Hiển thị các bài đăng có nhãn Nam Định. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Nam Định. Hiển thị tất cả bài đăng

4 thg 2, 2020

Tháp Phổ Minh – Bảo vật vô giá thời Trần

Cách trung tâm thành phố Nam Định 5 km về phía Tây Bắc, tháp Phổ Minh là một trong số ít công trình kiến trúc lâu đời còn giữ được tương đối toàn vẹn từ thời Trần. 

Nét kiến trúc Phật giáo độc đáo


Tháp Phổ Minh nằm trong khuôn viên chùa Phổ Minh, tọa lạc ở thôn Tức Mạc, xã Lộc Vượng, ngoại thành Nam Định, tỉnh Nam Định. Sử sách ghi lại rằng, năm 1308 sau khi Kim Phật Trần Nhân Tông băng hà ở am Ngọa Vân trên ngọn Tử Phong – Yên Tử, con ngài là vua Anh Tông đã đem 7 trong số 21 hạt xá lợi đặt trong cỗ kiệu bát cống bằng đá rồi tháp Phổ Minh được xây dựng lên trên. Xưa kia sân chùa có đặt một chiếc vạc đồng lớn được xếp vào An Nam Tứ Đại Khí nổi danh. Những dấu mốc bằng đá dưới chân tháp chính là dấu còn sót của những chân đỡ của chiếc vạc. Sau khi quân Minh xâm lược đã phá cả tứ đại khí của nước ta với âm mưu làm mất sử sách và những công trình văn hóa để đồng hóa dân ta nên những dấu mốc ấy không còn nữa.

Tháp Phổ Minh ghi dấu những đặc sắc kiến trúc thời nhà Trần. 

8 thg 11, 2019

Những “kho vàng” ở làng ươm tơ Cổ Chất

“Vải tơ Nam Định, lụa hàng Hà Đông”, câu ca vẫn được các cụ lưu truyền bao đời đã thay cho chỉ dẫn địa lý về một thương hiệu quý giá trên mảnh đất thành Nam – làng nghề tơ Cổ Chất, Cả đời gắn bó với nghề tằm tang, thăng trầm cũng nhiều, nhưng người làng dệt Cổ Chất không thể nghĩ hướng rẽ mới của nghề truyền thống quê hương mình lại gắn với du lịch. 

Vàng son một thuở


Những ngày cuối hè, làng Cổ Chất (xã Phương Định, huyện Trực Ninh, Nam Định) rực rỡ bởi những bó tơ vàng, tơ trắng óng ả buông theo những thanh sào tre dựng san sát bên đường. Người làng vẫn hay nói vui, nhà nào còn giữ nghề ươm tơ thì đều có những kho vàng trong nhà, đó là những bó tơ tự nhiên được làm bằng mồ hôi, công sức của các thành viên trong gia đình. 

Người thợ đang kéo tơ. 

14 thg 10, 2019

Chùa Keo Hành Thiện – Di tích Quốc gia đặc biệt

Chùa Keo Hành Thiện, gồm Chùa Keo trong (Thần Quang tự), Chùa Keo ngoài (Đĩnh Lan tự), thuộc làng Hành Thiện, xã Xuân Hồng, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định. Chùa từ lâu đã nổi tiếng bởi cảnh quan đẹp, không gian yên tĩnh. Chùa tọa lạc trên một khu đất rộng, bằng phẳng gần sông Hồng và sông Ninh Cơ. 


Chùa Keo Hành Thiện là một trong những ngôi chùa cổ ở Việt Nam, được bảo tồn gần như nguyên vẹn, với nét kiến trúc độc đáo 400 năm tuổi. Phía trước Tam quan có hồ bán nguyệt và hòn non bộ theo thế tam sơn, long chầu hổ phục; trên bờ có đôi voi đá khổng lồ, quanh chùa là hàng cây cổ thụ có tuổi đời hàng trăm năm. 

16 thg 5, 2019

Biệt thự cổ rộng 3000 m2 của đại gia Nam Định

Ngôi biệt thự cổ nằm bên dòng sông Hoành chảy qua xã Hải Anh (Hải Hậu, Nam Định) được xây dựng từ đầu thế kỷ 20. Sau gần 100 năm, lớp bụi thời gian đã phủ lên biệt thự màu áo cũ.

Ngôi biệt thự cổ nằm bên dòng sông Hoành chảy qua xã Hải Anh (Hải Hậu, Nam Định) được xây dựng từ đầu thế kỷ 20. Sau gần 100 năm, lớp bụi thời gian đã phủ lên biệt thự màu áo cũ.

12 thg 5, 2019

Dinh thự bề thế trăm tuổi ở thành Nam của triệu phú Pháp

Dinh thự của ông Leon Anthyme Dupré, người sáng lập nhà máy Cotton Tonkin (Sợi bông Bắc Kỳ) - tiền thân nhà máy Dệt Nam Định sau này hiện trở thành bảo tàng Dệt may Việt Nam.

31 thg 3, 2019

Cầu Ngói chợ Lương một trong 3 cầu ngói đẹp nhất Việt Nam

Cầu Ngói chợ Lương, tọa lạc tại xã Hải Anh, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định, cùng với cầu ngói Thanh Toàn (Huế), Cầu Chùa (Hội An) đã được chọn là 3 cây cầu ngói đẹp nhất Việt Nam.

Nét đẹp trong kiến trúc cầu Ngói


Cầu Ngói chợ Lương được xây dựng vào đời Hồng Thuận (1509 - 1515), tu bổ vào các năm 1922 và 2012. Cầu được công nhận di tích lịch sử văn hóa Quốc gia và được trùng tu, bảo quản gần như nguyên vẹn theo thiết kế ban đầu, cầu bắc ngang dòng sông Trung Giang. 

10 thg 7, 2018

Nhà thờ đổ Hải Lý - Chứng tích biến đổi khí hậu

10 năm về trước, giáo xứ Xương Điền thuộc xã Hải Lý huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định bị nước biển xâm thực, Nhà thờ Trái Tim và hai làng chài ven biển là Xương Điền,Văn Lý đã trở thành hoang tích. Bằng sự nỗ lực của mình, tỉnh Nam Định đã xây dựng một tuyến đê biển kiên cố, ngày nay, khu vực này từ hoang tích trở thành một địa điểm du lịch lý thú, kết nối du khách về ý thức bảo vệ môi trường trước những thách thức của biến đổi khí hậu. 

Dấu ấn hoang tàn
 


Giáo xứ Xương Điền xưa kia có Nhà thờ Trái Tim được xây dựng từ năm 1927. Nhà thờ sừng sững đứng bên bờ biển tạo niềm tin cho ngư dân làng chài đối mặt với cuộc sống nơi đầu sóng ngọn gió.Tháp chuông của nhà thờ được ví như ngọn hải đăng để người dân nhận biết dấu hiệu cho thuyền vào bờ mỗi khi ra khơi.

Năm 2005, cơn bão số 7 với sức tàn phá lớn đã "xóa sổ" hai làng chài Xương Điền,Văn Lý thuộc Giáo xứ Xương Điền, dấu tích còn lại của nhà thờ chỉ còn lại tháp chuông. Khi thủy triều lên, tháp chuông bị sóng biển bao quanh, phần móng bị ngập nước khoảng 0,5m.

Nhà thờ Đổ là địa chỉ mà nhiều bạn trẻ tìm đến khám phá.

10 thg 4, 2018

Một sớm ở làng chài Hải Lý


4 giờ sáng, ngư dân xã Hải Lý, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định bắt đầu ra bờ bãi, họ hò nhau đẩy thuyền ra khơi.
Trời vẫn chưa sáng hẳn, những người đàn ông của các gia đình làm nghề chài lưới ở đây bắt đầu ra bãi thuyền đậu, nhanh chóng chuẩn bị những dụng cụ cần thiết cho chuyến ra khơi.

25 thg 11, 2017

Những điều đặc biệt về chiếc đồng hồ cổ ở nhà thờ Bùi Chu

Nhà thờ Chính Tòa Bùi Chu (Xuân Ngọc, Xuân Trường, Nam Định) không còn xa lạ với nhiều người. Được khởi công xây dựng từ cuối thế kỷ 19 và hoàn thành năm 1885, đây là một trong những nhà thờ cổ nhất của tỉnh.

Nhà thờ Chính Tòa Bùi Chu nổi bật với gam màu thổ hoàng; dưới là hàng cột lim đen bóng đặt trên các trụ đá cổ bồng trạm trổ tinh tế; trên là mái vòm hình ô – van đậm phong cách kiến trúc Ba-rốc nhưng vẫn gợi dáng dấp tam quan Đông Phương cổ kính…Tất cả vẻ đẹp đó hiển hiện trước mặt. Nhưng còn một báu vật khác khiêm nhường ở phía sau nhà thờ mà ít người chú ý, đấy chính là cỗ máy đồng hồ cổ kính và kỳ diệu.

Nhà thờ Bùi Chu 

7 thg 9, 2017

Bánh cuốn làng Kênh Nam Định

Bánh cuốn Kênh mỏng tang như lụa bạch nhưng vẫn dai, màu trắng ngà mà thanh khiết, vị bánh thơm nhờ gạo Mộc Tuyền xưa.

Làng Kênh thuộc phủ Tức Mặc, đất phong của nhà Trần, Nam Định, là vùng nhiều ao chuôm, kênh ngòi nên được đặt cái tên nôm na là làng Kênh. Dân làng Kênh giỏi nghề xào xáo, lắm tài lẻ. Làng Kênh giờ chẳng còn bởi đã hoá phố, hoá xóm nhưng địa danh này không bao giờ mất được vì nó gắn liền với món bánh cuốn "danh bất hư truyền". Đó là thứ bánh trắng như lụa, mỏng như mây, khiến Trần triều khen nức nở, thứ bánh mà khiến những kẻ tha hương vật vã như lên cơn "đói cơm đen, thèm bàn đèn" khi chẳng may nghe thấy hay tình cờ nhìn thấy một bức ảnh.

Có thể nhờ yếu tố "tiến vua", được vua ban khen mà bánh cuốn làng Kênh trở nên nổi tiếng. Nhưng không thể phủ nhận bánh cuốn làng Kênh rất ngon, ngon đến mức có người phải dùng câu nói dân gian của người Nam Định "Ngon đ** chịu được" để ngợi ca. 

9 thg 8, 2017

Cận cảnh thánh đường Trung Lao trăm tuổi trước và sau đám cháy

Thánh đường Trung Lao bị thiêu rụi trong đêm 5-8 không chỉ để lại nỗi niềm tiếc nuối cho bà con giáo dân mà còn nhiều người dân khu vực bởi những giá trị văn hóa, lịch sử mà công trình mang lại. 

Những hình ảnh trước và sau đám cháy của nhà thờ Trung Lao 

Nhà thờ được đánh giá là có sự kết hợp độc đáo, hài hòa giữa yếu tố Gothic của Tây Ban Nha với kiến trúc truyền thống của Việt Nam, được thể hiện rõ nét qua nghệ thuật chạm trổ hoa văn đạt đến trình độ tinh xảo.

17 thg 7, 2017

Món ngon đất Thành Nam

Nhắc đến Thành Nam mảnh đất với “Thơ Xương, chuối ngự” quê hương của rất nhiều đặc sản nổi tiếng, và một trong số đó là nem nắm, món ăn bình dị nhưng ai đã từng thưởng thức thì không thể nào quên được.

Công phu trong khâu chọn nguyên liệu
Để có nắm nem ngon thì nguyên liệu phải được lựa chọn kỹ càng, bì lợn được tuyển chọn từ những con lợn khỏe mạnh, miếng bì làm sạch lông và dính một chút mỡ, thường thì người chế biến nên chọn miếng bì ở phần đầu vừa không dày, lại không có nhiều mỡ, sẽ không bị ngán và nắm nem không bị ướt nhão. Bì lợn làm nem nắm được thái tỉ mẩn và khá công phu.

Thịt lợn phải được lấy từ lò mổ. Khi miếng thịt còn nóng hổi và không nên đặt xuống đất. Ngoài ra, miếng thịt lợn không được rửa nước quá lạnh để thịt ngon và dẻo hơn. Bên cạnh đó thịt làm nem phải lấy từ thịt nạc ở hai củ mông của con lợn và lọc bỏ hết màng.

Thính là gia vị không thể thiếu của món nem nắm. 

24 thg 6, 2017

Tiểu Vương cung thánh đường Phú Nhai

Được xây dựng trên diện tích hàng nghìn mét vuông, Vương cung thánh đường Phú Nhai nằm trên địa phận xã Xuân Phương, huyện Xuân Trường (Nam Định) là một trong những nhà thờ đẹp nhất Việt Nam với lối kiến trúc Gothic kiểu Pháp hùng vĩ. 

Nhà thờ Phú Nhai nguyên thủy được tạo dựng bằng gỗ, lợp bồi do linh mục Chính xứ Emmanuel Rianô Hòa cho xây dựng vào năm 1866. Vào năm 1881, Giám mục Hòa cùng với linh mục Barquerô Ninh xây nhà thờ thứ hai theo kiến trúc Á Đông và hai tháp chuông. Sau thời gian bị chiến tranh làm hư hại, vào ngày 17/3/2003 Nhà thờ đã được khởi công trùng tu tôn tạo lại bởi Giám mục Đaminh Nguyễn Chu Trinh. Đến 26/9/2004 thì Nhà thờ Phú Nhai hoàn thành như diện mạo hiện nay.

Nhà thờ Phú Nhai có chiều dài 80m, rộng 35m, chiều cao là 30m. Đặc biệt, Nhà thờ Phú Nhai có hai tháp chuông cao 44m ở phía trước với 4 quả chuông được đúc từ Pháp chuyển sang, trong đó có quả nặng 2 tấn chỉ sử dụng trong các dịp đại lễ.

Tiểu Vương cung thánh đường Phú Nhai.

17 thg 6, 2017

Lễ hội Phủ Dầy

Người Việt có câu “Tháng Tám giỗ Cha, tháng Ba giỗ Mẹ”, ý muốn nói đến tục giỗ Mẹ vào tháng Ba Âm lịch để tưởng nhớ công đức của Thánh Mẫu Liễu Hạnh. Ở Việt Nam, tục thờ Mẫu có ở nhiều nơi, nhưng Phủ Dầy (Nam Định) được xem là cái nôi của loại hình tín ngưỡng độc đáo thuần Việt này. Lễ hội Phủ Dày được tổ chức từ 3 – 8/3 Âm lịch hàng năm là dịp để du khách có dịp tìm hiểu, tri ân công đức Thánh Mẫu Liễu Hạnh. 

Phủ Dầy ở xã Kim Thái, huyện Vụ Bản (Nam Định) là một quần thể kiến trúc nổi tiếng liên quan đến Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt. Ở đây, mọi hoạt động văn hóa, tín ngưỡng liên quan đến tục thờ Mẫu diễn ra sôi động quanh năm, mà cao điểm và ấn tượng nhất là dịp Lễ hội Phủ Dầy. 

Phủ chính Tiên Hương rực sáng với màn pháo bông trong đêm rước lửa. Nơi đây là trung tâm các hoạt động của Lễ hội Phủ Dầy. Ảnh: Công Khánh

19 thg 1, 2017

Mẫu Tam phủ - Di sản của niềm tin và khát vọng

Ngày 1/12/2016, Di sản Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt chính thức được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Đây là một tín ngưỡng bản địa thuần Việt tôn thờ nữ thần, người mẹ của thiên nhiên, thông qua hình ảnh Thánh Mẫu, một vị thần tối cao có quyền năng sáng tạo, cai quản và phù trợ cho con người. Đặc biệt, hình thức thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ với đỉnh cao là nghệ thuật hầu đồng huyền bí, chứa đựng niềm tin và khát vọng sống mãnh liệt của con người, đã làm nên nét đặc sắc và sức sống trường tồn cho loại hình tín ngưỡng đặc biệt này.

Phủ Dầy - trung tâm của tín ngưỡng thờ Mẫu

Người Việt có câu “Tháng Tám giỗ Cha, tháng Ba giỗ Mẹ”. Tháng Tám âm lịch hàng năm người Việt có lễ giỗ Cha để tưởng nhớ công ơn của Đức Thánh Trần, và tháng Ba âm lịch giỗ Mẹ để tưởng nhớ công đức của Thánh Mẫu Liễu Hạnh. Đó là đạo lí uống nước nhớ nguồn có từ hàng nghìn năm nay của người Việt.

25 thg 9, 2016

Về chợ quê ven biển Nam Định ăn bề bề luộc

Không chỉ tươi sống, thân hình chắc mẩy mà bề bề tại chợ quê Hải Hậu, Nam Định vừa lắm trứng, vừa to. 


Với hơn 72km đường biển, Nam Định được người ta nhớ đến với hai bãi tắm nổi tiếng là Thịnh Long (Hải Hậu) và Quất Lâm (Giao Thủy). Con đường từ bãi tắm Thịnh Long ra một phiên chợ quê cách đó không xa trở nên đầy dễ chịu trong một buổi sớm mùa hạ. 

Góc chợ huyên náo, ồn ào hơn bởi các ngư dân đi biển về đổ hải sản tươi ngon bày ra sạp mời du khách. Trong vô vàn các loại mực, ghẹ, nghêu, sò… thì bề bề lại là loại hải sản được chú ý hơn cả. 

15 thg 9, 2016

Mùa Trung thu về thăm 'làng đèn ông sao' Báo Đáp

Ít ai biết rằng những chiếc đèn ông sao từ Bắc vô Nam, từ những con phố nhộn nhịp như Hàng Mã đến những con đường làng quê yên bình đều được làm ra ở ngôi làng Báo Đáp (Nam Định).

"Chiếc đèn ông sao sao năm cánh tươi màu 
Cán đây rất dài, cán cao qua đầu..." 

Hình ảnh chiếc đèn ông sao đã gắn liền với kí ức tuổi thơ của mỗi người, một món quà đồ chơi truyền thống không thể thiếu và đã trở thành biểu tượng của đêm Trung thu. Nhưng ít ai biết rằng hàng triệu chiếc đèn ông sao được bán khắp miền Nam Bắc hầu như đều có xuất xứ từ một ngôi làng yên bình của đồng bằng Bắc Bộ: làng Báo Đáp.

Làng Báo Đáp nằm cách thành phố Nam Định 8 km, thuộc địa phận xã Hồng Quang, huyện Nam Trực, với hơn một nửa số hộ trong làng gắn bó với nghề truyền thống làm đèn ông sao, mỗi năm sản xuất ra khoảng hơn 2 triệu chiếc đèn. 

Từ cổng làng ta đã bắt gặp hình ảnh những chiếc đèn ông sao quen thuộc. 

6 thg 8, 2016

Nhà thờ đổ “ngạt thở” bên bờ biển Xương Điền

Địa điểm du lịch nổi tiếng ở Nam Định đang dần mất đi vẻ đẹp hoang sơ, tự nhiên mà thay vào đó là hàng quán bủa vây tứ phía.

Hàng quán đua nhau mọc lên như nấm từ một năm trở lại đây 

Chúng tôi ngao ngán trở lại nhà thờ đổ có tên gọi Trái Tim bên bờ biển Xương Điền, Nam Định vào một ngày hè cuối tháng bảy. Bởi nhìn từ xa, nhà thờ đổ chỉ còn trơ một phần tháp nhọn, nhô lên trên một tổng thể chật kín những lều bạt và hàng quán. 

25 thg 7, 2016

Hà Nội có trà đá, Thành Nam có trà hòm

Nếu như Hà Nội có trà đá vỉa hè, Sài Gòn có cà phê bệt trở thành nét văn hoá vỉa hè bình dân thì ở mảnh đất Nam Định lại có thứ “đặc sản” với tên gọi rất lạ... trà hòm. 

Những quán trà hòm được bán quanh nhà máy dệt Nam Định đang dần biến mất. Khi nhà máy này đang bị đập bỏ - Ảnh: NAM TRẦN 

Nó là một phần thành Nam xưa, gắn liền với lịch sử nhà máy dệt Nam Định và những ký ức tự hào một thời của một nhà máy dệt từng lớn nhất Đông Dương.

14 thg 7, 2016

Cuộc sống diêm dân trên cánh đồng muối Nam Định

Đến Nam Định, bạn không nên bỏ qua trải nghiệm khám phá cuộc sống diêm dân trên hành trình ghé thăm nhà thờ đổ hay biển Quất Lâm.

Cánh đồng muối nổi tiếng bậc nhất Nam Định nằm ở thôn Văn Lý, xã Hải Lý, huyện Hải Hậu. Như bao diêm dân khác, những người làm muối ở đây rất vất vả để cho ra được những hạt muối trắng ngần.