Hiển thị các bài đăng có nhãn Dân trí. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Dân trí. Hiển thị tất cả bài đăng

19 thg 4, 2015

Ngã ba Đông Dương - Điểm đến hấp dẫn nhất phía bắc Tây Nguyên

Vùng đất ngã ba Đông Dương là vùng đất không thể quên với bao kỷ niệm một thời máu lửa của các cựu chiến binh năm xưa và nay đang là một trong những điểm đến hấp dẫn nhất phía bắc Tây Nguyên của giới trẻ.

Điểm nhấn của vùng đất du lịch này là cột mốc chung của ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia cùng phối hợp làm bằng đá hoa cương tuyệt đẹp hình tam giác khắc quốc kỳ, quốc giới của từng nước quay về địa phận của nước mình được xây dựng trên độ cao 1.068 mét so với mặt nước biển ở đúng khu vực ngã ba Đông Dương. 

Địa danh này cũng là nơi duy nhất ở vùng biên giới Tây Nguyên và cả tuyến biên giới phía tây nam đất nước người dân được nghe tiếng gà của cả ba nước cùng lúc khi bình minh lên. 

Tới thăm cột mốc ngã ba Đông Dương ta càng thêm yêu tổ quốc Việt Nam giàu đẹp và hiểu thêm nghĩa tình anh em sâu nặng Việt Nam - Lào - Campuchia được xây đắp bằng sương máu bao thế hệ cách mạng. 

Những ngôi đền nổi tiếng trên thượng nguồn sông Hồng



Cùng với Đền Hùng linh thiêng nhất đất nước hàng năm thu hút hàng triệu lượt người Việt hành hương về giỗ Tổ, đôi bờ sông Hồng từ Phú Thọ qua Yên Bái lên biên giới Lào Cai còn có những ngôi đền cũng rất nổi tiếng đang được nhiều người tìm tới bái vọng đầu xuân mới.

Đó là đền Mẫu Âu Cơ (nằm ở xã Hiền Lương, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ), đền Tuần Quán (nằm ở thành phố Yên Bái), đền Đông Cuông ( nằm ở xã Đông Cuông, huyện Văn Yên (tỉnh Yên Bái), đền Bảo Hà (nằm ở xã Bảo Hà, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai), đền Đôi Cô Cam Đường, đền Mẫu, đền Thượng, đền Cấm (nằm ở địa bàn thành phố Lào Cai)... 

Các ngôi đền kể trên đều nằm cạnh tuyến đường sắt Hà Nội - Phú Thọ - Yên Bái- Lào Cai hoặc cạnh đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai, vì thế rất thuận lợi cho du khách đi chơi xuân, viếng đền. 

Năm 2014 lãnh đạo ngành du lịch ba tỉnh Phú Thọ - Yên Bái - Lào Cai đã ký hợp tác mở tour du lịch tâm linh phục vụ du khách thăm viếng các ngôi đền nổi tiếng trên thượng nguồn sông Hồng. Đầu xuân Ất Mùi 2015 xin giới thiệu đôi nét về một số những ngôi đền nổi tiếng nằm trong tuyến du lịch tâm linh kể trên . 

22 thg 6, 2014

Đến Bến Tre thưởng thức đặc sản đuông dừa

Với nhiều người, việc nhìn những con đuông dừa to bằng ngón tay ngọ nguậy là đã thấy lạnh sống lưng. Nhưng với người dân Bến Tre thì đó là một tặng vật của thiên nhiên, một đặc sản mà không phải lúc nào cũng có.

Được mệnh danh là thủ phủ dừa của Việt Nam, Bến Tre có những vườn dừa trải dài mênh mông, xanh ngút ngàn. Cây dừa được trồng ở khắp nơi, từ những cù lao, ven kênh, ven đường cho đến những bờ đất ven biển. 

Dừa không chỉ có mặt trong đời sống của người dân Bến Tre mà dừa còn đi vào nền văn hóa ẩm thực nơi đây với những món ăn mang hương vị dừa. Hấp dẫn nhất phải kể đến các món được chế biến từ đuông dừa. 

Những con đuông dừa béo tròn hấp dẫn trong bát nước chấm 

15 thg 12, 2013

Chợ đêm ở “đảo ngọc” Phú Quốc: “Chỉ con nào, làm con ấy”

Một trong những điểm hút khách ở “đảo ngọc” Phú Quốc (Kiên Giang) về đêm là chợ đêm mũi Dinh Cậu. Tại đây, hải sản tươi sống được trưng bày và sẵn sàng đáp ứng yêu cầu “ăn con nào làm con ấy” của du khách khiến không khí ở đây nhộn nhịp hẳn.

Đến “đảo ngọc” Phú Quốc một ngày đầu năm, chúng tôi khá bất ngờ vì không khí ban ngày tại đây khá lặng lẽ. Tuy nhiên khi về đêm, trong trung tâm thị trấn Dương Đông cũng khá sôi nổi và một trong những điểm hút khách là chợ đêm mũi Dinh Cậu.

Khu chợ đêm mũi Dinh Cậu chiếm chọn tuyến đường Võ Thị Sáu, dài khoảng 300- 400m ngay sát bờ biển Dương Đông. Tại đây, các tiểu thương bày hàng bán từ khoảng 17h chiều và hoạt động tất bật từ thời điểm 19h tối trở đi. Là điểm du lịch nên cũng như nhiều chợ đêm khác, khu chợ đêm mũi Dinh Cậu bày bán nhiều mặt hàng lưu niệm. 

Cũng như nhiều chợ đêm khác, chợ đêm Dinh Cậu cũng bán nhiều mặt hàng lưu niệm.

13 thg 8, 2013

Tinh hoa của gốm Bình Định

Từ những khối đất lấy từ đồng ruộng về, qua bàn tay khéo léo của người thợ, đất trở thành những đồ dùng gắn liền với đời sống, văn hóa của người dân ở địa phương và đi khắp cả nước.

Trải qua hàng trăm năm phát triển với nhiều biến động của nền kinh tế thị trường, nhất là khi đồ dùng kim loại ngày càng phổ biển và rất tiện lợi trong sinh hoạt hàng ngày của người dân. Tưởng như nghề đất nung Vân Sơn sẽ bị mai một, mất chỗ đứng. Thế nhưng, nghề đất nung ở làng gốm Vân Sơn, xã Nhơn Hậu, thị xã An Nhơn (Bình Định) đang còn tồn tại đến ngày nay. 

Từ những khối đất qua bàn tay khéo léo người thợ đã trở thành những vật dụng gần gũi trong đời sống người dân

8 thg 7, 2013

Bút tích vua chúa ở hang động kỳ bí

Động Hồ Công tọa lạc trên núi Vân Đài (xã Vĩnh Ninh- Vĩnh Lộc), là một trong những động đẹp nhất Việt Nam. Nơi đây đã lưu lại những bút tích của nhiều vị danh sĩ Việt Nam, đặc biệt là của vua Lê Thánh Tông, chúa Trịnh Sâm...

Động Hồ Công cách thành nhà Hồ (Thanh Hóa) khoảng 4,5 km về hướng đông nam, có chiều dài 45m, rộng 23m, được tạo hóa hình thành kỳ công bởi những tấm đá xanh, vuông xếp chồng lên nhau thành nhiều hình dáng đem đến cho động một vẻ đẹp kỳ bí. Theo sách Đại Nam nhất thống chí mô tả về động: “Có khối đá trông như hình con cóc cúi đầu ngồi trong động, thạch nhũ trong động sắc đỏ lại có hang đá quanh co dài mười trượng, chỗ tận cùng có giếng đá sâu khôn cùng...”. Chính vẻ đẹp này, đã khiến cho rất nhiều những danh sĩ thời xưa đã ghé đến đây để tham quan và tìm cảm hứng thi nhân. 

Dòng chữ thể hiện lòng ngưỡng mộ vẻ đẹp trước động của một vị thi sĩ vô danh 


7 thg 4, 2013

Đại đao 500 năm tuổi của Mạc Đăng Dung - đâu là sự thật?

Mỗi năm có hàng vạn người đổ về Khu tưởng niệm vương triều nhà Mạc ở huyện Kiến Thụy, TP Hải Phòng, chiêm bái thanh đại đao nặng hơn 30kg, được cho là vũ khí xông trận của Mạc tổ Mạc Đăng Dung.

Tuy nhiên, không ít nhà nghiên cứu cổ vật, nghiên cứu lịch sử cho rằng chưa có cơ sở khoa học nào để khẳng định đây là thanh bảo đao của vua Mạc Đăng Dung, ngoài những câu chuyện truyền miệng của những người ít nhiều có liên quan đến dòng họ Mạc. 

Toàn cảnh khu tưởng niệm vương triều nhà Mạc 


20 thg 3, 2013

Ngôi đình cổ “độc nhất vô nhị” nằm trong lòng cây bồ đề

Với lối kiến trúc cổ từ hàng trăm năm nay, đình Tân Đông (xã Tân Đông, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang) là một ngôi đình “độc nhất vô nhị” ở Việt Nam bởi toàn bộ đình cổ được bao bọc bởi một cây bồ đề với hàng trăm búi rễ ôm trọn thân đình.

Đối với người dân ấp Gò Táo, xã Tân Đông, ngôi đình như báu vật, là trái tim của cả làng, cả xã.

Khi những ánh nắng yếu ớt cuối ngày của tiết trời tháng 3 đang còn hắt xuống mái đình, chúng tôi - những vị khách lần đầu tiên đặt chân tới ngôi đình không khỏi ngỡ ngàng và bị lôi cuốn bởi nét hoang sơ, cổ kính cũng như được “mục sở thị” những chùm rễ lớn nhỏ của hai cây bồ đề mọc ngay trên hai góc ngôi đình tủa ra quấn chặt lấy những cây cột, bức tường như để bảo vệ cho ngôi đình từ hàng chục năm nay.

Đình cổ trong lòng cây bồ đề - báu vật của xã Tân Đông


27 thg 2, 2013

Mã Pí Lèng hay Máo Pì Lèng?

“Cái mỏm này gọi là Mã Pí Lèng nhưng dân Mông chúng tôi từ xưa tới nay vẫn gọi là Máo Pì Lèng”, cụ Vương lý giải tên gọi một địa danh nổi tiếng ở đất Hà Giang. 

Xong việc ở Trạm Biên phòng, chúng tôi về nghỉ ở dinh thự của vua Mèo xã Sà Phìn (huyện Đồng Văn, Hà Giang) và ăn Tết với con cháu cụ Vương. Sớm 27 tháng Chạp thiếu, tôi lên đường về Hà Nội. Trời ướt sũng sương. Con đường đá không tên gồ gề toàn ổ trâu, ổ voi chen đá hộc trơn nhẫy từ Sà Phìn đi Đồng Văn. Già nửa buổi sáng chúng tôi mới tới Mã Pí Lèng trên đất Mèo Vạc. Bất chợt trời hứng chí hửng lên le lói nắng. Đây là một cơ hội hiếm có vào mùa này. Cụ Vương bảo tài Dự dừng xe ''cho tụi nó xem sông Nho Quế''. Tôi và Lê Vui - chuyên viên Vụ Tuyên truyền Ủy ban Dân tộc nhảy khỏi xe, lom khom ra mép vực nhòm xuống sông. Một vệt ngoằn nghèo phản chiếu từ mặt nước hơi ánh lên như dải lụa xanh lơ ai đó vô tình đánh rơi giữa hai vách núi thăm thẳm vẫn còn đang mờ sương.

Khi đã yên vị trên xe, cụ Vương bảo: ''Cái mỏm này gọi là Mã Pí Lèng nhưng dân Mông chúng tôi từ xưa tới nay vẫn gọi là Máo Pì Lèng''. Tôi và Lê Vui lại ngớ ra. Vậy ra hàng trăm bài báo, bài viết về địa danh nổi tiếng này lẽ nào sai? Tôi rón rén hỏi cụ: ''Vậy Mã Pí Lèng có nghĩa gì thưa cụ?''. Cụ thủng thẳng mà rằng: Theo tiếng Mông nó là sống mũi con ngựa. Nhưng không phải Pí mà là Pì. Song như vậy vẫn sai. Tên của nó chính xác là Máo Pì Lèng-tức sống mũi con mèo. 


25 thg 1, 2013

Đẹp tinh khôi cao nguyên trắng Bắc Hà

Mấy ngày nay trời ấm bừng lên làm cho cao nguyên Bắc Hà (Lào Cai) đẹp tinh khôi với ngút ngàn hoa mận Tam Hoa trắng ngần, khoe sắc trong nắng xuân.


Lâu nay vùng núi cao hơn 1.500 mét này được mệnh danh là “cao nguyên trắng Bắc Hà” bởi đây là vùng trồng nhiều nhất cây mận Tam Hoa, là loài cây ăn quả có nguồn gốc từ Trung Quốc, được lai ghép thành công với giống mận chua địa phương có hoa đẹp, sai quả thành giống mận đặc sản mới của địa phương trong những năm gần đây mang tên mận Tam hoa.

Mận Tam hoa đã góp phần xoá đói, giảm nghèo và tiến tới làm ăn khấm khá cho không ít gia đình dân tộc thiểu số ở vùng núi Bắc Hà. Vùng mận Tam Hoa này cũng đã tạo ra tour du lịch đặc sắc “Mùa xuân ngắm cao nguyên trắng Bắc Hà” - một trong những tour du lịch thu hút khá đông du khách kết hợp khi lên thăm các chợ phiên vùng cao Tây Bắc.

Xin giới thiệu chùm ảnh vẻ đẹp kỳ thú phong cảnh vùng cao nguyên Bắc Hà ngút ngàn mùa hoa mận Tam Hoa những ngày xuân Tân Mão 2011:







22 thg 1, 2013

Cuốn thư đồng cổ lớn nhất Việt Nam

Tại xã Bắc Lý, huyện Lý Nhân (Hà Nam) hiện còn lưu giữ một cuốn thư đồng cổ lớn nhất Việt Nam - cuốn “Cầu không từ ký” được làm bằng đồng đỏ. 

Về Bắc Lý nghe chuyện sách đồng cổ

Vào giữa thế kỷ XV, ở phía Nam, giặc Chiêm Thành quấy nhiễu, triều đình Nhà Lê đem quân tiến đánh. Sau thời binh biến, một cuốn sách đồng cổ ra đời. Trải quan thăng trầm biến cố của lịch sử, cuốn sách đồng cổ lưu lạc nơi đâu? Từ trăn trở này, chúng tôi tìm về xã Bắc Lý, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam, địa phương được coi là nơi đang lưu giữ cuốn sách quý này. 

Ông Thùy say sưa kể về cuốn thư đồng: "Cầu không từ ký" 

Theo sự chỉ dẫn của người dân, chúng tôi tìm về thôn Văn An, xã Bắc Lý, hỏi thăm đến nhà ông Nguyễn Văn Thùy, người đã có hơn 30 năm tìm hiểu và ra sức bảo tồn cuốn sách đồng có tên “Cầu không từ ký”.