Hiển thị các bài đăng có nhãn Miếu. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Miếu. Hiển thị tất cả bài đăng

1 thg 9, 2020

Thăm Chùa Ông Quan Đế Miếu ở Bạc Liêu

Đến với Bạc Liêu, phần lớn du khách đều không thể bỏ qua hành trình khám phá và chiêm ngưỡng những ngôi chùa cổ kính nổi tiếng tại đây. Trong đó không thể không nhắc đến Chùa Ông Quan Đế Miếu, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Hoa ở Nam Bộ.

Chùa Ông Quan Đế Miếu tọa lạc tại đường Nguyễn Thị Minh Khai, phường 2, thành phố Bạc Liêu

Quan Đế là một vị tướng thời kỳ cuối nhà Đông Hán và thời Tam Quốc ở Trung Quốc, là một hình tượng cho bậc chính nhân quân tử. Với cộng đồng người Hoa họ rất tôn thờ vị hảo hán này nên nơi đâu cũng có miếu thờ. Ở thành phố Bạc Liêu, chùa Quan Đế trở thành địa điểm du lịch Bạc Liêu với kiến trúc đặc trưng truyền thống Trung Hoa.

Miếu Cá Ông (Phước Hải Cổ Miếu) Nhà Mát – Bạc Liêu

Bạc Liêu là một tỉnh ven biển ở đồng bằng sông Cửu Long gắn bó với nghề biển quanh năm nên ngư dân luôn tôn kính Cá Ông. Miếu Cá ông được người dân vùng biển xem là nơi cư ngụ của vị thần bảo hộ giúp cho họ vượt qua sóng to, gió lớn, được mùa tôm, cá. Du lịch Bạc Liêu bạn nhớ ghé thăm những ngôi miếu Cá Ông mang đậm tính chất tâm linh, một nét tín ngưỡng phổ biến của dân tộc ta ở các vùng Biển.

Cổng tam quan của Miếu Cá Ông

12 thg 8, 2020

Chùa Ông Bắc (Bắc Đế Miếu) – Long Xuyên – An Giang

An Giang là là tỉnh độc đáo có bốn dòng văn hoá Việt – Hoa – Khmer – Chăm với những phong tục, tập quán riêng. Đối với người Hoa, niềm tin vào những giá trị tâm linh chiếm một phần quan trọng trong đời sống tinh thần của họ, trở thành truyền thống được tiếp nối giữa các thế hệ. Tại những địa phương có đông đảo người Hoa sinh sống, du khách sẽ bắt gặp những ngôi miếu thờ các bậc thánh nhân để phù hộ cho cộng đồng người Hoa luôn gặp được may mắn, thuận lợi trong cuộc sống. Trong đó không thể không nhắc đến chùa Ông Bắc còn gọi là Bắc Đế Miếu – Hội quán đầu tiên của người Hoa ở An Giang nằm trên đường Phạm Hồng Thái bên bờ sông Long Xuyên, cách cầu Duy Tân khoảng 10m, thuộc phường Mỹ Long, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang.

Chùa Ông Bắc còn gọi là Bắc Đế Miếu

Bắc Đế Miếu được xem như cơ sở thờ tự của những người Hoa di cư từ tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) đến sinh cơ lập nghiệp tại An Giang. Họ cùng nhau xây dựng Hội quán, thực chất là văn phòng hành chính để làm hội sở liên lạc đồng hương, nhưng thường đưa thêm các tượng thần Bắc Đế, Thiên Hậu, Ngọc Hoàng, Quan Công vào thờ nên người Việt gọi là chùa. Như chùa Ông Bắc tức là thờ Bắc Đế.

16 thg 7, 2020

Chùa Bà Thiên Hậu – Ngôi chùa tiêu biểu của người Hoa Cà Mau

Chùa Bà Thiên Hậu người dân địa phương còn gọi là chùa Bà Mã Châu tọa lạc tại số 68, Lê Lợi, P.2, thành phố Cà Mau. Ngôi chùa có vị trí đắc địa phía trước giáp ngã 3 sông Cà Mau, chùa Bà Thiên Hậu là công trình kiến trúc tiêu biểu của người Hoa Cà Mau.


Trong suốt hàng trăm năm qua, kể từ những người Hoa đầu tiên vượt biển di dân từ quê hương mình đến nước ta để lập nghiệp, tạo dựng một cuộc sống mới thì họ cũng mang theo không ít nét đặc trưng của nền văn hóa phương Bắc, góp phần làm phong phú hơn cho nền văn hóa nước Nam. Và tín ngưỡng thờ Bà Thiên Hậu, hiện vẫn được đông đảo người Việt, nhất là khu vực Nam Bộ và những gia đình người Việt gốc Hoa sùng bái.

27 thg 6, 2020

Thái miếu nhà Hậu Lê - Nơi lưu giữ nhiều kiến trúc cổ độc đáo

Trải qua hàng trăm năm lịch sử, dù đã được tu sửa nhiều lần nhưng Thái miếu nhà Hậu Lê, phường Đông Vệ, TP Thanh Hóa vẫn lưu giữ những nét kiến trúc cổ độc đáo.

17 thg 6, 2020

Miếu Kim Hoàn - Tín ngưỡng thờ tổ nghề của người Hoa ở Sóc Trăng

Miếu Kim Hoàn (Tinh Bảo miếu) tọa lạc số 61 đường Lê Lợi, Phường 8 (TP. Sóc Trăng). Lễ giỗ tổ tại miếu Kim Hoàn Sóc Trăng diễn ra từ 14 giờ - 15 giờ ngày 11-2 (âm lịch), vật phẩm cúng tế được đặt trang trọng trước sân lễ, được gọi là lễ chấp minh hay tiên thường để ra mắt ban tế lễ và thỉnh tổ về dự lễ. Đến trưa ngày 12-2 là ngày giỗ chính (chánh tế); lễ tế tiên hiền, hậu hiền cũng tiến hành trong cùng ngày. Có đông đảo nghệ nhân, thợ kim hoàn, chủ tiệm vàng khắp nơi trong tỉnh tề tựu về dự.

Khoảng cuối thế kỷ 19, Sóc Trăng xuất hiện rất nhiều thợ gia công vàng người Hoa, họ đến lập nghiệp và sống rải rác tại Vĩnh Châu, Phú Lộc, Mỹ Xuyên… nhưng tập trung đông tại TP. Sóc Trăng. Phạm vi sinh hoạt, quan hệ đối tác làm ăn, truyền thụ nghề của họ chỉ gói gọn trong cộng đồng người Hoa. Ngày tháng dần trôi, những người thợ kim hoàn đã kết thành một tổ chức hội, họ cùng nhau lập bàn thờ tổ sư chung và làm giỗ tổ ngay trên khu đất gia đình của một người trong hội.

4 thg 6, 2020

Hành hương về Miễu Bà Chúa Xứ Bàu Mướp – Tịnh Biên – An Giang

Tịnh Biên – An Giang là vùng đất có nhiều huyền thoại linh thiêng cùng danh lam thắng cảnh nổi tiếng như Khu du lịch Lâm Viên Núi Cấm, Rừng Tràm Trà Sư, núi Két, cụm di tích chùa Phật Thới Sơn, chùa Phước Điền, đình Thới Sơn…trong đó không thể không nhắc đến Miễu Bà Chúa Xứ Bàu Mướp mang giá trị tâm linh sâu sắc, trở thành điểm đến lý tưởng cho khách hành hương từ khắp mọi miền đất nước.

Cổng tam quan

11 thg 5, 2020

Miếu Cây Vông - Di tích lịch sử cách mạng hơn 240 năm tuổi


Miếu Cây Vông (tọa lạc ấp 4, xã Trung An, TP. Mỹ Tho) là điểm hội họp của các tổ chức cách mạng trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước. Sau ngày miền Nam giải phóng, thống nhất đất nước, miếu Cây Vông là nơi sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng thờ cúng của nhân dân trong và ngoài tỉnh Tiền Giang. Với những ý nghĩa lịch sử và các giá trị mang lại, năm 2013 miếu Cây Vông đã được công nhận là di tích cấp tỉnh.

ĐIỂM HỘI HỌP CỦA CÁC TỔ CHỨC CÁCH MẠNG

Theo nguồn tư liệu của các bậc lão thành trong Ban Hội hương miếu Cây Vông, miếu được lập vào thế kỷ XVIII, do người dân từ miền Bắc vào Nam khai hoang lập ấp, thấy khu vực này có một gò đất cao hơn các nơi xung quanh nên đặt ở nơi này một ngôi miếu nhỏ làm bằng gốc tre, lợp lá để thờ Thổ Thần (thần đất), cạnh miếu có một cây vông nên nhân dân trong vùng gọi là miếu Cây Vông.

6 thg 8, 2019

Miếu đôi, hóa giải mâu thuẫn chốn non cao

Mâu thuẫn nảy sinh khi cư dân hai làng tranh giành quyền được xây ngôi miếu thờ. Và cũng chính việc xây miếu đã hóa giải mâu thuẫn dân cư vùng giáp ranh Quảng Ngãi- Bình Định. Đấy là chuyện hơn 300 năm trước ở vùng non cao nằm cạnh biển Sa Huỳnh (Đức Phổ).

Hoang tàn cổ miếu 


Anh Lê Thanh Phong - Trưởng thôn Đồng Vân, xã Phổ Thạnh (Đức Phổ) điều khiển xe máy chở tôi men theo con đường mòn uốn lượn ven xóm nhà lưng chừng núi, rồi dừng lại trước miếu cổ ven đường bị hư hại theo thời gian. Miếu nằm cạnh nhau dưới tán rừng với những thân cây cao lớn, khu vực núi Đôi - gò Vung, địa giới phân chia hai tỉnh Quảng Ngãi và Bình Định thuở trước (giờ ranh giới lùi về phía Bình Định 2km).

Anh Lê Thanh Phong thắp hương trước ngôi miếu cổ. 


13 thg 7, 2019

Núi Giàng và miếu thờ Công thần Dương Yết

Tọa lạc gần bờ Nam sông Trà Khúc, núi Giàng và miếu thờ Công thần thuộc thôn Thanh Khiết, xã Nghĩa Hà (huyện Tư Nghĩa, nay thuộc TP. Quảng Ngãi), nổi tiếng là nơi có quần thể núi đá khổng lồ. Nơi đây còn ẩn chứa nhiều nét thú vị về huyền tích một vị tướng có công khai phá vùng đất Nghĩa Hà lúc bấy giờ.
Cách trung tâm TP.Quảng Ngãi 10km về hướng đông nam, núi Giàng ở thôn Thanh Khiết, xã Nghĩa Hà, huyện Tư Nghĩa (nay thuộc TP.Quảng Ngãi) nổi tiếng là thắng cảnh hùng vĩ, đầy thơ mộng.

Nhìn từ xa, núi Giàng như một chiếc nấm khổng lồ. Chiếc nấm khổng lồ ấy chính là một quần thể núi đá với các kích thước to nhỏ khác nhau. Giữa quần thể núi đá có một tảng đá khổng lồ, chiều cao chừng 30m, chiều ngang khoảng 5m, nặng hơn 250 tấn. Thế đứng của tảng đá này nằm chếch khoảng 45 độ, từ xa trông giống như con nghê đến soi mình bên dòng sông Trà.

16 thg 1, 2019

Chùa Bà Thiên Hậu Thánh Mẫu tại thành phố mới Bình Dương

Chùa Bà Thiên Hậu thánh mẫu tại thành phố mới Bình Dương tọa lạc tại Lô K6A đường Lê Hoàn, phường Hòa Phú, trung tâm thành phố mới Bình Dương với diện tích hơn 4.000m².


Chùa được khởi công xây dựng vào ngày 17/09/2011. Và được tổ chức khánh thành sau 15 tháng xây dựng vào ngày 19/01/2013.

15 thg 1, 2019

Chùa Bà Thiên Hậu

Là một di tích văn hóa của tỉnh Bình Dương. Miếu bà Thiên Hậu “Thiên Hậu Cung” thường được người dân quen gọi là chùa Bà có kiến trúc theo lối cổ, là nơi thờ tự tôn nghiêm, một điểm hành hương rất quen thuộc của người dân Bình Dương, thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh lân cận.

Chùa Bà hiện nay tọa lạc tại số 4, đường Nguyễn Du, thành phố Thủ Dầu Một, Bình Dương và một ngôi chùa Bà mới được khánh thành vào tháng 1/2013 ở trung tâm thành phố mới Bình Dương. Tuy nhiên, khi nhắc đến chùa Bà ở Bình Dương, người ta thường nghĩ ngay đến chùa Bà ở thành phố Thủ Dầu Một.

Chùa Bà Thiên Hậu (thành phố Thủ Dầu Một, Bình Dương).

14 thg 1, 2019

Nét đẹp miếu Bà Bình Nhâm

Miếu Bà Bình Nhâm là ngôi miếu cổ tọa lạc tại KP. Bình Phước, P. Bình Nhâm, TX. Thuận An. So với những ngôi miếu khác, miếu Bà Bình Nhâm về vẻ đẹp trong kiến trúc cũng như vẻ bề thế đều có thể được xếp vào hàng nhất tỉnh.

Miếu Bà Bình Nhâm được xây dựng từ năm 1914, do sự chung tay đóng góp của bà con trong vùng. Miếu được dựng lên, thờ Bà Chúa Xứ để đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của nhân dân khi cần đấng thần linh che chở cho nhân dân, bảo vệ quê hương xóm ấp. Ban đầu, miếu chỉ có gian chánh điện. Năm 2002, dưới sự phát động của Ban Trị sự, miếu Bà Bình Nhâm được nhân dân trong vùng xây dựng lại khang trang, to đẹp và có kiến trúc như hiện nay. Là một trong số ít ngôi miếu có tuổi đời hơn 100 năm, đi qua hai cuộc chiến tranh, chứng kiến sự đổi thay của quê hương đất nước, miếu Bà Bình Nhâm thực sự là một nhân chứng lịch sử, là nơi lưu giữ nhiều giá trị về văn hóa.

Miếu Bà Bình Nhâm. Ảnh: Đ.T

13 thg 1, 2019

Miếu Thiên Hậu Thánh Mẫu, thị xã Vĩnh Châu

Thiên Hậu Cổ Miếu tại thị xã Vĩnh Châu thường gọi là Chùa Bà, được những người Hoa sống tại đây xây dựng vào năm 1891. Chùa được xây dựng kiến trúc cổ của người Triều Châu thuộc tỉnh Quảng Đông.

Lễ hội vía Bà Thiên Hậu Thánh Mẫu

Tương truyền, trong quá trình khai phá, mở đất lập nghiệp của cộng đồng người Triều Châu ở Vĩnh Châu, người dân nơi đây tìm thấy một tượng Phật bằng đồng, nên xây dựng ngôi miếu để thờ. Ngôi miếu lúc đầu còn nhỏ, sau nhiều lần trùng tu và mở rộng quy mô, diện tích ngôi cổ miếu dần được mở rộng và khang trang hơn. Lần trùng tu lớn nhất vào năm 1981. Đến nay, Cổ Miếu vẫn giữ nguyên hiện trạng về mặt kiến trúc ban đầu và không ngừng được các nghệ nhân người Hoa trang trí, tu bổ thêm, làm cho màu sắc, đường nét cổ kính ngày càng tinh xảo.

12 thg 1, 2019

Chùa Ông (chùa Ông Ngựa)

Chùa Ông tọa lạc trên đường Hùng Vương, phường Phú Cường, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.


Chùa sở dĩ có tên là chùa Ông bởi vì chùa thờ Quan Thánh Đế Quân (hay còn gọi là Quan Công, Quan Vân Trường) – một nhân vật lịch sử người Hoa sống ở thời Tam Quốc. Tuy nhiên, người dân địa phương quen gọi là chùa Ông Ngựa bởi vì trước sân chùa có miếu thờ tượng một con ngựa (còn gọi là tượng xích thố).

8 thg 1, 2019

Miếu Ông Hoàng Sa

Đã từ lâu, người dân thôn An Vĩnh, xã Tịnh Kỳ (TP. Quảng Ngãi) đã gọi ngôi miếu thiêng thờ cá Ông bên mép biển là miếu Ông Hoàng Sa. Bởi trong miếu có thờ xương đầu cá voi khổng lồ mà xưa kia bà con ngư dân ra quần đảo Hoàng Sa đánh cá phát hiện và rước Ông về lập miếu để thờ và cầu mong được phù hộ độ trì biển yên gió lặng, tôm cá đầy khoang...

Ngôi miếu nhỏ qua nhiều đời là nơi gắn kết cộng đồng của cư dân nơi đất liền với đảo Lý Sơn, là minh chứng về quần đảo Hoàng Sa là của Việt Nam...

Rước Ông từ Hoàng Sa 


Chiều cuối năm, tôi theo ông Bùi Ngọc Xô, Trưởng ban công tác Dân vận thôn An Vĩnh vòng qua xóm nhà rồi quay ra mép biển, nơi có miếu Ông Hoàng Sa. Bên mép biển, ngôi miếu đơn sơ, cạnh đó là cây bàng xanh ngắt, phía xa hơn thấp thoáng những con tàu.

Miếu Ông Hoàng Sa tọa lạc ở thôn An Vĩnh, xã Tịnh Kỳ, TP.Quảng Ngãi. 

14 thg 8, 2018

Câu chuyện lịch sử đẫm máu của miếu Âm Hồn ở Huế

Năm 1895, khi người Pháp tiến hành quy hoạch đường phố Huế, nhiều nơi trong Kinh thành đã phát lộ điểm chôn cất với số lượng hài cốt lên đến hàng trăm. Hài cốt tập trung nhiều nhất ở rãnh cống khu vực hồ Phu Văn, vị trí miếu Âm Hồn ngày nay.

Nằm ở ngã tư đường Mai Thúc Loan - Lê Thánh Tông, phường Thuận Lộc, thành phố Huế, miếu Âm Hồn là di tích lịch sử gắn với một sự kiện lịch sử bi thảm của Kinh thành Huế.

30 thg 12, 2017

Miếu Nổi - địa chỉ tạ lễ, cầu duyên cuối năm của người Sài Gòn

Nằm giữa sông nên nếu muốn lễ, bạn phải đi đò mới lên được miếu.

Nằm trên sông Vàm Thuật, thuộc địa phận quận Gò Vấp, TP HCM, Phù Châu Miếu (hay còn gọi là Miếu Nổi do vị trí và cách xây dựng độc đáo) là địa chỉ linh thiêng nổi tiếng ở Sài Gòn - Ảnh: Son Nguyenminh 

20 thg 11, 2017

Kỳ thú miếu “Bà Cố Chủ” hòn Sơn Rái

Miếu Bà Cố Chủ Hòn. 

Do có khả năng nhìn trời đoán mưa gió nên bà được người đi biển kính trọng. Sau khi bị hải tặc giết, bà vẫn hiển linh giúp người đi biển, nên nhân dân trên đảo tôn là Bà Cố Chủ Hòn, hay “Bà Cố Chủ” (BCC) và lập miếu thờ. 

Miếu tọa lạc tại Kèo Ngựa, một dãi đất bằng phẳng thuộc khu vực bãi Nam, ấp Bãi Nhà A, được xây dựng lần đầu vào ngày mùng 9 tháng 9 âm lịch năm 1899 bằng vật liệu tre lá. Sau nhiều lần trùng tu, năm 2011, miếu được xây dựng bằng vật liệu bê tông, cốt thép như hiện nay.

15 thg 11, 2017

Miếu Vua Bà

Nằm bên cạnh dòng sông Bạch Đằng thơ mộng, di tích miếu Vua Bà và cây quếch là địa danh thu hút được nhiều du khách đến tham quan nhất trong quần thể di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Bạch Đằng (TX Quảng Yên).

Di tích miếu Vua Bà. 

Theo như tấm bia ghi ở trước cửa miếu Vua Bà, thì nơi đây xưa kia là một bến đò rừng, bên cạnh cây quếch trên bến đò có một bà bán hàng nước phục vụ khách qua sông. Vào khoảng đầu năm Mậu Tý (năm 1288), Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn đã đến bến đò này nghiên cứu địa hình, chuẩn bị thế trận tiêu diệt đạo thủy binh quân xâm lược Nguyên – Mông.