Hiển thị các bài đăng có nhãn Báo Long An. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Báo Long An. Hiển thị tất cả bài đăng

26 thg 6, 2023

Nguyễn Thông - Sĩ phu yêu nước quê hương bên dòng Vàm Cỏ Tây

Long An vốn nổi tiếng với đôi dòng Vàm Cỏ vừa nên thơ lại oanh liệt, hào hùng. Đôi dòng sông đã góp phần xây nền văn hóa và viết nên lịch sử vùng đất này. Nếu Vàm Cỏ Đông là nơi sinh ra anh hùng Nguyễn Trung Trực với chiến công Vàm Nhựt Tảo thì Vàm Cỏ Tây là nơi sinh của nhà trí thức yêu nước Nguyễn Thông - sĩ phu tài ba, đức độ.

Nhà trí thức yêu nước tài ba

Theo tác phẩm Tiên đại phu hành trạng (Thuật lại cuộc đời của cha tôi) của Nguyễn Thông thì cao tổ của ông vào Nam khai phá vùng đất thuộc xã Phú Ngãi Trị, huyện Châu Thành, tỉnh Long An ngày nay vào khoảng năm 1777-1789 khi chúa Trịnh đánh chiếm vùng Thuận-Quảng (Thuận Hóa, Quảng Nam(*)). Gia đình Nguyễn Thông được xem là một trong những đại diện tiêu biểu trong lịch sử khai phá, phát triển của vùng đất Châu Thành.

20 thg 3, 2023

Nhạc sư Lê Văn Tiếng - Trọn đời vì đờn ca tài tử

Long An được xem là một trong những cái nôi của đờn ca tài tử (ĐCTT) Nam bộ, nơi đức hậu tổ Nguyễn Quang Đại từng lưu lại, truyền dạy, góp phần hình thành, phát triển bộ môn nghệ thuật này. Ngoài ra, đây còn là nơi sinh ra nhiều nghệ nhân, nhạc sư tài hoa, có đóng góp quan trọng cho việc lan tỏa nghệ thuật ĐCTT. Trong đó, phải kể đến nghệ nhân Lê Văn Tiếng - một trong hai tác giả của quyển Cầm ca tân điệu, vốn được xem là sách "gối đầu giường" của các thế hệ nghệ nhân, tài tử tỉnh nhà.

“Dấu mốc” cầm ca tân điệu

Cầm ca tân điệu vốn được xem là tác phẩm mang tính lịch sử, cột mốc trong việc truyền dạy ĐCTT Nam bộ. Sách có 60 bài bản tài tử, với 20 bản tổ được sắp xếp thành hơi điệu rành mạch theo hệ thống bắc, hạ, nam, oán, cùng 40 bài bản khác được phát triển phong phú, đáp ứng nhu cầu của âm nhạc sân khấu cải lương. Mỗi bài bản đều có phần chữ nhạc do Lê Văn Tiếng phụ trách và phần lời ca do Trần Phong Sắc biên soạn. Bài bản được in song song, ăn khớp chữ nhạc với lời ca, rất dễ đọc với những ai theo đuổi ĐCTT.

Nhà nghiên cứu Văn nghệ dân gian Võ Trường Kỳ nhận định: “Từ đó (thời điểm Cầm ca tân điệu ra đời - PV) về sau, việc truyền dạy ĐCTT không bị tam sao thất bổn, phát triển rộng mạnh khắp các vùng, miền trong cả nước. Cầm ca tân điệu có thể xem là dấu mốc quan trọng định hình phát triển loại hình nghệ thuật dân tộc vừa đậm nét dân gian, vừa mang tính hàn lâm bác học”.

Quyển Cầm ca tân điệu

Tình đất, tình người ở Đá Biên

Hơn 30 năm nay, từ khi khu vực thờ phụng các liệt sĩ Trung đoàn 207 (ấp Đá Biên, xã Thạnh Phước, huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An) còn là miếu nhỏ, lợp lá đơn sơ, mỗi ngày, ông Nguyễn Văn Tờ đều đến thắp nhang, như một phần việc không thể thiếu.

1. Nhà ông Tờ nằm heo hút bên bờ kênh Bắc Bỏ, cạnh Khu tưởng niệm Liệt sĩ Trung đoàn 207. Ông Tờ kể, hơn 30 năm trước, sau khi rời quân ngũ, ông đưa gia đình đến đây để khai khẩn đất hoang. Khu vực kênh Bắc Bỏ, ấp Đá Biên, trước đây không một bóng người, trên bờ là rừng tràm, cỏ dại um tùm, không có lối đi, dưới kênh ngập đầy bèo, lục bình, muốn vào được chỉ có thể đi bằng xuồng. Đường đi khó khăn, vất vả nên có khi phải mất nửa ngày mới tới được khu vực có dân cư.

Khu tưởng niệm liệt sĩ Trung đoàn 207

Hành trình 26 năm giải mã chiếc đàn sừng hươu cổ 2.000 năm tuổi

Chiếc đàn sừng hươu một dây có niên đại 2.000 năm tuổi, thuộc nền văn hóa Óc Eo được phát hiện năm 1997 tại di chỉ Gò Ô Chùa (xã Hưng Điền A, huyện Vĩnh Hưng, tỉnh Long An) hiện được Bảo tàng - Thư viện tỉnh bảo quản. Phóng viên (PV) Báo Long An có cuộc trao đổi với nhà nghiên cứu, nguyên Phó Giám đốc Bảo tàng - Thư viện tỉnh - Vương Thu Hồng về chiếc đàn trên.

- PV: Thưa ông, ông có thể chia sẻ với độc giả về hoàn cảnh phát hiện hiện vật đặc biệt này?

Nhà nghiên cứu Vương Thu Hồng: Di tích Gò Ô Chùa được công nhận Di tích lịch sử - văn hóa cấp Quốc gia ngày 15/9/2009. Địa điểm này thuộc xã Hưng Điền A, huyện Vĩnh Hưng. Đây là di tích khảo cổ học (di chỉ - mộ táng) có quy mô lớn, tầng văn hóa dày và nhiều hiện vật.

Năm 1986, di chỉ được cán bộ Bảo tàng Long An (nay là Bảo tàng - Thư viện tỉnh) phát hiện. Từ năm 1997-2008, tỉnh triển khai 5 mùa khai quật. Thành tựu hợp tác - nghiên cứu, khai quật giữa các nhà khảo cổ học Việt Nam và Cộng hòa Liên bang Đức đã ghi nhận rằng đây là một ngôi làng cổ, di chỉ xưởng sản xuất gốm. Đồng thời, đây cũng là một khu nghĩa trang quy mô lớn với nhiều di cốt người, động vật tùy táng cùng nhiều loại hình công cụ phong phú. Khu di chỉ này thể hiện những nghề thủ công đặc sắc trong giai đoạn người cổ Gò Ô Chùa bước những bước chân đầu tiên từ thời kỳ nguyên thủy sang thời kỳ văn minh Óc Eo.

'Cụ' da khắc ghi ký ức làng An Thạnh

Anh Đỗ Văn Nghĩa là nghệ nhân chơi kiểng và sở hữu một vườn bonsai mai vàng ở xã An Thạnh, huyện Bến Lức, tỉnh Long An. Anh vừa thông tin cho Hội Sinh vật cảnh tỉnh rằng ở ấp 2, xã An Thạnh, có một cây da (cây đa) cổ thụ đã sống qua hàng thế kỷ. Thế là, chúng tôi đi theo anh để tìm hiểu.

Xe dừng bên gốc “cụ” da có bộ rễ xù xì, tua tủa từ trên cao buông xuống bám khít vào gốc cây mẹ phô dáng “kỳ, cổ, quái” đầy vẻ uy nghi. Dưới chân cổ thụ là những lư nhang, am thờ; cạnh đó là một ngôi cổ miếu loang lổ màu rêu xám xỉn.

Anh Đỗ Văn Nghĩa đo phần gốc cách mặt đất 1,4m và trừ các rễ phụ tách rời khỏi thân cây, còn lại chu vi là 10 m

24 thg 2, 2023

Long An qua góc nhìn của nhiếp ảnh gia

Những hình ảnh quen thuộc, bình dị hàng ngày tại Long An được các nhiếp ảnh gia ghi lại một cách đẹp mắt, sinh động. Mỗi tác phẩm là một khoảnh khắc ấn tượng và có câu chuyện riêng nhằm tôn vinh hình ảnh đẹp về con người và quê hương Long An trên mọi lĩnh vực đời sống.

Tác phẩm "Mùa thu hoạch cỏ năn" của tác giả Lê Hoàng Thái

Ngày xuân thăm chùa cổ

Không biết tự bao giờ, lễ chùa trở thành nét đẹp văn hóa trong những ngày tết. Trong thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, nhiều người đến chùa lễ Phật, cầu một năm mới bình an, hạnh phúc. Một trong những ngôi chùa cổ được khách thập phương tìm đến là chùa Long Phước đã trên 200 năm tuổi.

Chùa Long Phước là ngôi chùa cổ có trên 200 tuổi giữa lòng TP.Tân An

Một trong những dấu ấn của Tân An xưa là Long Phước cổ tự (chùa cổ Long Phước) hay còn được gọi theo dân gian là chùa Bình Lập. Nằm bên bờ Nam dòng Vàm Cỏ Tây hiền hòa, chùa Long Phước là một trong những ngôi chùa được thành lập rất sớm tại làng Bình Lập, phủ Tân An (nay thuộc phường 3, TP. Tân An, tỉnh Long An).

Đền thờ Đốc binh Nguyễn Tấn Kiều: Nơi giáo dục truyền thống cách mạng

Nằm tại trung tâm Đồng Tháp Mười, đền thờ Đốc binh Nguyễn Tấn Kiều (phường 1, thị xã Kiến Tường, tỉnh Long An) thu hút đông đảo người dân trong và ngoài tỉnh đến thắp hương, tưởng niệm vị anh hùng của dân tộc.

Đoàn viên, thanh niên dâng hương, bày tỏ lòng tri ân đối với vị Anh hùng dân tộc Đốc binh Nguyễn Tấn Kiều

Anh Nguyễn Hải Đăng (TP.Tân An) có chuyến công tác tại xã Thạnh Hưng, thị xã Kiến Tường, không quên đến thắp hương Đốc binh Nguyễn Tấn Kiều. “Mặc dù đến đây không đúng vào dịp tổ chức lễ giỗ của ông nhưng tôi cảm thấy rất tự hào khi được viếng, nghe kể về lịch sử vị anh hùng của dân tộc có nhiều công lao chống giặc ngoại xâm và khai phá vùng đất Đồng Tháp Mười” - anh Hải Đăng chia sẻ.

Khu Di tích Nhà ông Bộ Thỏ - Nơi giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ

Đã 93 mùa xuân có Đảng nhưng huyện Đức Hòa - vùng quê ghi dấu sự kiện trọng đại thành lập Chi bộ Đảng đầu tiên của tỉnh Chợ Lớn (Khu di tích Nhà ông Bộ Thỏ) thật sự chuyển mình. Những tuyến đường giao thông nông thôn nhỏ, hẹp ngày nào giờ được nâng cấp, láng nhựa, bêtông rộng rãi cùng nhiều công trình phúc lợi xã hội được xây dựng khang trang, đời sống người dân không ngừng được nâng lên. Nhiều năm nay, nơi đây trở thành địa điểm giáo dục cho thế hệ trẻ.

1. Di tích lịch sử cấp quốc gia Vườn, nhà ông Hương bộ Nguyễn Văn Thỏ (ông Bộ Thỏ) thuộc làng Đức Hòa, quận Đức Hòa, tỉnh Chợ Lớn, nay là ấp Bình Hữu 2, xã Đức Hòa Thượng, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An. Dù cảnh vật đổi thay nhưng cây khế, cái ao ngày nào vẫn còn đó như một “chứng nhân” cho thời khắc lịch sử thành lập chi bộ Đảng đầu tiên.

Khu di tích là tư gia của ông Nguyễn Văn Thỏ, tên thật là Nguyễn Văn Thới. Ông giữ chức Hương bộ - một chức vụ trong Ban hội tề của làng, nên dân trong vùng thường gọi là ông Bộ Thỏ

Lễ hội Làm Chay - Nét đẹp truyền thống và hiện đại

Dù ai buôn bán bộn bề
Làm Chay mười sáu nhớ về Tầm Vu

Nhắc đến những lễ hội đầu xuân ở Long An, không thể nào không nhắc đến Lễ hội Làm Chay. Lễ hội là một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người dân Long An, là nơi bảo tồn những giá trị văn hóa tốt đẹp, là "dấu gạch nối" giữa hiện tại và quá khứ. Lễ hội Làm Chay nhằm tưởng nhớ các nghĩa sĩ và cầu siêu cho các vong linh.

Lễ hội Làm Chay diễn ra từ ngày 14 đến 16 tháng Giêng với không gian kéo dài từ đình Tân Xuân đến chùa Linh Phước, chùa Ông, miếu Điền, miếu Âm Nhơn, thánh thất Phương Quế Ngọc Đài, sông Tầm Vu,... Lễ hội liên quan đến nhiều thiết chế tín ngưỡng khác ở thị trấn Tầm Vu: Chùa Ông (Linh Võ tự) thờ Quan Thánh Đế Quân, miếu Điền (Dương Xuân miếu) thờ thần Nông, miếu Cô Hồn (Âm Nhơn miếu), chùa Linh Phước (Linh Phước tự), thánh thất Phương Quế Ngọc Đài (đạo Cao Đài). Sự đan xen, hòa nguyện giữa nhiều thiết chế tôn giáo, tín ngưỡng trong Lễ hội Làm Chay cho thấy tâm thức hoàn đồng trong thực hành tôn giáo, tín ngưỡng.

2 cây đa tại Đình Vạn Phước được công nhận Cây di sản Việt Nam

Sáng 08/02, UBND huyện Cần Đước, tỉnh Long An tổ chức Lễ công bố Quyết định và đón nhận Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam – 2 cây đa Đình Vạn Phước (xã Mỹ Lệ, huyện Cần Đước).

Lãnh đạo huyện, Ban Hội hương Đình Vạn Phước nhận Quyết định và Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam đối với 2 cây đa

Dự lễ có nguyên Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ - Trương Hòa Bình; Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh – Nguyễn Văn Được cùng lãnh đạo sở, ngành, địa phương.

Tháng Giêng, về đình Vạn Phước nghe đờn ca tài tử

Theo Hồ sơ Di tích lịch sử - văn hóa đình Vạn Phước của Bảo tàng - Thư viện tỉnh Long An, đình Vạn Phước là một trong những chứng tích quan trọng đầu tiên còn lại của quá trình mở đất, lập làng và xác lập chủ quyền trên vùng đất phương Nam của Tổ quốc.

“Đình Vạn Phước là một thiết chế làng xã truyền thống Nam bộ, cơ sở tín ngưỡng dân gian đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng, đời sống tinh thần của người dân địa phương. Cũng như nhiều ngôi đình khác ở Nam bộ, mặt tiền đình Vạn Phước thờ Thần Nông, bên trái là miếu Ngũ Hành, bên phải là Bạch Mã Thái Giám. Bên trong đình thờ Thành Hoàng Bổn Cảnh, Tiền hiền, Hậu hiền,... và đặc biệt còn thờ 2 nhân vật lịch sử, văn hóa được người dân địa phương tôn kính là Đốc binh Bùi Quang Diệu (Đốc binh Là) - thủ lĩnh nghĩa quân kháng Pháp và nhạc sư hậu tổ, nghệ nhân tiền phong nhạc lễ, nhạc tài tử Nguyễn Quang Đại (Ba Đợi)” - Chánh bái Ban Hội hương đình Vạn Phước - Phạm Văn Nghiệp chia sẻ.

Đình Vạn Phước là nơi thờ 2 nhân vật lịch sử: Đốc binh Bùi Quang Diệu và nhạc sư Nguyễn Quang Đại

13 thg 1, 2023

Chuyện về miếu Ông Bình Hòa Bắc

Miếu Ông Bình Hòa Bắc tọa lạc ấp Hòa Tây, xã Bình Hòa Bắc, huyện Đức Huệ, tỉnh Long An. Đó vừa là địa điểm thờ cúng một nhân vật lịch sử có công chống giặc giữ nước theo truyền thuyết dân gian, vừa là địa danh lịch sử ghi dấu quá trình hoạt động, chiến đấu, hy sinh của cán bộ, chiến sĩ và đồng bào ta.

Theo lời kể của các cụ cao niên, miếu Ông Bình Hòa Bắc được thành lập khá sớm, khoảng nửa sau thế kỷ XIX, thờ tự ông Lê Công Trình. Về nhân vật Lê Công Trình, tương truyền là người có công chống giặc ngoại xâm. Sau khi qua đời, người dân tưởng nhớ công lao của ông nên lập miếu thờ, hàng năm tổ chức cúng tế long trọng vào mùng 8 tháng 2 Âm lịch.

Miếu Ông Bình Hòa Bắc hiện quy mô còn khiêm tốn

Ngôi miếu cổ bên dòng kênh Thủ Thừa

Miếu Bà Thiên Hậu là ngôi miếu cổ ở thị trấn Thủ Thừa, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An, cũng là nơi ghi dấu văn hóa của người Việt gốc Hoa tại Thủ Thừa nói riêng và Long An nói chung.

Cổng và bên trong miếu Bà Thiên Hậu có nhiều chữ tiếng Hoa song song với tiếng Việt

Kênh ông Hóng - dòng kênh đi vào ca dao

“Bao phen quạ nói với diều
Ngã kinh Ông Hóng có nhiều vịt con”

Kênh Ông Hóng thuộc xã Bình Lãng, huyện Tân Trụ, là dòng kênh nối đôi dòng Vàm Cỏ. Kênh bắt đầu từ con rạch dẫn ra cống Nhựt Tảo (người địa phương gọi là rạch Cầu Giáo) đổ vào dòng Vàm Cỏ Đông, tới Vàm Cỏ Tây. Kênh Ông Hóng dẫn nước tưới, tiêu cho địa bàn xã Bình Lãng và Bình Tịnh, huyện Tân Trụ, tỉnh Long An. Một dòng kênh nhỏ, chiều dài khoảng 3 km có gì đặc biệt để đi vào và sống mãi trong ca dao?

28 thg 11, 2022

Nhớ trận Cù Tròn!

Về xã Thanh Phú Long, huyện Châu Thành, tỉnh Long An, hỏi Khu di tích lịch sử Cù Tròn, ai cũng biết. Khu di tích là niềm tự hào của Đảng bộ, chính quyền, người dân địa phương và là "địa chỉ đỏ" quen thuộc để giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ.

Hàng năm, cứ vào ngày 23/10 Âm lịch, người dân ấp Tân Long, xã Thanh Phú Long cùng nhau làm lễ kỷ niệm chiến thắng Cù Tròn. Đây cũng được xem là ngày giỗ các liệt sĩ đã anh dũng hy sinh trong trận đánh. Phó Chủ tịch UBND xã Thanh Phú Long, huyện Châu Thành - Phan Thị Mộng Thường cho biết: “Ngày chiến thắng trận Cù Tròn là 27/11/1964 nhưng do người dân địa phương quen tính theo Âm lịch nên tổ chức ngày kỷ niệm vào 23/10 Âm lịch. Người dân ấp Tân Long nói riêng và xã Thanh Phú Long nói chung luôn ghi nhớ công ơn của thế hệ cha anh đã hy sinh để có được thanh bình như ngày nay”.

Khu di tích lịch sử Cù Tròn vừa được UBND huyện Châu Thành đầu tư trùng tu, tôn tạo

7 thg 11, 2022

Chuyện về 3 sắc phong thần của làng Bình Lập

Xuất hiện vào khoảng thế kỷ XV, dưới triều nhà Lê, các đạo sắc phong giữ vai trò quan trọng trong thiết chế văn hóa làng xã và rất thiêng liêng trong tâm thức của người Việt, vì các sắc phong thần được xem là công nhận chính thức của nhà nước phong kiến về sự hợp pháp của làng xã, về vị thần Thành Hoàng mà người dân thờ phụng trong các đình làng.

1. Hiện nay, cùng với các cơ sở tín ngưỡng dân gian, các sắc phong thần đã trở thành di sản văn hóa quý báu của địa phương, được người dân gìn giữ, bảo quản trong các ngôi đình. Ở Long An, đình Bình Lập (phường 3, TP.Tân An) hiện còn lưu giữ 3 sắc phong thần mà vua Tự Đức ban tặng cho làng Bình Lập.

Đình Bình Lập - nơi lưu giữ 3 đạo sắc phong thần của làng Bình Lập

6 thg 11, 2022

Hai dòng Vàm Cỏ của Long An

Long An là tỉnh duy nhất của miền Tây Nam bộ không có dòng Cửu Long chảy qua. Tuy nhiên, Long An có 2 dòng sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây gắn liền với đời sống, văn hóa và lịch sử của người dân Long An.

1. Sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây thường bị nhầm lẫn là 2 nhánh của sông Vàm Cỏ. Tuy nhiên, trên thực tế, đó là 2 dòng sông hoàn toàn khác nhau, hòa làm một trước khi đổ ra biển. Cả 2 dòng Vàm Cỏ đều bắt nguồn từ Campuchia. Nếu Vàm Cỏ Đông chảy qua các huyện vùng thượng: Đức Hòa, Đức Huệ, Bến Lức rồi vào Cần Đước trở thành Vàm Cỏ thì Vàm Cỏ Tây lại qua vùng Đồng Tháp Mười với các huyện, thành phố: Vĩnh Hưng, Mộc Hóa, Tân Thạnh, Thủ Thừa, Tân An, Châu Thành, Tân Trụ rồi nhập vào sông Vàm Cỏ và đổ ra cửa biển Soài Rạp.

Sông Vàm Cỏ Tây "ấp ôm" TP. Tân An (Ảnh: Phan Thư)

Đồng chí Võ Văn Ngân - Người con ưu tú của quê hương Long An

Đồng chí Võ Văn Ngân sinh năm 1902 tại làng Đức Hòa, quận Đức Hòa, tỉnh Chợ Lớn (nay thuộc huyện Đức Hòa, tỉnh Long An), là vùng đất giàu truyền thống yêu nước, kiên cường, bất khuất, sẵn sàng vùng lên chống phong kiến áp bức và thực dân Pháp xâm lược. Gia đình đồng chí Võ Văn Ngân là một trong những gia đình có truyền thống yêu nước ở địa phương. Đồng chí và những người anh em họ Võ là cánh chim đầu đàn của vùng đất Đức Hòa trong những năm đầu kháng chiến chống thực dân Pháp.

Đồng chí Võ Văn Ngân (Ảnh TL)

3 thg 11, 2022

Ấn Độ giáo trên đất Long An

Ấn Độ giáo là một tôn giáo, hệ thống tín ngưỡng và đạo lớn thứ 3 trên thế giới, nhiều học giả tin rằng tôn giáo này có niên đại khoảng 4.000 năm, là tôn giáo lâu đời nhất. Ấn Độ giáo du nhập vào các tỉnh Nam bộ (trong đó có Long An) từ những năm đầu Công nguyên, thông qua quá trình thông thương buôn bán của các thương nhân ở các thị cảng của Vương quốc Phù Nam và nhanh chóng phát triển mạnh mẽ. Nhiều hiện vật được tìm thấy trong quá trình khai quật tại Long An đã chứng minh điều đó.

Những bức tượng thần Vishnu tại bảo tàng

Trong tín ngưỡng của Ấn Độ giáo, có 3 vị thần tiêu biểu là Vishnu, Brahma và Shiva, hợp thành bộ tam thần Trimurti. Trong đó, thần Vishnu có đầy đủ sự uy phong, là vị thần tử tế, ít gây khiếp sợ và được thờ cúng rộng rãi nhất. Bảo tàng - Thư viện tỉnh hiện lưu giữ nhiều hiện vật liên quan đến Ấn Độ giáo, tiêu biểu có các pho tượng thần Vishnu.