Hiển thị các bài đăng có nhãn Pleiku Cafe. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Pleiku Cafe. Hiển thị tất cả bài đăng

18 thg 1, 2013

Pleiku – Đi tìm sự tích núi Hàm Rồng

Theo khảo sát bước đầu của tôi, trong văn hóa truyền thống Tây Nguyên, rồng không phải là một biểu tượng của quyền lực hay liên quan đến vẻ đẹp, sự trường cửu. 

Do đó, Hàm Rồng là một danh từ ít có khả năng thuộc về vốn từ vựng cổ của người dân tộc thiểu số Tây Nguyên, cụ thể là thuộc kho từ của đồng bào Jrai, Bahnar nơi trái núi này tọa lạc…

Tại một công trình được công bố dưới dạng bản thảo, theo TS Nguyễn Thị Kim Vân, địa danh Hàm Rồng cách trung tâm thành phố Pleiku hiện nay 11km về phía Nam có thể được ghi là Hdrung, Hgrông hoặc Hdrông (vẫn theo khảo sát thực địa của tác giả thì đây đều là những từ “không có nghĩa”). Cũng theo mô tả của chị thì ngọn núi cao 1.028m nói trên “có dạng hình nón cụt, khá cân đối nhưng nhìn từ phía hướng Thanh An (phía Tây Nam) ra, ta lại thấy ngọn núi này gần giống một con rồng, đầu hướng về phía Đông, thân trải dài trên cao nguyên phía Tây. Nhưng do quốc lộ 14 trườn qua sát “cổ rồng” làm cho người ta khó nhận ra hình dạng hoàn chỉnh của cả dãy núi”. Từ những cứ liệu trên, TS. Vân sau khi cho rằng “chúng ta khó xác định được một cách viết tên núi (Hàm Rồng – NV) bằng tiếng Jrai, Bahnar” đã cố gắng lí giải cách định danh Hàm Rồng qua hai “lí do” của người Việt như sau: Hàm Rồng là biến âm từ cách gọi núi của người Jrai, Bahnar. Núi có hình dạng của một con rồng trải dài trên cao nguyên (nhìn từ phía Tây Nam lên), (Nghiên cứu xác định địa danh lịch sử - văn hóa ở Gia Lai – đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh, Sở VHTTDL chủ trì – Nhiều tác giả, TS. Nguyễn Thị Kim Vân chủ nhiệm, Pleiku, 4-2006, tr. 96, 97; mục từ “Hàm Rồng” do N.T.K.V viết. NQT viết các mục từ tiếng Bahnar trong tập sách vừa xuất bản này).


Quanh năm mây phủ, Hàm Rồng luôn bầu bạn cùng sương gió. Ảnh tư liệu