơn và kết thúc tại ngã tư Túy Loan, được thiết kế để nối vào quy hoạch cao tốc Bắc - Nam.