Hiển thị các bài đăng có nhãn Duyên hải Nam Trung bộ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Duyên hải Nam Trung bộ. Hiển thị tất cả bài đăng

19 thg 5, 2024

Lên non tắm suối đầu nguồn

Để tránh nắng nóng, bên cạnh lên các chòi duông (chòi rẫy) tận hưởng không gian mát lành, đồng bào vùng cao thường tạo các tour "cây nhà lá vườn", lên tận các dòng suối đầu nguồn tìm cách... giải nhiệt.

Người dân ngược núi tìm đến các điểm suối nước đầu nguồn để... "chữa lành" giữa thời tiết nắng nóng. Ảnh: Đ.N

18 thg 5, 2024

Gỏi sầu đâu giao duyên hai miền

Những ngày cuối xuân đầu hạ, khi miền Bắc và miền Trung bỗng chốc mơ màng với hoa xoan nở tím trời, thì tận miền Tây, một loài cây cùng họ hàng có tên là sầu đâu cũng nở chùm hoa trắng và ra lá non xanh.

Gỏi sầu đâu. Ảnh: B.N

Nhớ mùa quất hồng bì

Cứ đầu hè, hương vị những chùm hồng bì như gợi nhắc chúng tôi về một khoảng trời tuổi thơ...

Quất hồng bì. Ảnh: Minh họa

17 thg 5, 2024

Có một nơi để đến... Đến một nơi để nhớ

Đó là Hồ Kênh Hạ - Galina Lake View (xã Phước Đồng, TP. Nha Trang). Vẻ đẹp của nơi này là sự hòa quyện của thiên nhiên với nước hồ trong xanh phẳng lặng và dãy núi bao quanh, tựa như một bức tranh thủy mặc. Đây là điểm đến được nhiều du khách lựa chọn khi đến Nha Trang bởi họ tìm thấy ở đó sự nên thơ, yên bình, được khám phá thiên nhiên và tận hưởng bầu không khí trong lành, khác hẳn với sự nhộn nhịp ở phố…

14 thg 5, 2024

Lịch sử đặc biệt của tòa Văn miếu gần thành phố Nha Trang

Cùng với thành cổ Diên Khánh, Văn miếu Diên Khánh là một điểm đến đặc sắc dành cho những du khách ưa khám phá văn hóa, lịch sử Việt Nam ở khu vực ngoại vi thành phố Nha Trang.

Tọa lạc ở khóm Phú Lộc Tây thuộc thị trấn Diên Khánh, cách thành phố Nha Trang 10 km, Văn miếu Diên Khánh là một trong số ít các Văn miếu cấp địa phương còn được bảo tồn ở Việt Nam.

13 thg 5, 2024

Ghềnh đá đen hơn 400 triệu năm ở Quảng Nam

Ghềnh Bàn Than ở Quảng Nam có màu đá đen như than hình thành từ hơn 400 triệu năm trước, là điểm đến hoang sơ hứa hẹn hút khách du lịch.


Ghềnh đá Bàn Than nằm ở phía đông bắc xã đảo Tam Hải, huyện Núi Thành có dạng mặt bàn, nổi bật là những vách đá sắc đen như than, di tích còn lại của thềm biển cổ.

12 thg 5, 2024

Thân thương giọng nói Quảng Ngãi

Người dân Quảng Ngãi dù ở đâu, làm gì, cũng giữ giọng nói thân thương của quê hương mình.

Lần theo tiếng nói quê hương

Về Quảng Ngãi, nghe mọi người nói chuyện, người địa phương khác chắc hẳn sẽ không hiểu hết nghĩa của nhiều từ ngữ. Nếu để ý, chúng ta sẽ nhận ra nhiều từ địa phương trong tiếng nói của người Quảng Ngãi có quan hệ họ hàng với tiếng Việt phổ thông hoặc tiếng Việt ở các địa phương lân cận như Quảng Nam, Bình Định. Ví như, để trẻ con lấm bẩn, người Quảng Ngãi sẽ nói “bỏ bồ lăn bồ lóc”; trẻ con khóc nức nở sẽ nói “khóc bồ nước bồ non”. “Bồ” trong những cách nói trên chính là “vừa”. Các nhà ngôn ngữ học đã chỉ ra giữa từ “bồ” và từ “vừa” có mối quan hệ ngữ âm gần gũi. Về sự chuyển hóa giữa hai phụ âm b- và v-, chúng ta còn có “Thạch Bích” - “Đá Vách”, “cây bút” - “cây viết”... Đối với hai vần -ưa và -ô, ta có từ “mưa” - “vũ” và “vũ” - “vỗ về”. Do đó, “bồ” và “vừa” biến đổi cho nhau là hiện tượng ngữ âm hết sức tự nhiên.

10 thg 5, 2024

Đặc sản mắt cá ngừ đại dương Quy Nhơn

Nằm trên dải đất duyên hải miền Trung, được thiên nhiên ưu ái ban tặng rất nhiều loại hải sản đa dạng và phong phú, trong đó phải kể đến cá ngừ. Loại cá được mệnh danh ‘’đèn pha của biển cả’’ nổi tiếng với nhiều món ăn chế biến khác nhau nhưng để nói về đặc sản chắc không gì khác đó là Mắt cá ngừ.

Khi nói đến cá ngừ, người ta thường nhắc vùng duyên Hải Nam Trung bộ, nơi được xem là thủ phủ của cá ngừ đại dương. Cá ngừ đại dương Quy Nhơn là loại đặc sản đem lại giá trị kinh tế cao và tạo nên nhiều món ăn độc đáo, hấp dẫn. Nhiều quốc gia trên thế giới cũng rất ưa chuộng loại cá này. Tuy nhiên, họ chỉ dùng thịt cá để chế biến thức ăn, phổ biến nhất là làm đồ hộp, sashimi hay sushi. Việt Nam là một trong số rất ít quốc gia tận dụng mắt cá ngừ để làm nên món ăn trứ danh mà không phải ai cũng dám nếm thử khi mới nhìn.

Công đoạn đun sôi khử mùi tanh của mắt cá ngừ

8 thg 5, 2024

Tháp Đôi - dấu ấn văn hóa Chăm Pa ở Quy Nhơn


Đến với Quy Nhơn (Bình Định), du khách không chỉ được khám phá những bãi biển đẹp, các danh lam thắng cảnh hùng vĩ mà còn được chiêm ngưỡng những tòa tháp Chăm cổ kính có niên đại trên dưới ngàn năm tuổi. Trong số đó, Tháp Đôi là một trong những công trình kiến trúc tiêu biểu luôn thu hút đông đảo du khách tới tham quan và khám phá.

Tháp Đôi tọa lạc ngay trung tâm thành phố Quy Nhơn, trong một không gian rộng lớn với diện tích lên đến 6.000 m² là điều kiện lý tưởng để du khách tới tham quan. Đây là một trong tám cụm tháp Chăm Pa còn lại trên đất Bình Định và cũng là một trong những di tích kiến trúc văn hóa Chăm Pa mang đậm màu sắc tôn giáo đặc sắc.

5 thg 5, 2024

Đậm đà vịt rang lá chanh

Món vịt cỏ (hay vịt đồng) rang với lá chanh tươi xắt nhỏ cùng hỗn hợp nước sốt đậm đà, khó quên là món ăn “gây thương nhớ”...

Món vịt rang lá chanh. Ảnh: TRIÊU NHAN

Ít thấy vịt rang lá chanh trong các thực đơn, có lẽ bởi sự cầu kỳ của nó. Để thịt vịt thơm ngon, đậm đà, trước hết thịt phải tươi. Các đầu bếp khuyên nên tìm mua vịt cỏ bản địa, tuy nhỏ con nhưng chặt thịt, ít mỡ. Lý do bởi loại vịt này được chăn thả, lùa ngoài đồng ruộng khi cây lúa đã gặt xong, được cho ăn lúa, bắp, cám và các phụ phẩm nông nghiệp.

2 thg 5, 2024

Biển Tam Tiến - điểm đến thú vị mùa hè

Những con sóng xanh biếc vỗ về bãi cát mịn màng, gió biển lồng lộng thổi, xa xa, những con thuyền nhấp nhô làm nên quang cảnh yên bình. Biển Tam Tiến còn cuốn hút du khách bởi những nhộn nhịp ở phiên chợ sớm, vị hải sản tươi ngon, tính cách hào sảng, thân thiện của ngư dân làng chài...

Bãi biển Tam Tiến hoang sơ và bình dị trong nắng sớm. Ảnh do nhân vật cung cấp

Món ngon từ đất phù sa

Ngàn năm Thu Bồn soi bóng. Trên bãi biền ven bờ, phù sa tưới tắm ngô khoai, rau màu. Để những thức món theo mùa sông bồi sông lở, cứ ám ảnh người xa quê...

Ngọn bí luộc giữ nguyên hương vị phù sa ngọt lành. Ảnh: MINH TÂM

“Trong tim ai cũng có một dòng sông riêng mình/ Tim tôi luôn gắn bó với dòng sông tuổi thơ”, tôi nghe như ngân vang giai điệu bài hát “Trở về dòng sông tuổi thơ” (Hoàng Hiệp). Để tự mình làm một thước phim ký ức, quay về tuổi thơ nơi thượng nguồn sông mẹ. Ở đó, kỷ niệm nào cũng như ẩn hiện cùng lớp cát mịn trên bến bãi dòng sông.

Theo dòng địa chí Quảng ngãi

Quảng Ngãi không chỉ là tỉnh có nhiều cuốn địa chí trong lịch sử, mà còn là địa phương tiên phong trong việc biên soạn loại sách quan trọng này.

Ngược dòng thời gian...

Lần giở những trang sử xưa, chúng ta sẽ thấy từ rất sớm, đất nước và con người Quảng Ngãi đã được ghi lại trong nhiều tác phẩm Hán Nôm. Theo Tiến sĩ Nguyễn Đăng Vũ - nguyên Giám đốc Sở VH-TT&DL, bên cạnh các tác phẩm ít nhiều liên quan đến Quảng Ngãi như “Phủ biên tạp lục”, “Đại Nam thực lục”, “Đại Nam liệt truyện”..., dưới thời Nhà Nguyễn, hai công trình địa chí quan trọng trong đó có viết riêng về Quảng Ngãi là “Đại Nam nhất thống chí” và “Đồng Khánh dư địa chí”.

Thơm ngon ram thịt nướng

Khi nói đến ẩm thực Quảng Ngãi, ngoài món don, cá bống sông Trà... thì ram thịt nướng cũng là một trong những món ăn được nhiều du khách yêu thích.

Một người bạn thời đại học của tôi kể, trong một lần khám phá ẩm thực tại chương trình “Sắc quê Quảng Ngãi” tổ chức ở TP.Hồ Chí Minh, gian hàng “Ram thịt nướng Đuôi Công” đã khiến bạn ấn tượng bởi hương vị và sự đặc biệt trong cách chế biến. Mới đây, bạn về Quảng Ngãi để khám phá vẻ đẹp của cảnh quan thiên nhiên, thưởng thức các món ăn, đặc biệt là món ram thịt nướng ở quán Đuôi Công.

Ram thịt nướng được ăn kèm với rau và nước chấm.

1 thg 5, 2024

Thưởng thức chè ở chợ Gò Quán

Từ những năm 90 của thế kỷ XX, tại chợ Gò Quán (TP.Quảng Ngãi) có những quầy chè thập cẩm thơm ngon nổi tiếng, giá lại rẻ, nên được gọi là "chợ chè no".

Chợ Gò Quán, ở phường Chánh Lộ (TP.Quảng Ngãi), bán đủ các mặt hàng, từ rau củ quả đến cá, thịt và các quầy ẩm thực đa dạng. Từ những năm 90 của thế kỷ trước, người dân lấy tên một món ăn dân dã được bày bán tại chợ là món chè, rồi gắn thêm chữ "no" để gọi tên chợ. "Ngày trước, chợ Gò Quán nhỏ và lụp xụp chứ không được khang trang như bây giờ. Chợ có 3 quầy chè chuyên bán các loại chè truyền thống của người Quảng là chè thập cẩm, chè đậu đen, chè đậu ván. Mỗi bữa, quầy nào quầy nấy bày ra những nồi chè rất to, nhưng bán một loáng cái là hết. Chè ngon, giá lại rất rẻ, ăn xong ly chè, là no luôn cái bụng. Cái tên chợ chè no là từ ấy mà có. Mọi người nói miết thành quen, rồi từ từ thành tên gọi thứ 2 của chợ Gò Quán", cụ Nguyễn Thị Dung (85 tuổi), sống gần chợ Gò Quán kể.

Quầy chè của bà Tuyết ở góc phía tây của chợ Gò Quán (TP.Quảng Ngãi).

30 thg 4, 2024

Đặc sản gỏi trứng cá chuồn đậm đà vị biển miền Trung

Nếu bánh xèo hay mì Quảng đã quá đỗi thân quen, bạn có thể tìm thưởng thức đặc sản gỏi trứng cá chuồn thơm ngon trứ danh của người miền Trung.

Không chỉ nổi tiếng với những bãi biển xanh cát trắng nắng vàng hay điểm du lịch hấp dẫn, dải đất miền Trung còn níu chân du khách bởi ẩm thực phong phú, đa dạng. Hàng trăm món ăn đặc trưng của miền đất biển khiến du khách thập phương mê mẩn, trong số đó không thể bỏ qua món gỏi trứng cá chuồn hấp dẫn ở một số tỉnh như Quảng Trị, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Bình Định...

Trứng cá chuồn chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, tốt cho sức khỏe. Ảnh: Nguyễn Nữ Mai Nhi

Thong dong ngắm Hòn Nưa thanh bình ở Phú Yên

Ngoài Cù Lao Mái Nhà hay Bãi Xép, Hòn Nưa là một trong những điểm du lịch mới mẻ, còn nguyên nét bình yên và hoang sơ tại Phú Yên.

Nằm ở Vịnh Vũng Rô, giữa ranh giới hai tỉnh Khánh Hòa và Phú Yên, Hòn Nưa là điểm đến lý tưởng dành cho những du khách luôn yêu thích và tìm kiếm một điểm đến bình yên, nhẹ nhàng, tránh xa phố thị ồn ào xô bồ. Ảnh: Đặng Nhân Thuần

19 thg 4, 2024

Nghề dệt chiếu cói Nghĩa Hòa

Nghề dệt chiếu cói ở xã Nghĩa Hòa (Tư Nghĩa) có từ lâu đời. Nhờ nghề này mà nhiều người xây dựng được nhà cửa khang trang, lo cho con cái ăn học thành tài. Dẫu trải qua bao thăng trầm, nhưng nghề chiếu cói ở xã Nghĩa Hòa vẫn duy trì cho đến ngày nay.

Theo các bậc cao niên trong làng, chiếu Thu Xà (Nghĩa Hòa) dày dặn, màu sắc hài hòa, đa dạng mẫu mã, bền và mát nên được khách hàng ưa chuộng. Thời hoàng kim, người người, nhà nhà đều làm chiếu. Sản phẩm làm ra không kịp đáp ứng nhu cầu của thị trường. Dải đất hai bên bờ sông Vực Hồng (thuộc xã Nghĩa Hòa) xưa kia cũng bạt ngàn màu xanh của cói.

Theo thời gian, các loại chiếu nhựa, chiếu trúc xuất hiện ngày càng nhiều trên thị trường. Những ruộng cói dần bị thay thế bởi những hồ tôm. Muốn có nguyên liệu làm chiếu, người dân phải nhập cói từ các tỉnh khác về, nên chi phí tăng lên nhiều lần, dẫn đến nhiều người bỏ nghề.

11 thg 4, 2024

Đã mắt với đàn bò tót lai quý hiếm ở Vườn quốc gia Phước Bình

Từ cuối năm 2009, một con bò tót đực lẻ bầy xuống núi thường xuyên “kết bạn” với đàn bò nhà ở thôn Bạc Ray 2, xã Phước Bình, huyện Bác Ái (Ninh Thuận). Nhờ vậy, ở đây có đàn bò tót lai quý hiếm.

Ngoại hình và màu lông của bò tót lai gần giống với bò tót - Ảnh: DUY NGỌC

10 thg 4, 2024

Nét độc đáo từ những con thuyền



Ở các vùng cửa biển Sa Kỳ, Nghĩa An, Nghĩa Phú (TP.Quảng Ngãi); xã Bình Châu (Bình Sơn); cửa biển Mỹ Á, Sa Huỳnh (TX.Đức Phổ) và đảo Lý Sơn... có một thời gian khá phồn thịnh, gắn với văn hóa Sa Huỳnh, Chămpa vào khoảng thế kỷ thứ II đến thế kỷ X. Sau đó, trải qua thăng trầm lịch sử, các cửa biển này đã có một giai đoạn giao thương theo “con đường tơ lụa trên biển” khá sầm uất. Thích Đại Sán (1633 - 1704) ghi chép trong “Hải ngoại ký sự” về việc các chúa Nguyễn rất chú trọng đến việc đóng tàu thuyền, vào cuối thế kỷ XVII để giao thông ở Đàng Trong: “Các phủ đều không có đường lối thông nhau, mỗi phủ đều do một cửa biển đi vào, nếu đi từ phủ này đến phủ khác thì phải đi bằng đường biển”.