Hiển thị các bài đăng có nhãn Kiên Giang. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Kiên Giang. Hiển thị tất cả bài đăng

29 thg 4, 2019

Khám phá Thạch Động xứ Hà Tiên

Thành phố Hà Tiên nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Kiên Giang vốn được thiên nhiên ưu đãi cho địa hình đa dạng khi có đủ sông, núi, đồng bằng, hồ, hang động, biển, đảo… nhiều thắng cảnh đã trở nên nổi tiếng với vẻ đẹp còn hoang sơ, quyến rũ. Khu du lịch Thạch Động thuộc một trong “Hà Tiên thập cảnh” với vẻ đẹp ẩn chứa nét hoang sơ, huyền bí luôn khêu gợi trí tò mò của du khách gần xa.

Thạch Động thuộc địa phận xã biên giới Mỹ Đức, cách trung tâm thành phố Hà Tiên khoảng 4km. Do nằm bên quốc lộ 80 và cách biên giới nước bạn Campuchia chỉ khoảng 3km nên nơi đây rất thuận tiện đến trải nghiệm dụ lịch, khám phá kết hợp.

Đứng xa xa từ phía quốc lộ 80 nhìn lên, Thạch Động nhô lên như đầu vị tướng oai dũng sừng sững hướng mặt nhìn về phía biển. Còn đứng theo hướng từ phía biên giới nhìn lại, khu vực núi Thạch Động hiện lên yên bình một màu xanh của cây rừng, phía dưới chân núi là ngồi nhà dân đơn sơ giản dị, xa xa là cánh đồng lúa chín vàng bạt ngàn, cùng những cây thốt nốt lẻ loi vươn mình cao vút. Tất cả đã tạo nên một vẻ đẹp hoang sơ của Thạch Động, mang một vẻ đẹp đặc trưng của xứ Hà Tiên.

Thạch Động là một khối núi đá vôi khổng lồ được bao bọc bởi cây xanh với chiều cao khoảng 90m, Thạch Động thuộc địa phận xã biên giới Mỹ Đức, cách trung tâm thành phố Hà Tiên khoảng 4km.

21 thg 4, 2019

Khóm Tắc Cậu, Kiên Giang

Đến Kiên Giang vào những ngày nắng nóng này, ăn trái khóm Tắc Cậu ngọt, thanh ai cũng phải "chết mê chết mệt". 

Khóm Tắc Cậu được trồng trên vùng đất cù lao giữa hai sông Cái Lớn, Cái Bé ở các xã Bình An, Vĩnh Hòa Phú và một phần xã Minh Hòa (Châu Thành, Kiên Giang). Đây là loại khóm nổi tiếng khắp cả nước nhờ hương vị ngon đặc trưng

2 thg 2, 2019

Săn nấm tràm ở Phú Quốc: Liều mình băng rừng lội suối vì của hiếm

Nấm tràm được người dân Phú Quốc nâng niu bởi vòng đời của nó quá ngắn, mưa ít khó mọc, mưa nhiều khó sống. Vì điều đặc biệt đó, chúng tôi quyết băng rừng tìm nấm để trải nghiệm cảm giác đi tìm của hiếm.

Nấm tràm có màu tím rất đẹp 

Về miền Tây, ăn miến gà 'chửi' Phú Quốc

Thú thật là tôi rất háo hức, nhưng vẫn có gì đó còn “ấm ức” khi đến TT.Dương Đông, Phú Quốc ăn món miến gà của bà Loan.

Một tô miến gà tại quán bà Loan. QUANG VIÊN 

Cô bạn ở đảo ngọc nói ăn bún “quậy”, bún kèn Dương Đông là xưa rồi. Đến đây, ăn miến “chửi” của bà Loan thì mới ấn tượng. Tôi thắc mắc bún “chửi”, phở “quát” là “đặc sản” Hà Nội, không lẽ ở Phú Quốc giờ cũng có sao. Vậy là tôi mang câu hỏi đó tìm đến quán bà Loan gần cổng chợ đêm ở TT.Dương Đông cùng những lời dặn dò kỹ lưỡng từ cô bạn. 

14 thg 12, 2018

Hoang sơ An Thới

Quần đảo An Thới (huyện đảo Phú Quốc – Kiên Giang) có vẻ đẹp hoang sơ với những bãi biển trong vắt và những rặng san hô đủ sắc màu đẹp nhất Việt Nam. 

Tháng 11 là thời điểm lý tưởng để du lịch Quần đảo An Thới. Từ trung tâm huyện đảo Phú Quốc, chúng tôi đi mất 2 giờ di chuyển bằng thuyền về hướng Đông Nam thì đến xã Hòn Thơm nơi được coi là trung tâm Quần đảo An Thới.

Quần đảo An Thới với cảnh thiên nhiên lãng mạn, trữ tình và thơ mộng, chúng tôi rong ruổi trên những bãi biển xanh, cát trắng, nắng vàng và hòa vào cuộc sống của ngư dân trên đảo. Người dân ở đây hiền hòa, mến khách và sinh sống chủ yếu bằng nghề đánh bắt hải sản. Trên đảo rất khó để tìm nhà nghỉ hay khách sạn nhưng chúng tôi có thể dễ dàng đến xin lưu trú qua đêm tại nhà người dân.

Những rặng dừa cùng với nước biển xanh biếc tạo cho An Thới một vẻ đẹp làm say đắm du khách.

Hòn Sơn - điểm đến mới nổi trên vịnh Hà Tiên

Hòn Sơn là điểm du lịch hoang sơ với biển xanh, cát trắng cùng màu xanh bạt ngàn của núi rừng.

Nằm trên vịnh Hà Tiên, giữa quần đảo Nam Du và đảo Hòn Tre thuộc xã Lại Sơn, huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang, Hòn Sơn được nhiều du khách cho biết là một địa điểm du lịch lý tưởng cho các kì nghỉ dưỡng và chuyến đi du lịch

12 thg 12, 2018

Chùa Phổ Minh - Rạch Giá

Rời chùa Sắc Tứ Tam Bảo - một ngôi chùa được xem là phải đến tại Rạch Giá, vì là một di tích quốc gia ở đây - thì trời đã sụp tối, tui hỏi Lê thị Hữu Tâm: còn chỗ nào để tham quan nữa không trước khi đi ăn tối? Tâm suy nghĩ rồi nói: Gần đây còn chùa Phổ Minh, chùa lớn, đẹp và cũng đông Phật tử đến viếng lắm.

Nếu bạn cũng như tui, search Google để tìm hiểu trước những điểm tham quan khi đến một nơi nào đó, như Rạch Giá chẳng hạn, thì bạn sẽ không thấy một gợi ý nào đến tham quan ngôi chùa Phổ Minh này. Điều đó cũng dễ hiểu: chùa Phổ Minh không là một ngôi chùa cổ vì chỉ mới được tạo dựng năm 1964, bên trong chùa không có những tượng Phật đặc sắc, quý giá; chùa tuy cũng khá rộng lớn, nhưng đó là so với diện tích hạn hẹp của những ngôi chùa ở giữa thành phố; chùa không hề là di tích cấp quốc gia hay cấp tỉnh, không có kỷ lục gì cả...

Cổng chùa

8 thg 12, 2018

Chùa Sắc tứ Tam Bảo ở Rạch Giá

Du khách tới Rạch Giá thường được hướng dẫn tới chùa Tam Bảo, với lý do đây là Di tích cấp Quốc gia, là ngôi chùa cổ nhất ở Rạch Giá. Khoảng những năm 1790, một Phật tử tại Rạch Giá là bà Dương Thị Oán (cư dân địa phương gọi là Bà Hoặng) đã đứng ra xây dựng một ngôi chùa trên một khu đất thuộc phường Vĩnh Lạc, thị xã Rạch Giá hiện nay và đặt tên hiệu là chùa Tam Bảo.

Chùa Sắc tứ Tam Bảo. Ảnh: Bùi Thụy Đào Nguyên

3 thg 12, 2018

Thăm đền thờ Nguyễn Trung Trực ở Rạch Giá

Nguyễn Trung Trực không sinh trưởng ở Kiên Giang, ông vốn gốc ở Phù Cát, Bình Định, rồi sau đó sống ở Bến Lức, Long An, sau đó nữa là Đầm Dơi, Cà Mau. Thế nhưng tên tuổi của ông gắn liền với Kiên Giang bởi hai sự kiện lớn:
  • Trận đánh đồn Kiên Giang và chiếm giữ được 5 ngày liền, được Huỳnh Mẫn Đạt ca ngợi trong câu Kiếm bạt Kiên Giang khấp quỷ thần
  • Ông rút quân ra Phú Quốc, sau đó chịu nộp mạng để cứu nhân dân và nghĩa binh, để rồi bị Pháp xử tử tại Rạch Giá.
Vì vậy, người dân Kiên Giang yêu kính ông, tôn làm thần. Ở Kiên Giang hiện nay còn đến 9 ngôi đền thờ ông, trong đó ngôi đền thờ đầu tiên và lớn nhất hiện nằm tại số 14 đường Nguyễn Công Trứ, TP Rạch Giá, Kiên Giang.

Đền thờ Anh hùng Dân tộc Nguyễn Trung Trực. Ảnh: Bùi Thụy Đào Nguyên

2 thg 12, 2018

Đến Hà Tiên ngả nghiêng vì lẩu cá nhám

Đến Hà Tiên (Kiên Giang), ăn lẩu cá nhám sả nghệ, đưa cay với rượu đế địa phương, đúng là “ngả nghiêng” quên cả đường đi lối về.

Lẩu cá nhám Hà Tiên. Quang Viên 

Không ít lần tặng “bà cô ruột” những món ăn từ cá nhám như cá nhám nướng, nhúng dấm, nấu lẩu măng chua… nên lần này đến Hà Tiên, tôi muốn “sưu tập” thêm cho đủ bộ món ăn từ cá nhám. Ở vùng biển cực nam Tổ quốc này, lẩu cá nhám sả nghệ được coi là món “độc chiêu”. Hơn nữa, tôi còn muốn xác thực món cá nhám sả nghệ ở Kiên Giang “hớp hồn” ra sao mà người ta gọi nó là “tuyệt đỉnh trên bàn ăn”. Cũng vì thế mà tôi phải “khảo cứu” rất kỹ nơi nào ở vùng đất được ví là đẹp như xứ thơ này có bán món lẩu cá nhám sả nghệ trứ danh nhất. Một người địa phương mách tôi đến một quán ở khu Mũi Nai, thuộc P. Pháo Đài. Quả thật, đến quán này, có rất nhiều vị khách gọi lẩu cá nhám sả nghệ. 

30 thg 11, 2018

Đến đảo ngọc thưởng thức món 'chàng ăn nàng thích'

Có một loài hải sản không chỉ độc đáo về hình dáng mà còn ly kỳ bởi câu chuyện “góp vui chốn phòng the” của nó. Đấy chính là con nhum.

Nhum ăn tái với mù tạt. Ảnh: Quang Viên 

Nhum có nơi gọi là nhím biển, cầu gai. Có người còn gọi là con “si đa”. Dù là gì đi nữa thì con nhum luôn được biết là... viagra tự nhiên đến nỗi giới mày râu đến Phú Quốc mà không ăn nhím biển thì bị coi là không biết mùi đời. Theo những người bạn “thổ địa” tại nơi này, trước đây ở đảo ngọc nhím biển nhiều vô kể, dân bắt ăn vô tư. 

29 thg 11, 2018

Chùa Tam Bảo - Ngôi sắc tứ tại đất Hà Tiên

Theo sách Mạc Thị Gia Phả, sau khi triều đình nhà Thanh được thành lập tại Trung Hoa, một vị quan trung thành với nhà Minh là Mạc Cửu đã rời bỏ quê hương trôi dạt xuống vùng Đông Nam Á. Năm 1695, ông thần Phục vua Chân Lạp và xin được đến làm ăn tại Mang Khảm. Đến năm 1714, Mạc Cửu xin sát nhập Mang Khảm vào xứ Đàng Trong. Chúa Hiển tông Nguyễn Phúc Chu đồng ý phong cho Mạc Cửu chức Tổng binh, sau phong Cửu Lộc hầu. Vùng Mang Khảm được đổi thành trấn Hà Tiên. 

27 thg 11, 2018

Di tích Lịch sử - Nghệ thuật Chùa Phật Lớn – Rạch Giá

Chùa Phật Lớn toạ lạc tại 151 Quang Trung, P. Vĩnh Quang, Tp. Rạch Giá là một trong 75 chùa Phật giáo Nam tông của tỉnh Kiên Giang được hình thành và phát triển khá sớm vào khoảng năm 1504 – thế kỷ XVI.

CHÙA PHẬT LỚN – TP. RẠCH GIÁ
  • Tên chùa: Phật Lớn
  • Pháp hiệu: UTTUNGAMEANJAYA (UttanùgaMen-Chey)
  • Địa chỉ: 151 Quang Trung – P. Vĩnh Quang – TP. Rạch Giá – tỉnh Kiên Giang
  • Thành lập năm: 1504
  • Người sáng lập: Hòa thượng MEN CHEY
  • Lần thay đổi vị trí: 3 lần
  • Vị trí hiện tại từ năm: 1884
  • Các đời Trụ trì : 21 đời
  • Trụ trì hiện nay: Đại đức HUỲNH VĂN TÀI
  • Hệ phái gốc: Nam Tông (Theravada)
  • Năm trùng tu: 2009
Cổng chính và lối vào chùa

Chùa Sắc Tứ Thập Phương – TP. Rạch Giá

Vào thập niên 1790, có một vị Sa môn (không rõ thế danh, pháp danh và hành trạng) đến mé sông Rạch Giá (trên đường Nguyễn Công Trứ hiện nay) dựng một ngôi chùa đơn sơ bằng cây lá để tu tịnh và đặt tên hiệu là Thập Phương tự.

Chùa Sắc Tứ Thập Phương

  • Địa điểm : 9/2 Lê Lai, khu phố Mạc Cửu, Phường Vĩnh Thanh, TP. Rạch Giá
  • Thành lập năm : 1790
  • Người sáng lập : Một vị Sa môn và Hòa thượng Vĩnh Thùy
  • Hệ phái gốc : Thiền Lâm
  • Năm trùng tu : 1890, 1904, 1990, 1995, 1997, 2009, 2011

26 thg 11, 2018

Chùa Sắc tứ Tam Bảo - Kiên Giang

Địa điểm: Phường Vĩnh Lạc, TP. Rạch Giá
Thành lập năm: Cuối thế kỷ 18
Người sáng lập: Bà Dương Thị Oán
Hệ phái gốc: Bắc Tông
Năm trùng tu: 1915, 1917, 1961, 1972, 1997 đến 2001


Vào thập niên cuối thế kỷ 18, một Phật tử tại Rạch Giá là bà Dương Thị Oán (cư dân địa phương gọi là Bà Hoặng) đã đứng ra xây dựng một ngôi chùa trên một khu đất thuộc phường Vĩnh Lạc, thị xã Rạch Giá hiện nay và đặt tên hiệu là chùa Tam Bảo. Đến nay, người ta vẫn chưa rõ tiểu sử của bà Dương Thị Oán cũng như những vị trụ trì đầu tiên của ngôi chùa mà chỉ biết rằng, trong những năm chiến tranh với nhà Tây Sơn, Nguyễn Ánh đã từng có một thời gian tạm lánh tại chùa Tam Bảo nên sau khi lên ngôi, vua Gia Long đã ban Sắc tứ cho chùa vào năm 1803 và từ đó, được gọi là chùa Sắc Tứ Tam Bảo. Nhà văn Sơn Nam trong quyển Hồi ký (tập 1 : Từ U Minh đến Cần Thơ) của ông kể lại rằng bà Dương Thị Oán giàu có nhờ buôn bán lúa gạo tại địa phương đã cho Nguyễn Ánh, khi đang trốn chạy Tây Sơn, những cuộn tơ tằm quý giá để làm quai chèo không đứt khi vượt biển thay cho loại quai chèo thắt bằng gai, bằng bố dễ đứt và có thể từ công ơn này mà sau này vua Gia Long đã ban Sắc tứ cho chùa Tam Bảo.

23 thg 11, 2018

Ngôi làng ở Phú Quốc được khách Tây ví như 'vương quốc sao biển'

Thưởng thức hải sản tươi sống và chụp ảnh check-in cùng sao biển là trải nghiệm hấp dẫn nhất ở làng chài Rạch Vẹm. 

Trong khi làng chài Hàm Ninh là cái tên quen thuộc ở Phú Quốc thì Rạch Vẹm gần đây mới được nhiều du khách nhắc tới. Để đến làng, du khách phải băng qua vài km đường đất gồ ghề, nhiều ổ gà xuyên rừng nguyên sinh. Tuy nhiên, đích đến sẽ làm bạn hài lòng. 

19 thg 11, 2018

Di tích Nguyễn Trung Trực – nét đẹp của sự đa dạng văn hóa

Đến với Di tích Mộ và đình Nguyễn Trung Trực, du khách không chỉ cảm nhận được không gian thanh tịnh, cảm giác tôn nghiêm, thành kính... mà còn được thắp lên ngọn lửa tự hào từ cuộc đời chiến đấu anh dũng của vị Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực.

Di tích Mộ và đình Nguyễn Trung Trực nhìn từ bên ngoài. Ảnh: Lục Tùng 

Đình Nguyễn Trung Trực là cách nói tắt cụm kiến trúc đươc công nhận là di tích cấp Quốc gia gồm: Mộ và ngôi đình thờ vị Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực tọa lạc tại Rạch Giá – thành phố bên bờ biển Tây của tỉnh Kiên Giang. Đến đây, du khách không chỉ được ngắm nhìn kiến trúc đẹp, mà còn được trải nghiệm, được hòa vào dòng cảm xúc linh thiêng lịch sử, văn hóa... lấp lánh hào khí Nam bộ.

Hà Tiên - thành phố lạ lùng

Nhắc đến Hà Tiên là người ta nghĩ ngay đến miền biên viễn. Nghĩ ngay đến vùng đất cắm cột mốc chủ quyền cuối cùng của đất nước trên biên giới đường bộ. Có gì đó rất xa xăm, rất bí ẩn. 

Một góc Hà Tiên. Ảnh: Việt Phương 

Vì thế khi nghe vùng đất này được nâng cấp lên thành phố, mọi người cứ ồ à ngạc nhiên. Bởi lẽ, nói tới thành phố là nói tới đèn xanh đèn đỏ. Trong khi Hà Tiên chỉ mới duy nhất một ngã tư có đèn xanh đèn đỏ; còn tất thảy đều ngọn tỏ ngọn lu khi đêm về.

31 thg 10, 2018

Hải âu săn mồi trên biển Kiên Giang

Những ngày này, khách theo các tàu cá, hoặc tàu khách ra biển Kiên Giang sẽ được thưởng thức tuyệt cảnh săn mồi đẹp mắt của những chú hải âu biển. 

Đàn hải âu bay lượn sau tàu cá để săn mồi - Ảnh: NGỌC TÀI

22 thg 10, 2018

Bún cá Kiên Giang

Nói một cách không ngoa là người miền châu thổ sông Cửu Long rất khôn khéo trong cách đặt tên cho sản phẩm của quê hương. Chỉ nghe tên gọi, du khách có thể liên tưởng ngay đến thành phần tạo nên sản phẩm, vị trí địa lý nơi ra đời; và có thể so sánh với sản vật của nơi khác như bún mắm Trà Vinh, tàu hủ ky Bình Minh, bánh xèo Vườn nhãn Bạc Liêu,...


Riêng Kiên Giang, thiên nhiên có phần ưu ái cho vùng đất này vì ở đồng bằng sông Cửu Long, đây là tỉnh có biển, có đảo, có rừng và có cả đồng bằng phì nhiêu, nhiều sông rạch với nhiều sản vật phong phú đa dạng là hệ động thực vật, đặc biệt là thủy-hải sản.