Hiển thị các bài đăng có nhãn Sóc Trăng. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Sóc Trăng. Hiển thị tất cả bài đăng

4 thg 7, 2021

Ai ăn mắm sặc, bần chua?

Tự lâu đời, mắm là món ăn quen thuộc của cư dân miệt sông nước Cửu Long. Có nhiều loại mắm và cũng có nhiều cách chế biến món ăn. Nhưng có lẽ để được ăn nhanh nhất và dân dã nhất thì món ăn sống là tiện hơn cả. Trong các loại mắm sống, nhất là mắm cá nước ngọt, mắm sặc được coi là “món độc” với dân nhậu. Gọi là “món độc” bởi vì mắm sặc đơn giản chỉ cần lấy trong khạp hay hũ ra là có thể ăn ngay được. Hơn nữa, con mắm sặc không quá to như mắm rô, mắm lóc nên rất vừa miếng ăn.

12 thg 6, 2021

Độc nhất vô nhị ngôi chùa thờ "bà Hỏa" giữa lòng thành phố Sóc Trăng

Về Sóc Trăng, nhiều người thích thú khi tham quan những ngôi chùa của người dân tộc Khmer, Hoa... Đặc biệt, có chùa Hỏa Đức Tự ở giữa thành phố không thờ Phật mà thờ... "bà Hỏa".

Thông thường đền hay chùa sẽ thờ phật hay các vị thần linh nhưng giữa lòng thành phố Sóc Trăng có ngôi chùa khá to và chỉ để thờ "bà Hỏa" với tên Hỏa Đức Tự.

Ông Huỳnh Ngọc Minh, thành viên ban trị sự Hỏa Đức Tự cho biết, chùa Hỏa Đức Tự vốn là một ngôi miếu nhỏ nằm cạnh gốc cây còng (còn gọi là me tây) cổ thụ có trên trăm năm tuổi, tọa lạc ngay ngã tư đường Nguyễn Đình Chiểu - Phan Đình Phùng, thuộc phường 4 (TP Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng). Người địa phương thường gọi chùa Hỏa Đức Tự là miếu "Bà Hỏa".

Người dân địa phương kể, hơn 100 năm trước, tại cây còng cổ thụ, vào những đêm tối trời thường thấy có đốm lửa bay lên từ ngọn cây nên họ cho rằng có "Bà Hỏa" hiển linh. Từ đó, người dân lập ngôi miếu nhỏ để thờ cúng "thần lửa". 

Chùa Hỏa Đức Tự, còn được người dân địa phương gọi là miếu "Bà Hỏa".

16 thg 5, 2021

Đậm đà hương vị bánh ống quê nhà

Vài năm trở lại đây, góp mặt với các thức “ăn vặt”… tân thời tại trung tâm TP. Sóc Trăng, có một loại bánh dân gian mang đậm bản sắc văn hóa địa phương đã “tái xuất”. Dọc trên đường Trần Hưng Đạo, Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Hùng Vương, Nguyễn Trung Trực… và ngay cả phố Hai Bà Trưng, cứ chiều chiều là có thể thấy những quầy hàng bánh ống trên xe hay bày bên vỉa hè.

Gọi là bánh ống vì nó có hình… ống, từ khuôn bằng tre già. Nhớ lại những ngày tôi còn bé, chị em tôi hay để dành tiền mẹ cho ăn sáng để cứ mỗi xế trưa vừa ngủ dậy là chạy ù qua cầu sang xóm chùa mua vài chiếc bánh ống thơm phức nóng hôi hổi.

Ăn bánh ống phải ăn nóng mới thưởng thức hết hương vị của nó.

Nhớ bún gỏi dà Mỹ Xuyên

Đến Mỹ Xuyên, đi xe ôm mà hỏi đặc sản ở đây là gì, các anh, các chú sẽ nhiệt tình kể cho các bạn nghe danh sách các món đặc sản nào là bánh cóng, bún nước lèo, bún xào... Và món không thể thiếu trong số ấy là món bún gỏi dà.

Bún gỏi dà là một trong những đặc sản của Sóc Trăng. Ảnh: ĐỨC VIÊN

Ở đây, nếu hỏi ăn bún gỏi dà ở đâu, các anh, các chú xe ôm sẽ hướng dẫn rất rõ ràng, hoặc chở thẳng ra chỗ có quán bún gỏi dà ngon để thưởng thức. Cũng theo lời giới thiệu mộc mạc: “Để tôi chở đi ăn chỗ này, bún ngon bá cháy” nên tôi cũng tò mò. Thử một lần để rồi bị mê.

Hơn hai thập kỷ bán món đậu hũ chiên giá "tiền triệu"

Trong buổi sáng đẹp trời, đến thị trấn An Lạc Thôn (Kế Sách) công tác, chúng tôi được nhiều người “mách nước” nên dùng thử món đậu hũ chiên tại quán Bảy Em ngay tại trung tâm thị trấn. Đây được xem là quán ăn nổi tiếng mấy chục năm qua, bởi món ăn có giá rẻ, đồ ăn ngon, đặc biệt là cô chủ quán vô cùng xởi lởi và miệng luôn tươi cười chào đón khách. Nơi đây xem như “điểm hẹn” ăn uống của nhiều bạn trẻ và khách du lịch…

Cô Bảy Em chiên đậu hũ phục vụ khách đến quán ăn. Ảnh: THÚY LIỄU

2 thg 5, 2021

Ngọt ngào rắn trun nấu cháo đậu xanh

Có lẽ, trong các loại rắn thì rắn trun là loại dễ làm nhất. Nồi nước nấu làm rắn không cần phải thật sôi, đem đổ nước sôi vào xô đựng rắn và để như vậy chừng năm phút thì trút rắn ra thau - lúc này rắn đã chết, lớp “da lụa” đã tróc ra từng mảng. Đổ nước vào thau đựng rắn, lấy lá sả vuột cho tróc hết lớp “da lụa”, rồi dùng dao bén mổ bụng, bộ đồ lòng rắn trun chỉ lấy gan, phổi và tim.

So với rắn ri cá, ri voi hay rắn nước hoặc rắn bông súng thì da rắn trun khá dầy nên rất dai. Khi nấu cháo rắn trun có 2 cách: Một là, dùng chai thủy tinh cà mạnh lên thân rắn để cho “mềm xương”, sau đó bỏ vào nồi cháo. “Ninh” đến khi da rắn mềm mềm là được. Còn cách hai là bằm thịt rắn cho thật nhuyễn, rồi ướp với hành tím, tiêu, tỏi, nước mắm, đường, bột nêm... để chừng mười lăm, hai chục phút cho thấm thịt. Trong lúc làm rắn, ta cho bắt nồi cháo lên, khi gạo và đậu xanh bắt đầu nở thì cho rắn vào. Do thịt rắn đã được ướp gia vị rồi nên việc nêm nếm phải thận trọng kẻo nồi cháo bị mặn. Nồi cháo coi như đã hoàn tất công đoạn nấu.

29 thg 3, 2021

Cồn Mỹ Phước – Điểm du lịch xanh hấp dẫn ở Sóc Trăng

Cồn Mỹ Phước với khí hậu trong lành, mát mẻ cây cối xanh tươi, sum suê trĩu quả bốn mùa, phong cảnh nên thơ hữu tình, người dân chất phát, hiền hòa, mến khách… đã trở thành điểm du lịch Sóc Trăng xanh hấp dẫn thu hút đông đảo khách trong và ngoài nước đến tham quan, trải nghiệm và thư giãn.

Ví trị Cồn Mỹ Phước

Cồn Mỹ Phước còn được gọi là cồn Công Điền hay cồn Bùn nằm gần cuối hạ lưu, xuôi theo dòng sông Hậu, theo hướng Tây – Bắc, Đông – Nam, ở giữa đôi bờ của 2 tỉnh Sóc Trăng và Trà Vinh, thuộc ấp Mỹ Phước, xã Nhơn Mỹ, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng. Đầu cồn hướng về phía Hậu Giang, Cần Thơ, đuôi cồn hướng ra biển Đông, tiếp giáp với huyện Cù Lao Dung, cách đầu cù lao khoảng 1km, cách bờ biển Đông khoảng 40km, cách trung tâm thành phố Sóc Trăng khoảng 25km.

16 thg 8, 2020

Địa danh chùa Luông Bassăc

Chùa Luông Bassăc (còn gọi là chùa Bãi Xàu) tọa lạc tại ấp Chợ Cũ, thị trấn Mỹ Xuyên (huyện Mỹ Xuyên). Chùa xây trong một khuôn viên rộng rãi và rợp bóng mát cây cổ thụ. Ban đầu chùa có tên là “Wat Luông Bassac” (Bassac là tên gọi vùng Hậu Giang; còn “Wat Luông Bassac” là chùa Vua Bassac).

Chùa Luông Bassăc

Ngoài ra, theo lời kể của Lục cả thì nguồn gốc của chùa còn có liên quan đến truyền thuyết mà người dân quanh vùng vẫn còn lưu truyền: rằng xưa kia có ông Vua Bassac cùng vợ là công chúa nước Lào, do phạm tội nên cùng đoàn tùy tùng chạy trốn về vùng sông Hậu. Nhưng đến cửa Vàm Tấn (Đại Ngãi ngày nay) bị bão lớn nên vợ chồng ông vua và đoàn tùy tùng lạc nhau. Riêng vợ chồng ông vua lạc vào vùng đất Bãi Xàu, lúc đó có tên là Srock Bai-Xau, một nơi vẫn còn là khu rừng rậm, hoang vu, rất ít người cư trú. Vợ chồng ông vua định cư tại đây và ra sức đốn cây, vỡ đất biến nơi đây thành vùng đất trù phú cho đến hôm nay.

“Ôi Lôi” - một địa danh làm "đau đầu" bao thế hệ

Cũng như nhiều địa phương khác của tỉnh Sóc Trăng, vùng đất Giang Cơ - Trường Khánh vốn là nơi sinh sống cộng cư lâu đời của 3 dân tộc anh em: Kinh - Khmer - Hoa. Trong tiến trình lịch sử phát triển, sự giao thoa văn hóa của 3 dân tộc anh em thể hiện rõ nét trên cả phương diện vật chất lẫn tinh thần. Điều đó được thể hiện qua các sinh hoạt thường ngày: trong tết cổ truyền, trong các lễ hội, trong lao động sản xuất, trong ẩm thực, trong phương ngữ... trong đó, địa danh thể hiện sự giao thoa khá rõ nét.

Xã Trường Khánh ngày nay. Ảnh: mapio.net

Đôi điều về địa danh Khánh Hưng

Trong kho tàng địa danh của tỉnh Sóc Trăng, tên gọi Khánh Hưng tuy chính quyền sở tại xưa kia ít sử dụng trong các văn bản hành chính nhưng nó đã sớm quen thuộc và gần gũi với người dân địa phương.

Lật lại từng trang sử trên vùng đất này cho thấy, khi mà toàn bộ “lãnh thổ” Sóc Trăng còn chìm dưới mặt thủy triều, có chăng là những giồng cát lẻ loi nhấp nhô trên mặt nước - Đó là giồng Srock Khleang (trung tâm tỉnh lỵ) cùng với các giồng cát bao bọc xung quanh: giồng M’hatup (Mã Tộc – Bãi Xàu), giồng T’roi tum (Trà Tim), giồng Kompong Trop (Bưng Tróp – Chông Nô), giồng Sầng ke (Trường Khánh), giồng Phnoroka – Khsăk (Vũng Thơm – Kế Sách)… Vô hình trung thiên nhiên ban tặng cho giồng Srock Khleang thành trung tâm cư trú của những dòng người từ phương xa đến khai cơ lập nghiệp. 

Khánh Hưng (Sóc Trăng) năm 1961. Ảnh: Howard Sochurek. Sưu tập của Mạnh Hải trên Flickr

Thăm chùa Ông Bổn Sóc Trăng

Nếu có dịp ghé thăm chùa Ông Bổn du khách sẽ được trải nghiệm nhiều điều thú vị với nét độc đáo về kiến trúc ngôi chùa; đời sống văn hóa tinh thần của cộng đồng người Hoa tại TP. Sóc Trăng.

Chùa Ông Bổn là tên gọi quen thuộc của Hòa An Hội Quán lâu nay. Theo tài liệu còn lưu lại thì đây là một ngôi chùa cổ được xây dựng từ năm 1875 để thờ cúng Ông Bổn (A Côn - Trịnh Ân là một viên tướng vào đời Tống), tọa lạc tại số 9, đường Nguyễn Văn Trỗi, Phường 1, TP. Sóc Trăng. Vào ngày 12-5-2004, chùa được công nhận là di tích văn hóa, nghệ thuật kiến trúc cấp tỉnh. 

Chùa Ông Bổn. Ảnh: KGT 

Cù Lao Dung - Điểm đến mới của du lịch ĐBSCL

Những ngày cuối tháng 7-2020, chúng tôi có dịp tháp tùng các đoàn khảo sát tour du lịch tại tỉnh Sóc Trăng. Đây là hoạt động nhằm cụ thể hóa những nội dung đã được bàn thảo tại Hội thảo Kết nối du lịch ĐBSCL diễn ra ngày 3-7 tại TP Cần Thơ. Một trong những điểm đến gây ấn tượng là Cù Lao Dung, huyện cù lao được đánh giá sẽ để lại nhiều trải nghiệm thú vị cho du lịch lữ hành khám phá. 

Bình minh trên bãi bồi Cù Lao Dung. 

Chỉ cách TP Cần Thơ khoảng 47km theo tuyến quốc lộ Nam Sông Hậu, cách tỉnh Trà Vinh qua một nhánh sông, mất khoảng 10-15 phút đi phà, Cù Lao Dung là huyện cực Đông của tỉnh Sóc Trăng, nằm cuối nguồn dòng sông Hậu, với hai cửa Định An và Trần Đề đổ ra biển Đông. Riêng chúng tôi đi xe từ trung tâm TP Sóc Trăng khoảng 20km theo đường quốc lộ 60. Từ đất liền nhìn ra xa, Cù Lao Dung hiện ra như một tấm thảm xanh trải dài đến tận cửa biển.

5 thg 8, 2020

Vãn cảnh Chùa Phật Học 2 ở Sóc Trăng

Sóc Trăng được mệnh danh là xứ sở chùa, với hàng trăm ngôi chùa của bà con dân tộc Khmer Nam Bộ, người Kinh và người Hoa có kiến trúc độc đáo, trong đó không thể không nhắc đến Chùa Phật Học 2.

Chùa Phật Học 2

Chùa Phật Học 2 hay còn gọi là Chùa Quan Âm Linh Ứng tọa lạc tại phường 8, TP Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng, cách trung tâm thành phố khoảng 5km theo tuyến đường Phạm Hùng (về hướng huyện Long Phú). Chùa Phật Học 2 là địa điểm du lịch Sóc Trăng nổi tiếng bởi quanh năm không đốt vàng mã, có diện tích rộng nhất tỉnh Sóc Trăng với nhiều cảnh quan kỳ thú được thiết kế rất công phu mang đầy tính nghệ thuật.

2 thg 8, 2020

Hàng Rào Xương Rồng tuyệt đẹp ở Sóc Trăng

Hàng rào xương rồng nằm tại khóm 3, phường 2, thị xã Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng, thuộc sở hữu của gia đình cụ Thôn. Hàng xương rồng này được ông Thôn trồng như một bức tường bảo vệ tự nhiên cho ngôi nhà. Được trồng từ cách đây 15 năm nhưng phải đến năm 2018, hàng rào mới bất ngờ nở hoa trắng, thu hút nhiều người đến tham quan chụp ảnh. Từ đó đến nay, cứ đến tầm giữa tháng 5, những người yêu hoa và du khách khắp nơi lại chờ đón đến ngày hàng rào xương rồng trổ bông.


Không giống những khóm xương rồng bình thường đều có kích thước nhỏ, chưa tới một mét thì hàng rào hoa này cao quá đầu người, lên tới hơn 2 mét, chạy dài theo ngôi nhà, nhìn từ xa đã thu hút sự chú ý. Đây chính là background không thể tuyệt vời hơn cho những bức ảnh nghìn like.

11 thg 7, 2020

Khám phá cù lao Dung – Sóc Trăng

Cù Lao Dung là huyện cực Đông của tỉnh Sóc Trăng, nằm cuối nguồn dòng sông Hậu thơ mộng, với hai cửa Định An và Trần Đề đổ ra biển Đông. Cù Lao Dung chỉ cách thành phố Cần Thơ khoảng 47km theo tuyến quốc lộ Nam Sông Hậu, cách tỉnh Trà Vinh một con sông, mất khoảng 10 đến 15 phút đi phà; cách trung tâm thành phố Sóc Trăng khoảng 20km theo đường quốc lộ 60. Đứng trên đất liền nhìn ra xa, Cù Lao Dung như một tấm thảm xanh trải dài đến tận cửa biển.

Chợ Bến Bạ ở trung tâm cù lao

4 thg 7, 2020

Chùa Kh’Leang Sóc Trăng – Di tích Kiến trúc nghệ thuật Quốc gia

Sóc Trăng với đặc thù có sự cộng cư của nhiều dân tộc, đã tạo nên một nền văn hóa đa sắc. Đi du lịch Sóc Trăng, bạn sẽ bắt gặp nhiều ngôi chùa, đền cổ kính, nguy nga và tất cả đều mang đặc trưng riêng độc đáo, trong đó phải kể đến chùa Kh’Leang.

Chùa Kh’Leang là một trong những ngôi chùa Khmer cổ ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có lịch sử gần 500 năm. Chùa Kh’Leang mang đậm dấu ấn kiến trúc Khmer rất tinh tế, sắc sảo, nhưng vẫn pha trộn phong cách Việt – Hoa trong bài trí.

Chùa Kh’Leang tọa lạc ở đường Tôn Đức Thắng, khóm 5, phường 6, TP. Sóc Trăng trong một khuôn viên rộng lớn, rợp bóng những cây cổ thụ, nhiều nhất là cây thốt nốt, loài cây gắn liền với đời sống, văn hóa của đồng bào dân tộc Khmer. Đến đây du khách có thể tận hưởng không khí trong lành, tìm hiểu về thư tịch cổ Khmer, truyền thuyết về nguồn gốc Sóc Trăng và chiêm ngưỡng công trình kiến trúc độc đáo của chùa.


30 thg 6, 2020

Chùa Som Rong – Ngôi chùa Khmer tuyệt đẹp ở Sóc Trăng

Sóc Trăng được biết đến như thủ phủ của những ngôi chùa tháp. Ngoài là không gian sinh hoạt văn hoá, tín ngưỡng của bà con đồng bào Khmer, những ngôi chùa còn là điểm đến không thể bỏ qua của khách thập phương trong hành trình khám phá vùng đất Miền Tây Nam Bộ. Mỗi ngôi chùa mang phong cách hoàn toàn khác nhau, đem đến cho du khách từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Trong đó không thể không nhắc tới Chùa Bôtum Vong Sa Som Rong.

Chùa Som Rong

Chùa Bôtum Vong Sa Som Rong còn được người dân địa phương quen gọi là chùa Som Rong tọa lạc tại số 367 Tôn Đức Thắng, phường 5, TP. Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng.

Chuyện lạ chùa Som Rong

Nói đến ngôi chùa từng sở hữu tượng Phật Thích Ca nhập niết bàn (tư thế nằm) từ nhiều năm qua, người ta nhắc ngay đến Chùa Hội Khánh (tọa lạc tại phường Phú Cường, TP Thủ Dầu Một, Bình Dương) được xây dựng năm 1741.

Chánh điện chùa Som Rong

Năm 2013, chùa này đã khánh thành tượng Phật Thích Ca nằm có chiều dài 52 mét, cao 12 mét, an vị trên độ cao cách mặt đất 23 m, nằm trên mái chùa. Công trình đã tổ chức Kỷ lục Chậu Á xác lập là "Tượng Phật nhập Niết bàn trên mái chùa dài nhất châu Á".

17 thg 6, 2020

Miếu Kim Hoàn - Tín ngưỡng thờ tổ nghề của người Hoa ở Sóc Trăng

Miếu Kim Hoàn (Tinh Bảo miếu) tọa lạc số 61 đường Lê Lợi, Phường 8 (TP. Sóc Trăng). Lễ giỗ tổ tại miếu Kim Hoàn Sóc Trăng diễn ra từ 14 giờ - 15 giờ ngày 11-2 (âm lịch), vật phẩm cúng tế được đặt trang trọng trước sân lễ, được gọi là lễ chấp minh hay tiên thường để ra mắt ban tế lễ và thỉnh tổ về dự lễ. Đến trưa ngày 12-2 là ngày giỗ chính (chánh tế); lễ tế tiên hiền, hậu hiền cũng tiến hành trong cùng ngày. Có đông đảo nghệ nhân, thợ kim hoàn, chủ tiệm vàng khắp nơi trong tỉnh tề tựu về dự.

Khoảng cuối thế kỷ 19, Sóc Trăng xuất hiện rất nhiều thợ gia công vàng người Hoa, họ đến lập nghiệp và sống rải rác tại Vĩnh Châu, Phú Lộc, Mỹ Xuyên… nhưng tập trung đông tại TP. Sóc Trăng. Phạm vi sinh hoạt, quan hệ đối tác làm ăn, truyền thụ nghề của họ chỉ gói gọn trong cộng đồng người Hoa. Ngày tháng dần trôi, những người thợ kim hoàn đã kết thành một tổ chức hội, họ cùng nhau lập bàn thờ tổ sư chung và làm giỗ tổ ngay trên khu đất gia đình của một người trong hội.

Thăm chùa Bôtum Vong Sa Som Rong

Nếu có dịp ghé thăm chùa Bôtum Vong Sa Som Rong, du khách sẽ được trải nghiệm nhiều bất ngờ với nét độc đáo về lịch sử và kiến trúc của ngôi chùa. Ngôi chùa còn như một bảo tàng Khmer thu nhỏ, giúp du khách cảm nhận, khám phá những nét đặc sắc, thú vị.

Chùa Bôtum Vong Sa Som Rong hay còn được mọi người quen gọi là chùa Som Rong tọa lạc tại Khóm 2, Phường 5 (TP. Sóc Trăng). Chùa Som Rong đã có từ lâu, đầu tiên được dựng lên bằng tre, gỗ và lợp lá đơn sơ, xung quanh có rất nhiều cây Som Rong tự sinh sôi, phát triển nên nhà chùa lấy tên của loài cây Som Rong, có hoa gọi là Bôtum để đặt tên cho chùa. Sau đó, ngôi chùa đã được trùng tu lại nhiều lần với tổng thể kiến trúc gồm có chánh điện, sala, tịnh xá, thư viện, các tháp để tro cốt của người mất…

Đầu tiên, cổng chùa được dựng theo lối tam quan. Phía trên cổng có 5 ngọn tháp, là biểu tượng của núi Meru (tức núi Tu-di), cổng được đắp nổi bởi các mảng phù điêu với nhiều biểu tượng văn hóa Khmer như rắn thần Naga, chim thần Krud, hoa văn truyền thống… được phủ nhũ vàng, kết hợp ít màu hồng nhạt. Riêng con đường từ cổng đi vào chùa được phủ đầy bóng mát của cây sao cổ thụ, những khối kiến trúc kỳ vĩ, với nhiều màu sắc sặc sỡ mang đậm văn hóa truyền thống Khmer hiện ra. 

Chùa Som Rong với nét kiến trúc độc đáo. Ảnh: KGT