Hiển thị các bài đăng có nhãn Cảm nhận. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Cảm nhận. Hiển thị tất cả bài đăng

14 thg 4, 2020

Phố Hội vàng rực hoa sưa

Những hàng sưa trổ hoa vàng rực trên những tuyến phố tĩnh lặng hiếm thấy mang lại vẻ đẹp khác lạ cho Hội An. 

Hai bên đường Phan Chu Trinh rợp sắc hoa sưa vàng. Nhiếp ảnh gia Đỗ Anh Vũ (Hội An), tác giả bộ ảnh, cho biết ở phố cổ có 2 tuyến đường chính trồng hoa sưa là Nguyễn Huệ và Phan Chu Trinh, mỗi nơi có 20 cây. 

Mùa xuân ở Phố Trồ

Giữa thung lũng đá tai mèo khô khốc, Phố Trồ hiện ra như một bức tranh sơn thủy với những nếp nhà bao quanh hồ nước trong xanh. 

Phố Trồ là một thôn nhỏ gần trung tâm thị trấn Phó Bảng, huyện Đồng Văn, cách cửa khẩu Phó Bảng chưa đầy 5 km. Địa danh này được trời ban vẻ đẹp non nước hữu tình, với điểm nhấn là hồ Rồng rộng 1 ha chưa bao giờ cạn, ở chính giữa thôn. Đây được cho là điều hiếm có ở cao nguyên đá, được người bản địa coi trọng và gìn giữ. 

5 thg 4, 2020

Cánh đồng muối đẹp như tranh

Diêm dân vùng Đông Hải trúng mùa vì nắng nóng, cùng nhau miệt mài lao động từ lúc bình minh trên những cánh đồng muối. 

Những ô ruộng muối nối tiếp, trải dài nhìn từ trên cao tại xã Long Điền. Nơi này thường được biết đến với tên gọi đồng muối Đông Hải, thuộc huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu. Nhiếp ảnh gia Trần Minh Lương (Cần Thơ) vừa có chuyến sáng tác tại những ruộng muối ở Bạc Liêu vào trung tuần tháng 3/2020 chia sẻ bộ ảnh về những vẻ đẹp trong nghề làm muối. 

29 thg 3, 2020

Đà Lạt mùa phượng tím

Phượng tím nở rộ trong tháng 3 mang đến vẻ đẹp lãng mạn, nhưng “man mác buồn” cho thành phố ngàn hoa. 

Những cây phượng tím trên đường Nguyễn Thị Minh Khai, dẫn vào trung tâm chợ Đà Lạt, cách hồ Xuân Hương 5 phút đi bộ. Phượng tím thường nở vào tháng 3, tháng 4 hàng năm, mang đến vẻ đẹp dịu dàng đặc trưng của Đà Lạt. 

15 thg 3, 2020

Rực đỏ hoa gạo trước sân chùa Thầy

Tháng 3 hoa gạo rực đỏ ở ngôi chùa cổ kính gần 1.000 tuổi, tạo nên vẻ đẹp riêng khó nơi nào có được. 

Toàn cảnh sân chùa, hồ nước, Thủy Đình và những cây hoa gạo nhìn từ trên núi Sài Sơn. Tương truyền, chùa được xây dựng trên thế đất hình rồng, quay mặt về hướng Nam. Phía trước chùa, bên trái là ngọn Long Đẩu, lưng chùa và bên phải dựa vào núi Sài Sơn. 

8 thg 3, 2020

Cây gòn

Hồi đó, trên đường vô nhà tui ở Long Khánh có một hàng cây gòn. Một đoạn không dài lắm đâu, chừng vài ba chục mét thôi. Những cây gòn thật cao, to, khi tới mùa thì trái gòn xanh treo lủng lẳng đầy cây nhìn thật vui mắt. Rồi khi trái khô, nó ngả màu nâu vàng, vỏ trái nứt ra, ruột gòn trắng trong đó bung ra bay theo gió, gọi là bông gòn. Nghĩ cũng ngộ, bông gòn không phải là bông (hoa) của cây gòn mà là ruột của trái gòn. 


Cây gòn với trái còn xanh

Hồi xưa lâu lắm rồi, người trong xóm có hái trái gòn khô hoặc lượm trái khô rớt xuống đất, về tách ruột gòn ra khỏi vỏ, đánh cho rớt hột gòn ra để làm bông gòn độn ruột gối. Sau này không thấy ai làm vậy nữa, bông gòn chì để bay trong gió cho mấy đứa con nít nghịch. Có lẽ vì mua gối đã có sẵn ruột rồi chẳng bao nhiêu tiền, trong khi đi hái gòn, tách bông gòn quá mất thời giờ.

26 thg 2, 2020

Đẹp ngất ngây hoa anh đào trên cao nguyên Măng Đen, Kontum

Những ngày đầu năm mới, rất nhiều người dân và du khách đã đến cao nguyên Măng Đen (tỉnh Kon Tum) để thưởng lãm hoa anh đào nở. 

Năm nay thời tiết phù hợp nên hàng nghìn cây hoa anh đào trên cao nguyên Măng Đen nở rộ khoe sắc như muốn chào đón và giữ chân du khách.

9 thg 2, 2020

Về Xuân Lộc thăm núi Chứa Chan

1.
Tuổi nhỏ của tui ở Xuân Lộc, Long Khánh, tỉnh Long Khánh chớ không phải thành phố Long Khánh như bây giờ. Và quận Xuân Lộc bao gồm cả Long Khánh và Xuân Lộc của ngày nay. Quê hương trong tui ngày thơ ấu như vậy đó.

Hồi nhỏ ham đọc sách, thấy người ta tả cảnh núi non hùng vĩ, dòng sông uốn quanh mà thích. Nhìn lại quê mình, không có con sông nào hết. Sông La Ngà ở Định Quán ngày đó cũng thuộc tỉnh Long Khánh nhưng đối với đứa nhỏ không được đi đâu xa như tui thì sông chỉ có trong tưởng tượng.

May thay, Xuân Lộc còn có núi, núi Chứa Chan. Núi Chứa Chan là thứ duy nhất trong sông núi hữu tình để tui tự hào và... làm thơ về quê hương của mình.

Hồi đó, trên đường tui đi học về mỗi ngày, núi Chứa Chan lững lờ mây trắng ở trước mặt. Đường về nhà là hướng từ bịnh viện (quốc lộ 1) về phía Tòa Hành chánh tỉnh. Thấy núi trước mắt thôi, chớ cũng cách xa tới 20 cây số. Nhưng nhiêu đó dủ để thằng nhóc mơ mộng làm thơ.


4 thg 2, 2020

Biển mây quanh núi Cô Tô

Làn mây trôi bồng bềnh quanh núi Cô Tô, Tây Nam Bộ vào mùa xuân đẹp không thua kém so với cảnh mây luồn ở Tây Bắc. 

Núi Cô Tô và cánh đồng Tà Pạ (huyện Tri Tôn) là một trong những điểm du lịch nổi tiếng nhất An Giang. Nếu may mắn, du khách sẽ săn được cảnh mây vờn trên núi Cô Tô vào tháng 1, 2.
Đứng trên điểm ngắm cảnh Vồ Hội Lớn ở núi Cô Tô, du khách có thể thấy trước mắt là một biển mây. Khung cảnh tưởng như ở Đà Lạt hay Tây Bắc nhưng lại là vùng Bảy Núi, An Giang. Ảnh: Huỳnh Hùng. 

15 thg 1, 2020

Mùa nước cạn ở thác Pongour

Pongour đang bước vào mùa nước trong, phía chân thác trơ đá, dòng chảy hiền hòa. Dưới vòm trời quang mây những tháng cuối năm, “mái tóc của nàng Kanai” tung bọt trắng, ồn ã dội vào vách đã biến đây thành nơi đổi gió khác lạ khi lữ khách đã quá quen với “nét hoa” của Đà Lạt.

Nằm cách Đà Lạt gần 50km về phía nam, thác Pongour thuộc xã Ninh Gia, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng.

30 thg 12, 2019

Mê mẩn hoàng hôn lãng mạn miền sơn cước Hà Tĩnh

Chiều Đông. Những tia nắng hiếm hoi trong ngày khuất dần sau những dãy núi tạo ra một khoảng không ấm áp trên bầu trời. Lang thang miền sơn cước Hương Sơn - Hà Tĩnh ngắm hoàng hôn sẽ mang lại cho bạn nhiều cảm giác lạ mà thú vị.

Những đám mây màu vàng vần vũ trên bầu trời khi chiều dần buông.

12 thg 12, 2019

Mùa lá đỏ trong những vườn hồng gần Đà Lạt

Cách Đà Lạt hơn 10 km, những vườn hồng ăn quả chuyển màu lá đỏ rực lúc giao mùa mang lại khung cảnh như mùa thu châu Âu. 

Cuối năm, nhiều loài cây trên vùng cao nguyên Langbiang đến mùa thay lá. Một trong những điểm đến đang được yêu thích gần Đà Lạt là vườn hồng ở huyện Lạc Dương với sắc đỏ, vàng tạo nên khung cảnh như mùa thu xứ ôn đới. 

9 thg 12, 2019

Đẹp ngỡ ngàng những bức tường hoa tigôn trên đường làng Hà Tĩnh

Ngỡ ngàng, xao xuyến là những xúc cảm của mỗi vị khách khi một lần được rảo bước dọc trên tuyến đường thôn Thông Tự, xã Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh). Trong sắc nắng dịu nhẹ đầu đông, những giàn hoa ti gôn khoe sắc rực hồng trên nền xanh cây lá khiến không gian càng thêm yên bình, lãng mạn.

Mong muốn làm nên điều đặc biệt riêng có cho con đường thôn, 3 năm trước, ngoài chọn những giống cây phổ biến như chiều tím, chuỗi ngọc.... để làm hàng rào xanh, người dân thôn Thông Tự còn chọn giống cây tigôn để “khoác” bức tường hoa dọc những tuyến đường.

24 thg 11, 2019

Bây giờ, núi Ấn hết tranh...

Từng là ngọn núi được bao phủ bởi những trảng cỏ tranh dày đặc. Vậy mà nay, dẫu đã cố công luồn rừng, len rẫy, cũng chẳng thấy được bóng cỏ tranh trên núi Thiên Ấn (ngọn núi nằm ở tả ngạn sông Trà Khúc, thuộc địa phận TP.Quảng Ngãi). Cỏ tranh không còn, nên tấm lòng người xưa gởi gắm qua câu ca dao “Bao giờ núi Ấn hết tranh/ Sông Trà hết nước, anh đành xa em” bỗng trở nên lạc điệu, buồn tênh...

Tôi theo lối hành hương lên núi Thiên Ấn. Nơi đây không còn là ngọn núi của “Ngó lên Thiên Ấn nhiều tranh/ Liều mình lén mẹ theo anh phen này”, mà người xưa từng miêu tả. Đường lên Thiên Ấn bây giờ in bóng các loại cây lấy gỗ như bạch đàn, keo... do người dân trồng dày đặc từ chân lên đến đỉnh núi. Thi thoảng, cũng có vài khoảnh đất còn trống chưa trồng keo bị bỏ hoang hóa, cỏ dại mọc đầy, nhưng tuyệt nhiên, không tìm được bóng dáng cỏ tranh.


Sườn núi Thiên Ấn từng một thời dày đặc cỏ tranh nay chỉ còn keo lai, bạch đàn và cây bụi mọc chen chúc. 

20 thg 11, 2019

Đá ong trong ký ức

Đá ong là loại đá mà nay nhiều người đã quên lãng, thậm chí không hề biết đến. Nhưng thuở xưa đó là loại đá quen thuộc, thân thiết với đời sống con người.

Có lần tôi đến làng cổ Đường Lâm ở đồng bằng Bắc Bộ, thật đáng ngạc nhiên là làng cổ gắn với kiến trúc đá ong. Ở Hà Nội thời mở cửa không thiếu gì những vật liệu hiện đại, nhưng có quán xài toàn đá ong. Đi đâu rồi cũng nhớ về Quảng Ngãi, tôi lại nhớ cái đá ong quê mình.

Ở quê tôi, có một cái núi nhỏ người dân quen gọi núi Đồi. Dọc đường xe lửa, sau năm 1975, người ta chặt đá ong khắp nơi. Thời ấy sau chiến tranh, gạch nung hạn chế, xi măng quá thiếu thốn, người ta làm vách tường nhà chủ yếu bằng đá ong.

Đá ong dựng vách nhà, xi-măng chỉ dùng hạn chế làm “mạch hồ” kết dính những viên đá với nhau, còn thì “da đá” cứ bày ra lỗ chỗ như tổ ong. Dựng thành giếng từ trên xuống đáy giếng với hình cong tròn cũng bằng đá ong, không cần mạch hồ vì tự thân các phiến đá ganh tròn với nhau là đủ. 

Một ngôi nhà đá ong còn sót lại. 

10 thg 11, 2019

Mùa mạ non rộn ràng trên đồng Tháp Mười

Những ngày này, nếu có dịp đi qua quốc lộ N2 (đoạn huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp), bạn sẽ nghe thoang thoảng mùi mạ non.

Cũng giống mùi khói đốt đồng, rơm rạ, mùi mạ non với những ai từng là con nhà nông là bầu trời ký ức.

Mùa mạ non ở Tháp Mười (Đồng Tháp) năm nay có thêm sinh khí mới từ sự đổi thay của cơ giới hóa trong sản xuất. Những chiếc máy cấy có thể thay thế vài chục lao động, lại rút ngắn thời gian gieo sạ, giặm lúa, giảm hao hụt trong sản xuất.

Chỉ cần một vài lao động thu gom mạ, vận chuyển bằng máy kéo ra đồng. Trung bình một máy cấy có thể cấy 15ha/ngày, thậm chí cấy vào ban đêm. Một người lái máy cấy, người còn lại phân phối các khay mạ.

Hợp tác xã sản xuất nông nghiệp Mỹ Đông 2, huyện Tháp Mười có khoảng 70% diện tích (tổng diện tích của HTX khoảng 570ha) đã được áp dụng máy cấy. 

Mùa lúa mới thường bắt đầu khi nông dân bơm rút nước lũ trên đồng. Bầy cò thế được thết đãi bữa cá no nê. Hàng ngàn con cò kéo nhau về đồng kiếm cá, chúng gọi nhau làm rộn ràng cả một góc quê - Ảnh: NGỌC TÀI

8 thg 11, 2019

Sương vờn mây trên đồi chè Long Cốc

Vào những ngày cuối thu đầu đông, đồi chè Long Cốc ở Tân Sơn ẩn hiện trong màn sương như chốn bồng lai tiên cảnh. 

Đồi chè Long Cốc nằm tại huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ, nằm cách Hà Nội khoảng 125 km, và khoảng 70 km từ trung tâm thành phố Việt Trì. Những “ốc đảo chè” khiến Long Cốc được mệnh danh là “vịnh Hạ Long vùng trung du”. 

26 thg 10, 2019

Những 'nấc thang lên trời' ở Hoàng Su Phì

Mùa lúa chín tại ruộng bậc thang cao nhất Việt Nam ẩn hiện trong làn mây được du khách ví như thiên đường nơi hạ giới. 


Ruộng bậc thang được công nhận Di tích quốc gia ở Hoàng Su Phì trải dài ở 11 xã gồm Bản Luốc, Bản Phùng, Sán Sả Hồ, Hồ Thầu, Nậm Ty, Thông Nguyên, Tả Sử Choóng, Bản Nhùng, Pố Lồ, Thàng Tín và Nậm Khòa (ảnh). Trong đó, Bản Luốc và Bản Phùng là nơi có những thửa ruộng bậc thang cao nhất Việt Nam.

Những thửa ruộng bậc thang ở đây ước tính có tuổi đời khoảng 300 năm. 

23 thg 10, 2019

Săn mây mùa thu Đà Lạt

Với những ai mê Đà Lạt, mùa để ngắm cả thành phố chìm đắm trong mây chẳng phải chỉ có tháng 4 hay tháng 6 mà ngay giữa mùa thu này.


“Hay là về Đà Lạt với anh em nhé. Anh sẽ kể cho em nghe trong những đêm lạnh giá. Giữa bao la đại ngàn, một chiếc lều nhỏ thắp lên đống lửa. Mình thì thầm với nhau những câu chuyện chưa kể. Trên đầu là bầu trời đày sao. Cứ thế chúng ta bị bao vây bởi những áng mây kỳ bí và ánh sáng diệu kỳ…" là lời mời gọi khiến bất kì ai cũng xiêu lòng về một mùa mây Đà Lạt.

18 thg 10, 2019

Khung cảnh đồng quê ở Quảng Ngãi

Cánh đồng lúa, cây cầu tre hay trò chơi kéo mo cau gợi liên tưởng tới những nét đặc trưng của làng quê Việt Nam xưa. 

Cánh đồng lúa vàng xã Đức Phong, huyện Mộ Đức vào mùa gặt vụ hè thu. Mộ Đức được biết đến là vựa lúa lớn của tỉnh Quảng Ngãi, với diện tích trồng lúa lên tới 10.000 ha.