Hiển thị các bài đăng có nhãn TP. HCM. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn TP. HCM. Hiển thị tất cả bài đăng

19 thg 5, 2020

Quận có tên đường hai vị hoàng tử

Quận 8 của Sài Gòn có hình thế khá đặc biệt, nằm giữa xung quanh kênh rạch. Những câu chuyện về một vùng đất xưa kia “trên bến dưới thuyền” tạo nên nét riêng biệt, vốn được mệnh danh là miền đất 5 cù lao.

Kênh Tàu Hủ nhìn từ phía đại lộ Võ Văn Kiệt 

12 thg 4, 2020

Đình Phong Phú: một nơi ấm áp và mát mẻ giữa Sài Gòn

Khách du lịch đi Thành phố Hồ Chí Minh thường chủ yếu “ăn quận Năm, nằm quận Ba, là cà quận Nhất”, có chăng là tham quan thêm Củ Chi. Nếu cùng người địa phương, đi lang thang mới thấy thành phố này rộng mênh mông như thế nào. Nhiều người chê rằng tên Thành phố Hồ Chí Minh quá dài, nhưng nếu gọi đúng ra theo địa danh thì phải là thành phố Sài Gòn-Gia Định hay thành phố Sài Gòn-Gia Định-Chợ Lớn còn dài nữa. Rời trung tâm Sài Gòn, đi về phía đông tức tỉnh Gia Định cũ, ta vẫn còn tìm thấy nhiều giá trị văn hóa lịch sử.
Quận 9 được thành lập lại từ năm 1997, tách ra từ Huyện Thủ Đức, phía Đông Bắc giáp Biên Hòa, Dĩ An, “đô thị hóa” đến nay đã 20 năm nhưng vẫn còn rất nhiều phong vị của một vùng nông thôn ngoại ô. Mình đi qua một con đường tên là đường “Đình Phong Phú” thì thấy rất thú vị vì bên quận 8 cũng có một chỗ tên là “đường Phong Phú”, trên đường có Đình Phong Phú. Thì ra ở quận 9 này cũng có một Đình Phong Phú và do trùng tên nên đường phải đặt thành “Đường đình Phong Phú”.

6 thg 4, 2020

Bánh mì thanh long

Sau khi ra mắt bánh mì thanh long được người Sài Gòn yêu thích, xếp hàng dài chờ mua, "vua" bánh mì Kao Siêu Lực đã chia sẻ công thức làm bánh mì thanh long, hy vọng giúp giải cứu cho người nông dân trong thời dịch COVID - 19. 
Một số địa chỉ mua bánh mì thanh long:
  • Tiệm bánh ABC Bakery trên đường Nguyễn Trãi 
  • (quận 5, Tp. HCM)
  • Một số siêu thị BigC chi nhánh miền Bắc như BigC Thăng Long (Hà Nội), BigC Hạ Long (Quảng Ninh) và BigC Đà Nẵng.

Ông Kao Siêu Lực, chủ thương hiệu bánh kẹo Á Châu - ABC và cũng là Chủ tịch Hiệp hội Bánh mì quốc tế khu vực Đông Nam Á cho biết, ông quyết định công bố công thức bánh mì thanh long để tất cả mọi người đều có thể làm loại bánh mì này, giúp giải cứu nông dân đang phải bán đổ bán tháo thanh long vì không xuất khẩu được.

Những quả thanh long là nguyên liệu đặc biệt để chế biến thành món bánh mì mới lạ.

3 thg 3, 2020

Chợ Lớn xưa và nay

Ngoài một số công trình kiến trúc vẫn nguyên vẹn thì những con đường, dòng kênh, tòa nhà... ở Chợ Lớn đã thay đổi.



'Little Japan' ở Sài Gòn

Những năm 2000, người Nhật đến TP HCM làm việc và sống tập trung thành một cộng đồng dân cư ngoại quốc - nơi được mệnh danh là "Little Japan".

Con hẻm số 15B đường Lê Thánh Tôn (quận 1) 20 năm trước chỉ có vài quán ăn Nhật Bản. Đối diện hẻm này là những khu căn hộ cao cấp nơi các chuyên gia và doanh nhân Nhật Bản sinh sống. Theo thời gian, những hàng quán quanh đây mọc lên ngày càng nhiều để phục vụ người Nhật xa xứ, hình thành một "Little Japan" (Nhật Bản thu nhỏ) ngay trung tâm thành phố.

Sau này, TP HCM còn có một cộng đồng người Nhật khác nhỏ hơn sinh sống ở đường Phạm Viết Chánh, quận Bình Thạnh. Từ khu này đến các nhà máy ở Bình Dương, Đồng Nai gần hơn ở trung tâm.

Ngày nay, "Little Japan" đã mở rộng thành một khu phố gồm 300 m đường Lê Thánh Tôn, nối với đường Thái Văn Lung, Thi Sách, Ngô Văn Năm. Hàng quán ken sát mặt đường lớn, len lỏi trong ngóc ngách. "Đặc sản" của phố Nhật là ẩm thực xứ sở hoa anh đào, quán rượu, cà phê, khách sạn, cửa hàng tiện lợi, spa, tiệm massage. Những biển hiệu viết bằng chữ tượng hình, đèn lồng đỏ, cánh cửa gỗ khiến du khách đang lạc vào nơi nào đó giữa Nhật Bản. 

Con hẻm 8A Thái Văn Lung trong khu phố Nhật giăng đèn rực rỡ. Phố Nhật trở thành điểm đến ăn uống, giải trí phổ biến của du khách xứ "Mặt trời mọc" đến Sài Gòn. Ảnh: Tâm Linh. 

16 thg 2, 2020

Bến cũ Bình Đông

Bến Bình Đông là địa chỉ mang dấu ấn sông nước của Sài Gòn xưa với cảnh vật đặc trưng trên bến dưới thuyền. 

Bến Bình Đông là một bến thuyền cổ ở Sài Gòn. Bến Bình Đông nằm bên kênh Tàu Hủ, song song với đại lộ Võ Văn Kiệt, nay thuộc quận 8 – thành phố Hồ Chí Minh. 

9 thg 2, 2020

Xuân về trên bến Bình Đông

Chợ hoa trên bến Bình Đông (Tp.Hồ Chí Minh) cứ mỗi dịp xuân về lại nhộn nhịp hẳn lên, khung cảnh “trên bến dưới thuyền” cùng không khí người mua kẻ bán tấp nập như mang lại một bức tranh sinh hoạt sống động cũng như nét văn hóa đặc thù của một vùng đất xưa. 

Khu vực bến Bình Đông thuộc quận 8 có vị trí thuận lợi giao thương bằng đường sông với các tỉnh miền Tây. Thế nên hoạt động buôn bán tại khu vực bến Bình Đông đã có từ rất lâu, đặc biệt là vào dịp Tết, đã trở thành một nét văn hóa đặc trưng của nơi đây. Theo nhà văn Sơn Nam, bến Bình Đông xưa chạy dài từ cầu Chà Và tới gần đình Bình An. Ngày nay, bến Bình Đông kéo dài từ cầu Nguyễn Tri Phương tới nơi giao nhau giữa rạch Lò Gốm và kênh Tàu Hũ.

Theo quan sát, năm nay có hàng trăm ghe thuyền lớn nhỏ nối đuôi nhau cập bến Bình Đông, kéo dài khoảng 1km từ cầu Chà Và đến cầu Kênh Ngang số 1. Các ghe thuyền chủ yếu của thương lái hoặc các nông dân trồng hoa từ các tỉnh Vĩnh Long, Tiền Giang, Bến Tre… mang về đây hàng chục các loại hoa, chủ yếu nhất là hoa cúc, vạn thọ, mồng gà, hoa mai, hoa giấy, tắc kiểng, dừa kiểng… Đặc biệt, chợ hoa bến Bình Đông năm nay có trưng bày thêm nhiều giống hoa lan, các loại tiểu cảnh được trang trí đẹp mắt. Nhiều loại mai quý có giá trị cao được tiểu thương bán hoặc cho thuê để người tiêu dùng có thêm sự lựa chọn cho trang trí hoa cảnh trong ngày Tết phù hợp với túi tiền của mình.

Khung cảnh nhộn nhịp chợ hoa trên bến Bình Đông. Ảnh: Mạnh Linh

5 thg 2, 2020

Dinh thự cổ đặc biệt mới mở cửa ở Dinh Độc Lập

Tại tòa dinh thự trăm tuổi nằm trong khuôn viên Dinh Độc Lập, du khách sẽ được giới thiệu về Sài Gòn thời thuộc địa với những thay đổi quan trọng trong giao thông, kiến trúc, thương mại và đời sống xã hội..

Trong khuôn viên di tích Dinh Độc Lập ở TP HCM ngày nay có một ngôi biệt thự mang kiến trúc kiểu Pháp. Đây là dấu tích còn lại từ thời Dinh Norodom - biểu tượng sức mạnh, sự hiện diện của người Pháp ở Nam Kỳ.

3 thg 2, 2020

Căn cứ mật của biệt động giữa Thảo Cầm Viên Sài Gòn

Nằm dưới những tán cây um tùm của Thảo Cầm Viên, quán Hương Nhan mang một vỏ bọc “bình dân” hoàn hảo, như vô số quán ăn khác ở Sài Gòn bấy giờ...

Trong các di tích lịch sử liên quan đến cuộc kháng chiến chống Mỹ ở Sài Gòn, có một di tích nằm ở địa điểm khiến nhiều người bất ngờ. Đó là quán Nhan Hương trong Thảo Cầm Viên Sài Gòn

Sở mật thám Nam Kỳ thời thuộc địa

Tại Sở Mật thám Nam Kỳ, nhiều người con ưu tú của đất nước Việt Nam, là các chiến sĩ cách mạng, những nhà hoạt động yêu nước... đã chịu tra tấn, nhục hình, đọa đày tù ngục.

Tọa lạc tại số 164 Đồng Khởi, trụ sở của Sở Văn hóa và Thể thao TP Hồ Chí Minh là một tòa nhà có lịch sử rất đặc biệt

2 thg 2, 2020

Bí mật chưa tiết lộ nơi xảy ra vụ phóng rocket chấn động SG 1968

Vào ngày 2/6/1968, tại Trường THCS Trần Bội Cơ hiện nay đã từng xảy ra sự cố Mỹ bắn nhầm đồng minh nghiêm trọng nhất thời kỳ chiến tranh Việt Nam.

Tọa lạc tại số 266 đường Hải Thượng Lãn Ông, Trường THCS Trần Bội Cơ là một ngôi trường có lịch sử đặc biệt của Sài Gòn - Chợ Lớn.

Tả quân chi ấn của Lê văn Duyệt

Tả Quân Chi Ấn là 1 trong 5 ấn vua Gia Long cho đúc để ban tặng 5 vị chưởng quân đứng đầu ngũ quân thời bấy giờ là Tiền quân - Tả quân - Hữu quân - Trung quân - Hậu quân. Đây là chiếc duy nhất trong số này còn được lưu giữ.

Được lưu giữ tại Bảo tàng TP HCM, ấn đồng “ Tả Quân Chi Ấn” là một hiện vật gắn với Tả quân Lê Văn Duyệt, một nhân vật có vai trò quan trọng trong lịch sử của Sài Gòn và Nam Bộ. 

29 thg 1, 2020

Choáng ngợp kho báu khổng lồ vô giá dưới lòng đất Sài Gòn

Chuỗi hạt bằng mã não, nhẫn thủy tinh bọc vàng, vòng đeo tay bằng đá ngọc... là những "báu vật" tuổi đời hơn 2.000 năm trong kho báu khổng lồ được tìm thấy dưới lòng đất Cần Giờ, TP HCM...

Các loại chuỗi hạt làm bằng mã não và thủy tinh được khai quật tại di chỉ khảo cổ học Giồng Phật, huyện Cần Giờ, niên đại khoảng 2.100 năm trước. Hình ảnh " kho báu khổng lồ 2.000 năm tuổi" này được chụp tại Bảo tàng TP HCM

5 thg 12, 2019

Bảo tàng sâm Ngọc Linh ở Sài Gòn

Bảo tàng trưng bày hơn 400 mẫu sâm Ngọc Linh của Việt Nam, nhiều củ có giá trị hàng tỷ đồng. 

Ngày 1/12, Bảo tàng sâm Ngọc Linh (quận Tân Phú, TP HCM) hoạt động sau hai tháng xây dựng. Tại đây trưng bày hơn 400 hiện vật về giống sâm quý của Việt Nam. 

26 thg 11, 2019

Bảo tàng áo dài ở Sài Gòn

Không gian bảo tàng trưng bày những chiếc áo dài qua các thời kỳ, từng được các nhân vật nổi tiếng ở Việt Nam mặc. 

Bảo tàng Áo dài (đường Long Thuận, quận 9) do nhà thiết kế thời trang Sỹ Hoàng xây dựng và khánh thành năm 2014. Công trình là một trong hai bảo tàng tư nhân của TP HCM. 
Nhà trưng bày các mẫu áo dài rộng khoảng 200 m2, được thiết kế theo kiểu nhà dài với hệ khung gỗ và mái ngói âm dương. Nơi đây trưng bày khoảng 150 mẫu áo dài. 
Bên phải (theo lối vào) giới thiệu lịch sử áo dài qua từng thời kỳ. Bên trái là các bộ áo dài gắn với những người phụ nữ Việt Nam có những đóng góp lớn trong các lĩnh vực chính trị - xã hội ở thế kỷ 20. 

13 thg 11, 2019

Cháo sá sùng - đặc sản lạ miệng ở Sài Gòn

Cháo sá sùng được chế biến theo kiểu cháo Tiều của người Hoa, khách ăn đến đâu thì người bán nấu riêng đến đó. 

Sá sùng là hải sản quý, có nhiều ở các bãi cát pha bùn từ bắc vào nam như biển Vân Đồn (Quảng Ninh), Nha Trang (Khánh Hòa), Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu), Bến Tre, Bạc Liêu... Cháo sá sùng được xem là đặc sản ở các vùng biển nước ta.

Sá sùng có hàm lượng dinh dưỡng khá cao, thường được chế biến món ăn để bồi bổ sức khỏe. Đây từng là nguyên liệu để tạo nên vị ngọt của phở. Một kilogram sá sùng tươi tại bãi có giá khoảng 500.000 đồng, nhưng sá sùng sấy khô lên tới 1,8 - 2,5 triệu đồng mỗi kilogram. 

5 món ăn vặt gốc Hoa được ưa chuộng

Phá lấu, bò bía là thức quà vặt quen thuộc đối với du khách và người địa phương, đều có nguồn gốc từ khu Hoa kiều. 


Phá lấu

Món ăn được người Hoa du nhập vào thành phố từ trăm năm nay, mang đặc trưng bởi nước dùng màu nâu sóng sánh cùng vị ngọt của thịt, vị béo ngậy của nước cốt dừa, cay nồng của quế và ngũ vị hương. Ở Sài Gòn, có nhiều phiên bản phá lấu như nội tạng bò, heo, dê; ăn cùng bánh mì, mì gói, phá lấu xiên, phá lấu nướng. Gia vị ăn kèm thông thường là mắm me pha ớt tạo vị chua cay. Từ 15.000 đồng, thực khách có thể dùng một phần phá lấu nóng cho bữa ăn nhẹ.

Địa chỉ gợi ý: Các quán phá lấu trong chợ 200 (quận 4), hẻm ăn vặt 76 Hai Bà Trưng (quận 1), chợ Bàn Cờ (quận 3), hẻm 177 Lý Tự Trọng (quận 1). Ảnh: Tâm Linh. 

10 thg 11, 2019

Đi chợ “lạ mà quen”

Tình cờ, tôi được một người bạn đưa đi “Chợ Campuchia” trong dịp ghé TP. Hồ Chí Minh. Thật ra, người quê An Giang như tôi đã quá quen thuộc với các món ẩm thực theo phong cách đồng bào dân tộc thiểu số Khmer, vì cùng sinh sống với họ và An Giang có đường biên giới dài gần 100km giáp Campuchia. Nhưng ngôi chợ hôm ấy vẫn níu chân tôi tham quan cho bằng được. Chợ nằm gọn trong hẻm 374, 382 Lê Hồng Phong - Hồ Thị Kỷ (phường 1, quận 10, TP. Hồ Chí Minh), vừa quen vừa lạ, trộn lẫn đủ phong vị cuộc sống.

Chè Campuchia béo ngậy 

1 thg 11, 2019

Bữa sáng trong hẻm ở trung tâm Sài Gòn

Buổi sớm trong những con hẻm nhỏ, nắng vàng như rót mật lên bức tường cũ, khách ngồi thưởng thức phở, cơm tấm hoặc bánh mì. 

Quán phục vụ bữa ăn tại các con hẻm thường có bếp nằm xa, nhân viên luân phiên bưng đồ ra cho khách. Bữa sáng trong hẻm mang phong cách bình dân nên được nhiều người Sài Gòn lựa chọn. 
Bánh mì là một trong những món ăn sáng phố biến nhất. Toạ lạc trên đường Cao Thắng là tiệm bánh mì bán từ năm 1960. Bên cạnh những ổ bánh mì giòn rụm có nhân đầy đặn với ưu điểm nhanh và gọn, thì bánh mì phục vụ trong chảo là "đặc sản" của địa chỉ này. 

21 thg 10, 2019

Sài Gòn có phở Tàu Bay, ăn tô xe lửa cả ngày... chán cơm

Chào ông chủ phở Tàu Bay, cho một tô xe lửa như cũ nhé. Như cũ của vị khách là tái vè. Ông chủ tên Khang nở nụ cười, chẳng cần nói vì đã quá quen mặt và cả gu của khách.

Tô tàu thủy của phở Tàu Bay đầy bánh và thịt - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Một tô tái vè được bưng ra. Trên bàn đã có sẵn chanh, ớt, tiêu, nước mắm cùng một dĩa rau thơm to đùng, hai chai tương, một đỏ, một đen. Không thấy bóng dáng của giá sống.

Từ bàn bên, tôi nhìn sang: Ông Khang đấy à! Một nụ cười nhoẻn lên trên khuôn mặt nhuốm màu thời gian, mái tóc bạc trắng, vui vẻ đáp lại bằng câu nửa tây nửa ta: Khang là me! Me tiếng Anh nghĩa là tôi!