Hiển thị các bài đăng có nhãn Duyên hải Nam Trung bộ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Duyên hải Nam Trung bộ. Hiển thị tất cả bài đăng

8 thg 3, 2024

Bí ẩn tháp cổ núi Bút

Núi Thiên Bút ở phường Nghĩa Chánh, TP. Quảng Ngãi (xưa gọi là núi Bút) ghi dấu câu chuyện cổ xưa từ cách đây hàng nghìn năm của người Chăm. Điều đó được chứa đựng trong ngôi tháp cổ, cần được khám phá, bảo tồn.

Núi Thiên Bút. ẢNH: MINH HOÀNG

Năm 1909, trong tác phẩm Inventaire descriptif des monuments Cams de l'Annam (Kiểm kê mô tả đền tháp Chàm ở An Nam) của Henri Parmentier, nhà khảo cổ học người Pháp, trong đoạn viết về cuộc khai quật khảo cổ ở tháp Chánh Lộ năm 1904, ông đã nhắc đến một phế tích đền tháp Chămpa trên đỉnh núi Bút đã bị sụp đổ, hiện trạng là gạch tháp đổ phủ lên trên nền phế tích không còn nhận ra hình dạng. Cuộc khai quật phế tích tháp núi Bút vào năm 2017 đã làm lộ rõ hình dạng tháp núi Bút là tháp thờ Shiva, nằm trên đỉnh cao nhất của núi Bút.

Về Bàn Than – Hòn Mang – Hòn Dứa

“Khom lưng, ông Đụn vờn mây nước/Nhắm mắt, bà Che tẩy bụi trần”… Núi Bàn Than trải dài như bức bình phong chắn sóng gió cho làng Thuận An (xã Tam Hải, Núi Thành). Những con sóng bao đời nay vẫn vỗ vào vách đá tạo lớp trầm tích văn hóa bền bỉ với thời gian, ngân rung giai điệu về sự đổi thay của xã đảo.

Làng Thuận An nằm dưới chân núi Bàn Than. Ảnh: Đ.Q

Hoang sơ danh thắng Bàn Than - Hòn Mang - Hòn Dứa

Thiên nhiên ưu đãi cho vùng đất Thuận An, xã Tam Hải (Núi Thành) thắng cảnh Bàn Than - Hòn Mang - Hòn Dứa cùng hệ động thực vật quanh đảo phong phú, đa dạng. Đây là lợi thế để chính quyền và người dân xã đảo phát triển các sản phẩm du lịch độc đáo, riêng có.

Bàn Than - Hòn Mang - Hòn Dứa nằm phía đông bắc xã đảo Tam Hải. Ảnh: Q.Đ

Tháng Giêng, chúng tôi có dịp ghé thăm danh thắng Bàn Than - Hòn Mang - Hòn Dứa. Bậc đá đen óng phủ lớp lớp rêu xanh, sóng vỗ chân đá trắng xóa... càng thêm hấp dẫn những đôi chân mê khám phá.

Cõi thiêng Chiêm Sơn

Lễ hội Bà Chiêm Sơn (xã Duy Trinh, Duy Xuyên), vẫn được dân làng nơi này tổ chức theo đúng nghi lễ truyền thống dân gian và tín ngưỡng thờ Mẫu, từ mùng 10 - 12 tháng Giêng.

Dinh Bà Chiêm Sơn. Ảnh: TTT

7 thg 3, 2024

Về làng sinh thái Cà Ban ngắm hoa tam giác mạch

Một vườn hoa tam giác mạch rộng 1.500 m² xen giữa hoa sao nhái và hoa hướng dương ở làng sinh thái Cà Ban (xã Tam Ngọc, TP. Tam Kỳ) đang độ nở rộ, chào đón bước chân du khách tham quan, check-in từ ngày 1/3 này.

Các bạn trẻ check-in vườn hoa tam giác mạch ở làng Cà Ban. Ảnh: QUANG ĐOÀN

Con đường của muối

Từ thời tiền sử, con đường muối được hình thành, gắn với người Sa Huỳnh cổ xưa trên vùng đất Quảng Ngãi.

Con đường thuở xưa...

Cư dân văn hóa Sa Huỳnh đã đạt đến trình độ đỉnh cao trong rèn luyện sắt, nấu đúc thủy tinh, và đương nhiên họ đã biết đến nghề làm muối từ rất sớm. Trong bản đồ phân bố các di tích văn hóa Sa Huỳnh ở miền Trung Việt Nam, các địa điểm Sa Huỳnh quan trọng đều nằm gắn liền với cửa sông ra biển và cánh đồng muối. Trường hợp cụ thể đối chiếu với vùng Quảng Ngãi, cho thấy quan hệ gắn bó giữa nơi cư trú của người Sa Huỳnh với cửa sông, cửa biển và cánh đồng muối, đó là: Di tích Sa Huỳnh - cửa Sa Huỳnh - đồng muối Tân Diêm; di tích Bình Châu - cửa Sa Kỳ - đồng muối Diêm Điền (nay không còn); di tích Gò Quê - cửa Sa Cần - đồng muối Tuyết Diêm (nay không còn). Đây là bằng chứng khảo cổ phản ánh hoạt động sản xuất muối của người Sa Huỳnh, nơi đây trở thành đầu mối giao thương trên biển và vận chuyển theo đường sông lên các điểm Sa Huỳnh núi lan tỏa theo đường rừng đến các ngôi làng ở vùng núi xa xôi. Muối của cư dân Sa Huỳnh là phương tiện tương tác xã hội, là động lực giao lưu hai chiều xuôi - ngược. Trong rất nhiều sử liệu về sau, có thể nhìn thấy sản vật của vùng hạ bạn - điển hình là muối và thượng bạn với các loại lâm thổ sản là những mặt hàng chính yếu. Đó chính là sự tiếp nối truyền thống giao thương xuôi - ngược từ Sa Huỳnh đến Chămpa, rồi Đại Việt.

Cánh đồng muối Sa Huỳnh, ở phường Phổ Thạnh (TX.Đức Phổ). ẢNH: MINH THU

Dân dã cá đồng kho mặn

Buổi sớm mai, nghe tiếng mọi người í ới, rộn ràng ngoài đầu ngõ, tôi bước ra xem, thì ra mọi người đang mua cá đồng. Trong các món ăn được chế biến từ cá, tôi thích nhất là món cá đồng kho mặn, vì đậm đà hương vị quê nhà.

Món cá đồng kho mặn.

6 thg 3, 2024

Phú Ninh, ngày về...

Phú Ninh, một khắc hoàng hôn trong ngày đầu xuân mới. Mênh mông mặt hồ. Tiết trời lưng chừng làm lòng người thêm da diết...

Tĩnh lặng mặt hồ Phú Ninh. Ảnh: Du Nguyên

Chộn rộn cùng gỏi ruốc

Nhiều người nói gỏi ruốc Hội An là món hảo hạng, có lẽ nhờ người chế biến khá hiểu con ruốc. Nắng ấm tháng Giêng là mùa ruốc ngon nhất, chế biến món ăn sẽ đậm đà, bùi béo.

Hấp dẫn đĩa gỏi ruốc đầy hương vị.

Cậu tôi, như các ngư dân ở các làng chài ven biển Cửa Đại, Hội An, ra giêng là bội thu ruốc biển. Khai thác được nhiều nên những phụ nữ làng chài lại tranh thủ đem phơi khô, để dành dùng dần.

Hình như, ruốc rất khéo chiều lòng người. Sau những ngày tết, khi đã ngán thức ăn thừa đạm và mỡ, ruốc xuất hiện kịp thời. Bếp nhà lại chộn rộn với bao món ngon từ ruốc.

Vị mặn mòi biển cả quyện hương đồng nội từ các loại rau vườn sẽ giúp tăng đề kháng, giải nhiệt. Đặc biệt, ruốc hợp túi tiền đối với nhiều gia đình, chỉ cần mười ngàn đồng là đã có thể nấu nồi canh ngon lành.

Với người làm bếp, ruốc có thể kết hợp chế biến nhiều món khác nhau, từ xào cho đến nấu canh, đúc trứng... Nhưng phải kể đến món gỏi ruốc “trứ danh” trong vùng biển quê tôi. Có lẽ, những người đàn bà xứ biển biết làm gỏi ruốc từ hồi còn nhỏ. Cũng tại lỡ ghiền hương vị mặn mòi, đủ vị chua, ngọt, cay món gỏi ruốc của người xứ này, nên sau vài lần mon men làm thử, tôi đã trở thành tay làm gỏi ngon, không thua gì đàn bà làng biển!

Muốn gỏi ruốc ngon, phải chọn được ruốc tươi vừa mới đánh bắt. Theo kinh nghiệm người đi biển, ruốc đỏ là loại ngon nhất, còn ruốc màu nâu sậm là ruốc già, màu nâu hồng nhạt là ruốc non. Thường ruốc già và non chất lượng không ngon bằng ruốc đỏ.

Tại cảng biển Hội An, những ngày đầu xuân chộn rộn mùa ruốc về.

Ruốc được nhặt sạch rác, rửa sạch bằng nước biển rồi vắt ráo nước. Cho ruốc đã ráo nước vào một tô lớn rồi vắt chanh vào, ướp khoảng mươi phút cho ruốc chín và không còn mùi tanh.

Khi ruốc đã đủ độ chín thì cho thêm chút đường, tiêu, gừng thái chỉ, ớt cắt mỏng, rau thơm... Xóc đều các nguyên liệu này vào thì thành món gỏi ruốc.

Gỏi ruốc chỉ có thể để bên ngoài một ngày thôi, muốn ăn ngon hơn nên bảo quản trong tủ lạnh để giữ nguyên màu sắc và mùi vị ban đầu.

Khi ăn, miếng gỏi ruốc ngọt ngào, mềm mềm, thơm phức, hòa quyện cùng với vị cay nồng nồng của ớt, của gừng. Vì là món ngon nên hầu như ở làng chài miệt biển mùa này nhà nào cũng có một thẩu gỏi ruốc.

Gỏi ruốc không khó làm, nguyên liệu đơn giản, là một món ăn bình dị đậm chất miệt biển nhưng có sức hút vô cùng.

Nghe nói đến gỏi, thoạt nghĩ sẽ tanh tanh, nhưng khi thưởng thức hoàn toàn ngược lại. Mùa nào thức nấy, miền biển không thiếu những món ngon mà lạ từ các loại cá, mực, tôm...

Và gỏi cá ruốc là món ngon khó cưỡng trong mùa xuân ấm áp này.

PHAN THỊ THANH LY

Đa dạng sinh học ở sông Đầm

Sông Đầm thuộc địa phận xã Tam Thăng và phường An Phú (TP.Tam Kỳ), có hệ sinh thái nước ngọt đa dạng, phong phú đặc trưng của khu vực Nam Trung Bộ. Chính quyền và người dân địa phương đang nỗ lực để phục hồi đa dạng sinh học, biến nơi đây trở thành điểm tham quan du lịch thú vị, hấp dẫn của Quảng Nam.

Thả lòng thưởng thức lòng thả…

Chạy xe từ Tam Kỳ về Đà Nẵng, những hàng quán bán cháo gà, lòng thả… hai bên quốc lộ gợi sự tò mò quá đỗi. Chỉ mới nghe cái tên thôi mà khách đường xa muốn dừng chân thả lòng bên món ăn đậm đà chất Quảng.

Lòng thả Tam Kỳ. Ảnh: Minh họa

Lòng thả là món ăn dân dã ở Quảng Nam, mới nghe có vẻ hơi thô kệch, nhưng lại có sức hấp dẫn vô cùng. Tên đầy đủ của món ăn này là lòng gà nấu thả. “Thả” ở đây được hiểu là “thả vào”, động tác chính trong cách chế biến và thưởng thức món ăn mộc mạc này.

29 thg 2, 2024

Thắm hồng đỗ mai Phan Thiết

Hòa chung không khí hối hả của thành phố Phan Thiết những ngày giáp tết Giáp Thìn, hàng trăm cây đỗ mai dọc tuyến đường Võ Nguyên Giáp (706B) cũng thi nhau nở rộ, nhuộm hồng cả một không gian xanh của biển trời phố biển đang vào xuân…

Với tiết trời se se lạnh cùng những tia nắng ấm áp đặc trưng của vùng đất cực Nam Trung bộ những ngày cuối năm đã như “chất kích thích” để loài hoa sở hữu những cánh hồng phấn bung sắc. Hoa đỗ mai mang nét đẹp nhẹ nhàng và kiêu sa, khi nở rộ vừa đẹp mộc mạc, lại vừa đằm thắm nên đủ sức thu hút du khách tìm đến chiêm ngưỡng và “sống ảo”. 

Farm Homestay Hồ núi đất – “Điểm hẹn” du lịch mùa xuân

Tọa lạc tại thôn Hiệp Cường, xã Tân Tiến, thị xã La Gi, Farm Homestay Hồ núi đất được ví như một “Đà Lạt thu nhỏ” với đầy đủ cảnh quan như hồ, sông, núi… tạo nên “bức tranh thiên nhiên” nên thơ, hữu tình. Từ đó đã thu hút khá đông du khách đến tham quan, nghỉ dưỡng, check in, chụp hình sống ảo… nhất là trong những ngày xuân mới.

Khung cảnh xanh mát tại Farm Homestay Hồ núi đất (thị xã La Gi)

28 thg 2, 2024

Làng Quy Hòa đầy hoa bên bờ biển Quy Nhơn thành điểm du lịch

Nằm cách trung tâm TP Quy Nhơn (Bình Định) chừng 2 km về phía nam, làng Quy Hòa đang là điểm đến rất được ưa thích của du khách bởi sự bình lặng, nhẹ nhàng và vẻ đẹp hoài cổ.

Một góc nhỏ làng Quy Hòa bình dị và nên thơ

Làng Quy Hòa rộng khoảng 60 ha (khuôn viên của Bệnh viện Phong - Da liễu trung ương Quy Hòa) là nơi sinh sống của hơn 250 hộ gia đình và hơn 300 bệnh nhân phong ở mọi miền đất nước.

Bánh canh Phan Rang ăn mát môi, trôi mát cổ

Nhiều người ngại gió như phang, nắng như rang ở Ninh Thuận. Nhưng, chắc chắn những ai có "tâm hồn ăn uống" sẽ nhớ da diết món bánh canh chả cá Phan Rang...

Thử nếm một ngày 3 bữa bánh canh Phan Rang, thì cảm nhận đây là một món "ăn mát môi, trôi mát cổ" - Ảnh: THIÊN THẢO

Chuyến xe đêm từ Sài Gòn đến Phan Rang lúc mờ sáng. Khi "bà cô ruột" tôi đang réo vì đói, hỏi ở đây có món gì đặc sản điểm tâm buổi sáng, bác xe ôm vồn vã: "Nổi tiếng xứ này là bánh canh chả cá".

27 thg 2, 2024

Vẻ đẹp kỳ bí của miệng núi lửa triệu năm bên bờ biển Quảng Ngãi

Ở Quảng Ngãi có một miệng núi lửa cổ nằm sát bờ biển, rộng khoảng 30 mét vuông, còn khá nguyên vẹn, thu hút nhiều du khách đến tham quan.

Mũi Ba Làng An (thuộc thôn Phú Quý, xã Bình Châu, H.Bình Sơn, Quảng Ngãi) cách trung tâm TP.Quảng Ngãi hơn 30 km về hướng đông bắc. Nơi này là điểm đến ưa thích của du khách, bởi dấu tích của miệng núi lửa cổ độc đáo nằm sát bờ biển, còn khá nguyên vẹn. HẢI PHONG

26 thg 2, 2024

Lúa non thơm phức, đồng ruộng ngút ngàn ở Hội An khiến khách đổ về từng đoàn

Những ngày qua rất đông du khách khi tới Hội An đã chọn tour đạp xe giữa những cung đường đi qua đồng lúa rìa phố cổ. Lúa xanh mướt dậy mùi thơm khiến từng đoàn người phải dừng lại giữa đồng.

Hình ảnh đồng quê thanh bình đẹp như tranh ở Hội An khiến khách du lịch thích thú - Ảnh: B.D.

25 thg 2, 2024

Nghìn năm vẫn mới

Mỗi hiện vật ở Bảo tàng Tổng hợp tỉnh luôn gắn liền với một câu chuyện rất thú vị. Mặc dù đã có từ hàng nghìn năm nay, nhưng vẫn hấp dẫn người nghe.

Tôi thực sự bị cuốn hút bởi câu chuyện bảo quản và phục chế hiện vật từ những mảnh vỡ cách đây hàng nghìn năm của những cán bộ làm công tác bảo tàng. Họ đã thầm lặng gìn giữ tài sản quý cho muôn đời sau.

Làm bạn với cổ vật

Không phải ai cũng làm được công việc mà ngày qua ngày quanh quẩn với hàng chục nghìn hiện vật trong nhà kho của bảo tàng. Vậy mà chị Phạm Thị Thanh Tuyết (50 tuổi) - Phó Trưởng phòng Nghiệp vụ (Bảo tàng Tổng hợp tỉnh) làm công việc kiểm kê, bảo quản hiện vật ở bảo tàng đã hơn 13 năm. Chị Tuyết cười bảo, có ngày chẳng nhìn thấy ánh mặt trời, chỉ biết bầu bạn với hiện vật. Thế mà tôi rất yêu thích công việc mình làm! Đó là bởi chị đam mê, vì rằng mỗi hiện vật ở bảo tàng là một câu chuyện kể, gắn với con người, với lịch sử - văn hóa qua hàng nghìn năm. Ở đó, còn có nhiều bí ẩn cần được nghiên cứu, giải mã.

Tiến sĩ Đoàn Ngọc Khôi và chị Phạm Thị Thanh Tuyết trao đổi về việc phục dựng ngôi mộ chum của người Sa Huỳnh cổ.

Bánh tráng Quảng Ngãi

Trên các mâm cúng ngày Tết, bánh tráng trở thành món không thể thiếu đối với người dân Quảng Ngãi. Những chiếc bánh tráng tròn thơm mùi gạo, mùi mè được đặt lên trên tất thảy các lễ vật trên mâm cúng, tạo nên nét đặc trưng cho mâm cúng của người Quảng Ngãi.

Bánh tráng luôn giữ vị trí đặc biệt trong văn hóa ẩm thực của người Quảng Ngãi. Bánh tráng được ăn riêng, hoặc ăn kèm với nhiều món ăn khác, từ cháo, bún, mì Quảng, don, cho đến bánh tráng cuốn thịt heo, bánh tráng xúc hến, bánh tráng gói ram, chả cá kẹp bánh tráng... Bánh tráng là một trong các lễ vật không thể thiếu trên các mâm cúng.

Bánh tráng được đặt lên trên các lễ vật trên mâm cúng.

Quảng Ngãi qua di sản mộc bản Triều Nguyễn

Mộc bản Triều Nguyễn là tài liệu lịch sử quan trọng, trong đó có nhiều bản khắc liên quan đến vùng đất Quảng Ngãi xưa. Đây là một loại hình tài liệu đặc biệt quý hiếm được UNESCO công nhận là Di sản Tư liệu thế giới đầu tiên của Việt Nam vào ngày 31/7/2009.

Mộc bản liên quan đến vùng đất Quảng Ngãi xưa phải kể đến bộ thông sử của chúa Nguyễn như sách “Đại Nam thực lục tiền biên”. Trong sách này khắc nói về chúa Nguyễn Hoàng cho đổi phủ Tư Ngãi thành phủ Quảng Ngãi: “Giáp Thìn, năm thứ 47 (1604), lấy huyện Điện Bàn thuộc phủ Triệu Phong đặt làm phủ Điện Bàn, quản 5 huyện (Tân Phúc, An Nông, Hòa Vang, Diên Khánh, Phú Châu), lệ thuộc vào xứ Quảng Nam. Đổi phủ Tiên Bình làm phủ Quảng Bình, phủ Tư Ngãi làm phủ Quảng Ngãi, huyện Lê Giang thuộc phủ Thăng Hoa (nay đổi là Thăng Bình) làm huyện Lễ Dương, huyện Hy Giang làm huyện Duy Xuyên”.

Bản sao Tài liệu mộc bản lưu trữ tại Thư viện Tổng hợp tỉnh.