Hiển thị các bài đăng có nhãn Báo Long An. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Báo Long An. Hiển thị tất cả bài đăng

7 thg 10, 2022

Điểm cư trú và mộ táng của cư dân thời đại hậu kỳ kim khí trên đất Long An

Trong chuyến khảo sát các di tích trên địa bàn tỉnh vừa qua, chúng tôi có dịp thăm lại Di tích khảo cổ học Gò Duối (thuộc ấp Trung Trực, xã Thái Bình Trung, huyện Vĩnh Hưng,). Đây là di tích cư trú lẫn mộ táng của cư dân thời đại hậu kỳ kim khí trên đất Long An.

Di tích khảo cổ học Gò Duối là một gò đất nằm nổi cao khoảng 2 m so với mặt ruộng trũng xung quanh, diện tích trên 4.000 m², mang đặc điểm địa chất của vùng thềm gò phù sa cổ, có sự bồi tích phù sa thường niên của lũ lụt và hệ thống sông, rạch Vàm Cỏ Tây. Với địa thế gò cao ít ngập nước, được thiên nhiên ưu đãi về sản vật, Gò Duối trở thành nơi cư trú lý tưởng của những lớp cư dân cổ đầu tiên đến chinh phục vùng đất này.

2 thg 9, 2022

Giồng Cám - Địa danh đã đi vào lịch sử

Di tích lịch sử (DTLS) Giồng Cám thuộc địa phận xã Đức Hòa Thượng, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An là nơi ghi dấu chiến tích Nam kỳ khởi nghĩa của quân - dân Đức Hòa. Mặc dù không đạt được thắng lợi nhưng phong trào đã nêu cao tinh thần yêu nước, mưu trí của quân ta và là bài học quý giá cho phong trào khởi nghĩa vũ trang sau này.

Di tích lịch sử Giồng Cám

Người dân Đức Hòa Thượng quen gọi DTLS Giồng Cám là bia Nam kỳ khởi nghĩa vì bởi tại đó, các chiến sĩ Nam kỳ khởi nghĩa đã tiêu diệt 2 tên ác ôn là Quản Nên và Bếp Nhung vào năm 1940.

Văn bia năm 1973 tại chùa Tôn Thạnh - xuất phát từ việc tôn vinh Nguyễn Đình Chiểu

Trong khuôn viên chùa Tôn Thạnh (huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An) có 2 tấm văn bia tôn vinh Nguyễn Đình Chiểu và sự gắn bó của cụ Đồ với chùa Tôn Thạnh. Có ý kiến cho rằng, cần bỏ tấm văn bia có nội dung chưa chính xác để tránh nhầm lẫn. Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL) đã có trả lời chính thức về vấn đề trên.

Đề xuất “tháo tấm bảng này ra”

Chùa Tôn Thạnh là ngôi cổ tự thuộc xã Mỹ Lộc, huyện Cần Giuộc. Đây là nơi lưu dấu nhà chí sĩ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu. Từ năm 1859-1862, cụ Nguyễn về quê vợ - bà Lê Thị Điền ở làng Thanh Ba, Cần Giuộc và nương náu tại chùa Tôn Thạnh, mở lớp dạy học. Sau đó, giặc đánh chiếm Cần Giuộc, ông xuôi về Bến Tre. Để ghi nhớ những ngày cụ Đồ Chiểu lưu lại Long An và sáng tác Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc ca ngợi những người nông dân nghĩa sĩ đã dám đứng lên chống lại bọn “Lang sa”, chùa Tôn Thạnh được xếp hạng Di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia.

Văn bia năm 1973 tại chùa Tôn Thạnh

Công viên tượng đài - Biểu tượng của Long An

"Công viên tượng đài" (CVTĐ) là cách gọi quen dùng của người dân dành cho Công viên tượng đài Long An "Trung dũng kiên cường, toàn dân đánh giặc". Được khánh thành vào năm 2010, CVTĐ trở thành biểu tượng của Long An. Nhiều người Long An xa quê nói rằng nhìn thấy CVTĐ là biết đã về tới nhà vì công viên nằm trên tuyến Quốc lộ 1, thuộc phường 5, nơi cửa ngõ vào TP.Tân An.

Một công trình đồ sộ và ý nghĩa

Được khánh thành năm 2010, CVTĐ Long An "Trung dũng kiên cường, toàn dân đánh giặc" đã trở nên quen thuộc, là nguồn cảm hứng sáng tác của nhiều nghệ sĩ nhiếp ảnh. Hình ảnh cụm tượng đài cũng đi vào phim ảnh, MV, video như một điểm nhấn không thể thiếu khi nhắc đến Long An.

Tượng đài Long An "Trung dũng kiên cường, toàn dân đánh giặc" gồm nhóm tượng người mẹ và chiến sĩ cùng quần thể tượng "Trung dũng kiên cường, toàn dân đánh giặc"

Ngôi già lam ở Xóm Chùa, vùng hạ

Tại xã Tân Lân, huyện Cần Đước, tỉnh Long An có một ấp tên là Xóm Chùa. Trước đây, ấp có tên là Mương Ông Bường. Tên ấp Xóm Chùa được hình thành từ khi trong ấp có 4 ngôi chùa lần lượt “mọc lên”. Đầu tiên và quan trọng nhất phải kể đến là chùa Phước Lâm.

Có thể nói, chùa Phước Lâm là ngôi cổ tự đặc trưng cho hình thái chùa chiền Nam bộ. Tại Cần Đước, đó được xem là trung tâm Phật giáo của huyện. Theo ông Nguyễn Văn Thiện, người lập Hồ sơ di tích chùa Phước Lâm, ở Cần đước có 15 vị trụ trì các chùa thì có 9 người từng thọ giới và tu học tại chùa Phước Lâm.

Chùa Phước Lâm nhìn từ trên cao (Ảnh: Công Toại)

11 thg 8, 2022

Nơi đánh bại tiểu đoàn biệt kích Trâu điên

Di tích lịch sử khu vực kênh Nguyễn Văn Trỗi nằm bên tuyến đường chính về xã Hưng Điền B, huyện Tân Hưng, tỉnh Long An, bên cạnh cầu kênh T7 là nơi ghi dấu chiến tích anh hùng của cán bộ, chiến sĩ ta năm xưa khi đánh bại trận càn của Tiểu đoàn biệt kích Trâu điên.

Kênh Nguyễn Văn Trỗi ở xã Hưng Điền B là kênh đào có chiều dài hơn 4km và mang tên anh hùng Nguyễn Văn Trỗi nhằm giáo dục truyền thống cho thế hệ sau. Trong giai đoạn kháng chiến chống đế quốc Mỹ, kênh Nguyễn Văn Trỗi nằm trên khu vực hành lang vận chuyển lương thực, vũ khí của ta về chiến trường miền Nam. Chính vì vậy, quân địch quyết tâm cắt đứt con đường huyết mạch của ta. Chúng ra sức phong tỏa, tổ chức lực lượng càn quét. Vì khét tiếng hung ác nên tiểu đoàn biệt kích địch có biệt danh là Trâu điên. Nhằm mục tiêu khơi thông con đường huyết mạch, phía ta quyết định tổ chức phục kích tấn công đội biệt kích Trâu điên tại khu vực kênh Nguyễn Văn Trỗi.

Đình Vĩnh Bình - Ngôi đình từng bị đốt đi, xây lại ở Châu Thành

Đình Vĩnh Bình thuộc ấp Vĩnh Bình, xã Vĩnh Công, huyện Châu Thành, tỉnh Long An, là ngôi đình cổ, được xây dựng lần đầu từ thế kỷ thứ XIX. Nhìn ngôi đình nhỏ, đơn sơ, có phần cũ kỹ, ít ai nghĩ rằng đây từng là ngôi đình bề thế nhất vùng Tân An thời bấy giờ. Mái đình xưa giờ hầu như không còn chút dấu vết nào. Ngôi đình hiện tại được người dân xây dựng lại như một lời khẳng định về tầm quan trọng của đình làng trong đời sống văn hóa tinh thần của người dân.

Đình Vĩnh Bình được xây dựng lần đầu vào thế kỷ XIX, trải qua nhiều giai đoạn lịch sử quan trọng. Cũng như những đình làng cổ khác, đình Vĩnh Bình gắn bó với người dân trong vùng từ những ngày đầu khai hoang, mở đất. Không ai nhớ rõ đình được cất lần đầu tiên vào năm nào, nhưng sắc phong của vua Tự Đức năm 1852 là căn cứ khẳng định cho tính “hợp pháp” của đình Vĩnh Bình thời đó.

Nhà bia ghi danh anh hùng liệt sĩ bên cạnh đình. Có nhiều ý kiến cho rằng, đình cũ trước kia có khuôn viên rộng, bao gồm cả khu vực nhà bia hiện nay

Khu lưu niệm Luật sư Nguyễn Hữu Thọ: Địa chỉ đỏ giáo dục truyền thống cách mạng

Khu lưu niệm (KLN) Luật sư Nguyễn Hữu Thọ được xếp hạng Di tích văn hóa - lịch sử cấp Quốc gia vào năm 2015. Từ đó đến nay, khu di tích trở thành địa chỉ đỏ giáo dục truyền thống, đặc biệt là cho thế hệ trẻ trong và ngoài tỉnh. Cuộc đời và sự nghiệp của cố luật sư Nguyễn Hữu Thọ là tấm gương sáng về lòng yêu nước, giúp thế hệ hôm nay và mai sau có động lực nuôi dưỡng niềm tin, hoài bão.

1. KLN Luật sư Nguyễn Hữu Thọ bao gồm một số hạng mục công trình: Đền tưởng niệm luật sư, phòng trưng bày thân thế, sự nghiệp của luật sư, thư viện, công viên cây xanh, công trình phụ trợ. Thời gian gần đây, khu nhà của thân sinh luật sư được phục dựng lại và cũng trở thành một phần quan trọng mà du khách nào cũng muốn đến thăm. Khách viếng KLN Luật sư Nguyễn Hữu Thọ có thể thắp hương tưởng nhớ luật sư, ghi lại cảm tưởng của mình khi đến thăm khu di tích cũng như tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp của luật sư.

4 thg 7, 2022

Đình Bình Lập - Ngôi đình cổ trên đất Tân An xưa

TP.Tân An vừa có thêm một Di tích lịch sử cấp tỉnh là đình Bình Lập - ngôi đình được xem là chứng tích quan trọng trong quá trình khai hoang, lập ấp ở Tân An.

Long An là một trong những nơi được khai phá khá sớm ở Nam bộ với bề dày trên 300 năm lịch sử. Những thế hệ cư dân nơi đây đã trải qua quá trình khai phá, đấu tranh, không ngừng lao động, sáng tạo và để lại trên mảnh đất này những giá trị lịch sử - văn hóa vô cùng phong phú và đa dạng.

Trong kho tàng di sản văn hóa quý báu ấy, cơ sở tín ngưỡng, lễ hội dân gian là một trong những thành tố quan trọng, phản ánh những chặng đường lịch sử, những giá trị lao động, sáng tạo tuyệt vời của ông cha ta trong quá trình khai hoang mở cõi.

Đình Bình Lập là một trong những ngôi đình cổ tại Tân An

Xứ Tầm Vu ở Tân An xưa

Tầm Vu là thị trấn duy nhất của huyện Châu Thành, tỉnh Long An, gắn liền với lịch sử hình thành vùng đất Châu Thành và mang nhiều nét nổi bật về văn hóa và lịch sử.

1.Tầm Vu ngày nay là tên của thị trấn thuộc huyện Châu Thành. Ban đầu, đây là tên gọi của một con rạch nhỏ. Từ tên của con rạch, ngôi chợ trên phần đất cao, bằng phẳng nằm về phía Nam con rạch này được đặt tên là chợ Tầm Vu, rồi vùng đất rộng xung quanh chợ thuộc thôn Tân Xuân, thôn Bình Cách và thôn Bình Dương được gọi là xứ Tầm Vu.

Chợ Tầm Vu là địa điểm mua bán sôi động bậc nhất ở Châu Thành (Ảnh: Thu Lam)

27 thg 5, 2022

Đình Vĩnh Phong, nơi ghi dấu hành trình mở đất

Đình Vĩnh Phong (thị trấn Thủ Thừa, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An) là Di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia, nơi ghi dấu quá trình dựng làng, lập ấp của vùng đất Thủ Thừa, gắn liền với nhân vật lịch sử ông chủ chợ - Mai Tự Thừa.

Đình Vĩnh Phong nhìn từ bên ngoài

Đình vừa thờ Thành Hoàng bổn cảnh như bao đình làng khác, vừa là nơi thờ phụng ông Mai Tự Thừa - người đặt nền móng cho Thủ Thừa ngày nay. Khoảng thế kỷ thứ XIX, ông Mai Tự Thừa đến vùng đất Thủ Thừa khai hoang. Tại rạch Cây Gáo, bờ Nam kênh Trà Cú, thấy đây là khu vực giáp nước, nơi các dòng chảy gặp nhau, thuận tiện cho xuồng, ghe dừng đỗ nên ông dựng căn quán nhỏ buôn bán. Dần về sau, khu vực này trở nên đông đúc, hình thành một khu chợ (tiền thân chợ Thủ Thừa ngày nay), thành làng, lập ấp. Làng mới có tên là Bình Thạnh. Ông Mai Tự Thừa hiến căn quán nhỏ của mình lấy đất làm đình thờ Thành Hoàng (tiền thân đình Vĩnh Phong ngày nay), một biểu trưng cho làng xã ngày ấy.

20 thg 5, 2022

Họ Võ và buổi đầu khai khẩn xã Tân Mỹ

Dòng họ Võ vốn từ Thuận An (cách TP.Huế khoảng 9km) từ hồi đầu thế kỷ XIX vào Nam lập nghiệp, mang theo khát vọng đến vùng đất mới. Khi đó, ông Võ Văn Hay, bà Võ Thị Phụng, ông Võ Văn Sót và người cháu họ Võ Văn Sáng cùng đoàn lưu dân làm cuộc Nam tiến. Thuở đầu, Tổ họ Võ ở Tân Mỹ (ông Võ Văn Sót) cùng ông Võ Văn Hay và bà Võ Thị Phụng dừng chân ở xóm Bà Giã (hiện là ấp 1 và 2, xã Phước Vĩnh An, huyện Củ Chi, TP.HCM). Về sau, bà Võ Thị Phụng cưới ông Lý Thiện (ở Trảng Bảng, tỉnh Tây Ninh), sinh ra người con gái tên Lý Thị Thiên Hương (tức Bà Đen - Linh Sơn Thánh Mẫu mà người trong họ vẫn còn lưu truyền gương liệt nữ được người đời tôn kính, phượng thờ).

Theo lời kể của ông Lê Văn Thạnh (SN 1945, ấp Chánh, xã Tân Mỹ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An), ông Võ Văn Sót từ Phước Vĩnh An, do tránh việc bắt lính nên dời cư đến quê vợ (bà tổ Phạm Thị Hiệp) ở ấp Dừng (Thái Mỹ), sau đó về thôn Tân Mỹ. Thuở ấy, ở xứ này, dân cư thưa thớt, rừng hoang nước độc, đất đai hoang hóa, cây cối um tùm chưa được khai phá. Để tránh bắt lính (cũng có lời kể cho rằng, ông và các con với cháu ruột Võ Văn Nhâm tham gia chống thực dân Pháp dưới trướng Trương Công Định nên phải dời về Tân Mỹ lẩn trốn), ông cải họ từ Võ sang Lê cho ông và hai người con là Lê Văn Đặng, Lê Văn Được. Chỉ con trai đầu Võ Văn Lượm giữ nguyên họ Võ vì quá tuổi bắt lính (hoặc vì ông Võ Văn Lượm muốn giữ dòng chính họ Võ dẫu nguy hại tính mạng). Việc cải họ vẫn còn uẩn khúc nhưng tin chắc vì biến cố thời cuộc khiến họ Võ về Tân Mỹ khai khẩn, tham gia mở làng dựng đình, đáng là bậc “tiền hiền” địa phương.

Đậm đà hương vị mắm cá lia thia

Long An có nhiều đặc sản như đậu phộng Đức Hòa, bánh in Long Hựu, cốm ngò Cần Giuộc,... trong đó, phải kể đến mắm cá lia thia - món ăn dân dã, quen thuộc đã trở thành đặc sản của người dân bưng biền Đức Huệ.

Cá lia thia là loại cá nước ngọt, thường sống trong vùng bưng biền Đức Huệ, có kích thước nhỏ, con lớn thường dài 10cm. Ngày xưa, người dân chỉ cần ra sau vườn giậm cù (dồn cá lại rồi bao vây, lấy rổ xúc cá) là có cá ăn không hết. Thấy vậy, người dân sáng tạo ra làm mắm cá lia thia để đổi khẩu vị hoặc làm quà tặng người thân, bạn bè nhân các dịp lễ, tết.

Mới nghe qua, nhiều người thắc mắc con cá lia thia bé tí tẻo thường chỉ để đá hoặc chưng trong nhà, chứ ai làm mắm... Vậy mà chỉ cần thưởng thức mắm cá lia thia một lần thì chẳng thể nào quên được cái vị vừa bùi, vừa béo của món ăn dân dã, đồng quê này. Và cứ thế, nghề làm mắm cá lia thia ra đời từ lúc nào không hay, chỉ biết thế hệ này truyền đến thế hệ sau, góp phần làm phong phú thêm ẩm thực của người dân nơi đây.

Theo nhiều người sành ăn, mắm cá lia thia ăn nguyên chất là ngon nhất, chỉ cần cho thêm tỏi, ớt

Mắm binh tích - món ngon đặc trưng của miền quê Đức Huệ

Huyện Đức Huệ, tỉnh Long An vốn nổi tiếng với mắm lia thia. Đó được xem là đặc sản của miền quê Đức Huệ, ai nghe cũng muốn thử một lần. Nhưng ngoài mắm lia thia, Đức Huệ còn một loại mắm đặc sản khác, có mặt lâu đời hơn cả mắm lia thia nhưng lại ít có người ngoài địa phương biết đến. Đó là mắm binh tích.

Có kinh nghiệm gần 20 năm làm mắm, chị Võ Thị Hồng Thắm cho biết mắm binh tích được người dân địa phương ưa chuộng, chọn làm quà tặng cho bạn bè phương xa

15 thg 5, 2022

Bên những dòng kênh đào huyền thoại - Cần quan tâm đầu tư cho đường thủy

Vùng Đồng bằng sông Cửu Long hiện có 100 trục kênh cấp 1, dài 6.500 km cùng hơn 36.000 km kênh cấp 2, 3. Bình quân mỗi kilômét vuông ở miền Tây có khoảng 1,4km kênh đào. Từ một vùng hoang hóa kém phát triển, trong vòng 200 năm (từ năm 1700 đến 1930), nơi này có trên 40 kênh đào lớn, nhỏ do triều đình phong kiến lẫn người Pháp thi công. Các kênh này có vai trò quan trọng là thông thương, đưa nước ngọt vào đồng ruộng để nâng cao năng suất mùa vụ. Chúng tôi đã có chuyến hành trình dọc theo những dòng kênh lịch sử, từ Bảo Định, kênh đào đầu tiên thời phong kiến ở miền Nam, đến những dòng kênh có vai trò “thủy lộ” như Vĩnh Tế, Xà No, Chợ Gạo, Dương Văn Dương để kể lại câu chuyện khai hoang, trị thủy của bậc tiền nhân hàng trăm năm trước.

Cần quan tâm đầu tư cho đường thủy

Chủ tịch Hiệp hội Vận tải thủy nội địa Việt Nam - Trần Đỗ Liêm nhận định, bình quân mỗi năm, ngân sách đầu tư cho đường thủy nội địa chỉ khoảng 2%, chưa tương xứng với những tiềm năng mà đường thủy mang lại.

Bên những dòng kênh đào huyền thoại - Hành trình giữ đất bên bờ kênh Chợ Gạo

Vùng Đồng bằng sông Cửu Long hiện có 100 trục kênh cấp 1, dài 6.500 km cùng hơn 36.000 km kênh cấp 2, 3. Bình quân mỗi kilômét vuông ở miền Tây có khoảng 1,4 km kênh đào. Từ một vùng hoang hóa kém phát triển, trong vòng 200 năm (từ năm 1700 đến 1930), nơi này có trên 40 kênh đào lớn, nhỏ do triều đình phong kiến lẫn người Pháp thi công. Các kênh này có vai trò quan trọng là thông thương, đưa nước ngọt vào đồng ruộng để nâng cao năng suất mùa vụ. Chúng tôi đã có chuyến hành trình dọc theo những dòng kênh lịch sử, từ Bảo Định, kênh đào đầu tiên thời phong kiến ở miền Nam, đến những dòng kênh có vai trò “thủy lộ” như Vĩnh Tế, Xà No, Chợ Gạo, Dương Văn Dương để kể lại câu chuyện khai hoang, trị thủy của bậc tiền nhân hàng trăm năm trước.

Hành trình giữ đất bên bờ kênh Chợ Gạo


Năm 1876, người Pháp sau khi chiếm đóng Nam kỳ đã cho đào kênh Chợ Gạo nối sông Tiền và sông Vàm Cỏ, tạo ra tuyến đường thủy ngắn nhất từ Sài Gòn đi miền Tây. Sau hàng trăm năm khai thác, kênh hiện bị sạt lở nặng. Người dân sống hai bên bờ kênh đồng thuận với chính quyền địa phương để di dời nhà, nhường đất cho dự án bờ kè ngàn tỉ đồng.

Bên những dòng kênh đào huyền thoại - Trăm năm “con đường lúa gạo” Xà No

Vùng Đồng bằng sông Cửu Long hiện có 100 trục kênh cấp 1, dài 6.500 km cùng hơn 36.000 km kênh cấp 2, 3. Bình quân mỗi kilômét vuông ở miền Tây có khoảng 1,4km kênh đào. Từ một vùng hoang hóa kém phát triển, trong vòng 200 năm (từ năm 1700 đến 1930), nơi này có trên 40 kênh đào lớn, nhỏ do triều đình phong kiến lẫn người Pháp thi công. Các kênh này có vai trò quan trọng là thông thương, đưa nước ngọt vào đồng ruộng để nâng cao năng suất mùa vụ. Chúng tôi đã có chuyến hành trình dọc theo những dòng kênh lịch sử, từ Bảo Định, kênh đào đầu tiên thời phong kiến ở miền Nam, đến những dòng kênh có vai trò “thủy lộ” như Vĩnh Tế, Xà No, Chợ Gạo, Dương Văn Dương để kể lại câu chuyện khai hoang, trị thủy của bậc tiền nhân hàng trăm năm trước.

Bài 3: Trăm năm “con đường lúa gạo” Xà No

121 năm trước, từ một cánh đồng hoang rộng hàng trăm ngàn hécta, người Pháp cho đào kênh xáng Xà No nối Cần Thơ - Kiên Giang. Nhờ có kênh, đất hoang được cải tạo, năng suất lúa tăng, nông sản thuận tiện vận chuyển. Kênh xáng Xà No vì vậy được ví như “con đường lúa gạo” miệt Hậu Giang cho đến ngày nay.

Bên những dòng kênh đào huyền thoại - Thoại Ngọc Hầu và kỳ tích Vĩnh Tế hà

Vùng Đồng bằng sông Cửu Long hiện có 100 trục kênh cấp 1, dài 6.500 km cùng hơn 36.000 km kênh cấp 2, 3. Bình quân mỗi kilômét vuông ở miền Tây có khoảng 1,4km kênh đào. Từ một vùng hoang hóa kém phát triển, trong vòng 200 năm (từ năm 1700 đến 1930), nơi này có trên 40 kênh đào lớn, nhỏ do triều đình phong kiến lẫn người Pháp thi công. Các kênh này có vai trò quan trọng là thông thương, đưa nước ngọt vào đồng ruộng để nâng cao năng suất mùa vụ. Chúng tôi đã có chuyến hành trình dọc theo những dòng kênh lịch sử, từ Bảo Định, kênh đào đầu tiên thời phong kiến ở miền Nam, đến những dòng kênh có vai trò “thủy lộ” như Vĩnh Tế, Xà No, Chợ Gạo, Dương Văn Dương để kể lại câu chuyện khai hoang, trị thủy của bậc tiền nhân hàng trăm năm trước.

Thoại Ngọc Hầu và kỳ tích Vĩnh Tế hà

Ngày nay, đi từ ngã ba sông Châu Đốc (An Giang) đến sông Giang Thành (Kiên Giang), nhìn dòng Vĩnh Tế dài 87km nằm sát Quốc lộ N1 thẳng tắp như kẽ chỉ, khó có thể tưởng tượng con kênh huyền thoại này được đào tay chỉ với cuốc, thuổng bởi hơn 80.000 người trong suốt 5 năm, là kênh đào quy mô nhất thời phong kiến.

Bên những dòng kênh đào huyền thoại - Bảo Định - Kênh đào đầu tiên ở đất phương Nam

Vùng Đồng bằng sông Cửu Long hiện có 100 trục kênh cấp 1, dài 6.500 km cùng hơn 36.000 km kênh cấp 2, 3. Bình quân mỗi kilômét vuông ở miền Tây có khoảng 1,4 km kênh đào. Từ một vùng hoang hóa kém phát triển, trong vòng 200 năm (từ năm 1700 đến 1930), nơi này có trên 40 kênh đào lớn, nhỏ do triều đình phong kiến lẫn người Pháp thi công. Các kênh này có vai trò quan trọng là thông thương, đưa nước ngọt vào đồng ruộng để nâng cao năng suất mùa vụ. Chúng tôi đã có chuyến hành trình dọc theo những dòng kênh lịch sử, từ Bảo Định, kênh đào đầu tiên thời phong kiến ở miền Nam, đến những dòng kênh có vai trò “thủy lộ” như Vĩnh Tế, Xà No, Chợ Gạo, Dương Văn Dương để kể lại câu chuyện khai hoang, trị thủy của bậc tiền nhân hàng trăm năm trước.

Bảo Định - Kênh đào đầu tiên ở đất phương Nam

Bảo Định là dòng kênh được đào đầu tiên ở Tây Nam bộ, gắn với thời kỳ người Việt đến khẩn hoang vùng đất này. Đây từng là tuyến giao thông trọng yếu giữa miền Đông và Tây Nam bộ. Sau thời gian dài bị “bỏ quên”, dòng kênh này đang được “đánh thức” trở lại để phục vụ phát triển kinh tế, du lịch,...

Dòng kênh hơn 300 năm tuổi

Bảo Định là kênh đào quy mô lớn đầu tiên ở Nam bộ, một trong những con kênh có vai trò quan trọng trong lịch sử phát triển của TP.Tân An, tỉnh Long An và TP.Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang. Theo sách sử ghi chép lại, Nguyễn Cửu Vân chính là vị quan có công khai mở dòng kênh Bảo Định, giúp việc thông thương đi lại từ Vàm Cỏ Tây tới Tiền Giang được thuận lợi hơn. Trên dòng kênh đó có đoạn giáp nước, lênh đênh lơ lửng, nước không thể chảy mạnh, thuận tiện cho thuyền, ghe khách thương hồ nghỉ lại. Dựa trên lợi thế đó, khu vực Vũng Gù (Tân An xưa) dần phát triển.

Cửa sông Bảo Định đổ ra sông Vàm Cỏ Tây trên địa bàn TP.Tân An

Theo sách Gia Định Thành Thông Chí của Trịnh Hoài Đức, trong phần Sơn xuyên chí có ghi về Bảo Định hà như sau: "Bảo Định hà (tục gọi kinh Vũng Gù)... cửa sông gối vào sông Hưng Hòa (tức sông Vàm Cỏ Tây), cách phía Đông Bắc trấn lỵ 47 dặm rưỡi. Trước đây, phía Đông Bắc, sông nhỏ Vũng Gù chảy đến quán Thị Cai là hết; phía Tây, sông nhỏ Mỹ Tho chảy đến chợ Lương Phú (tục gọi Bến Tranh, đất thôn Lương Phú) là hết; khoảng giữa là ruộng đất liên tiếp từ Nam đến Bắc".

Năm 1705, Chính Thống Vân Trường Hầu đi đánh Cao Miên, để ngăn quân địch quấy rối, ông cho đắp lũy, đào chỗ đầu cùng của hai khúc rạch Vũng Gù và Mỹ Tho cho thông nhau. Sau đó, ông lại cho đào sâu thêm thành đường ghe, thuyền đi lại. Trong Tân An xưa có ghi: “Sông Bảo Định nối liền Vàm Cỏ Tây qua Tiền Giang tại tỉnh lỵ Mỹ Tho".

Thời xưa, sông này là hai khúc rạch nhỏ nhờ Vân Trường Hầu là Nguyễn Cửu Vân nối liền cả hai làm một, thông thương từ Vũng Gù qua sông Mỹ Tho. Đến năm 1819, vua sai đào thêm và nới rộng, đặt tên là Bảo Định hà; ghe, tàu đi lại thuận tiện từ Tân An qua Mỹ Tho và các tỉnh miền Hậu Giang. Kể từ khi hoàn thành, kênh Bảo Định luôn giữ vai trò quan trọng về các mặt: Quân sự, thủy lợi, giao thông và cung cấp một phần nước sinh hoạt cho cư dân trong vùng.

Thành phố bên dòng Bảo Định

Trong ký ức của những người dân xưa, dòng Bảo Định cùng với Vàm Cỏ Tây là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của người dân TP.Tân An. Dòng sông bồi đắp phù sa, hội tụ thương hồ, trù phú một thời. Dòng sông hẹn hò của tao nhân mặc khách, nhân tài hào kiệt,... Hơn 300 năm qua, kênh Bảo Định vẫn chở nặng những giá trị về kinh tế, lịch sử, văn hóa để bồi đắp và kiến tạo cho đôi bờ từ TP. Tân An đến TP. Mỹ Tho.

Liên thông thủy lưu hai dòng sông mẹ là sông Tiền và Vàm Cỏ Tây, sông Bảo Định xả phèn, biến vùng đất ngập trũng của các xã thuộc huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang và một số địa phương tỉnh Long An thành đất trồng lúa. Và bây giờ ở những khu vực này đang thành vùng đất vườn trồng được nhiều loại cây ăn trái có giá trị kinh tế cao. Dòng sông mang nặng ân tình như dòng sữa mát thơm cho Tây Nam bộ.

Kênh Dương Văn Dương dẫn nước ngọt phục vụ sản xuất cho huyện Tân Thạnh, tỉnh Long An

Hiện tại, do nhu cầu thay đổi nên sông Bảo Định không còn giá trị giao thông toàn tuyến Cửu Long như xưa nữa. Trên tuyến sông này, chính quyền TP.Tân An từng bước xây cầu Bảo Định, kè kiên cố với cảnh quan hai bên bờ sông thông thoáng, xinh đẹp. Gần đây nhất, TP.Tân An tiếp tục đầu tư xây dựng đoạn từ kênh Vành đai đến đường Võ Văn Môn (song song đường Nguyễn Cửu Vân). Đường Nguyễn Cửu Vân chạy dọc theo bờ kênh Bảo Định như một lời tri ân về bậc tiền nhân có công gầy dựng nên vùng đất Vũng Gù đông đúc để về sau trở thành TP.Tân An như hiện nay.

Phó Chủ tịch UBND TP.Tân An - Võ Hồng Thảo cho biết, dự án Kè sông Bảo Định là 1 trong 3 công trình trọng điểm theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ TP. Tân An lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020-2025. Dự án gồm các hạng mục: Xây dựng kè và công viên sau kè, các hệ thống hạ tầng kỹ thuật. Công trình sau khi hoàn thành góp phần chỉnh trang đô thị, chống sạt lở bờ sông Bảo Định, tạo trục cảnh quan xanh, sạch, đẹp ven 2 bên bờ sông Bảo Định, góp phần cho thành phố đạt các tiêu chí đô thị loại I vào năm 2025 theo hướng đô thị thân thiện, văn minh, hiện đại.

Tại Long An, ngoài dòng kênh Bảo Định, còn có kênh Dương Văn Dương. Đây là con kênh lớn nhất, chảy qua địa bàn huyện Tân Thạnh. Trước đó, dòng kênh dài gần xuyên suốt vùng Đồng Tháp Mười có tên tiếng Pháp. Sau khi Dương Văn Dương hy sinh, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã truy phong ông hàm Thiếu tướng và lấy tên ông đặt cho con kênh này. Kênh Dương Văn Dương nối liền các kênh Đông Điền, kênh Nguyễn Văn Tiếp, tỉnh Đồng Tháp và kênh Bắc Đông, huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An. Từ dòng kênh này, nước có thể tỏa đi khắp nơi trong huyện, thông qua hệ thống các con rạch chằng chịt, liên thông nhau. Đây cũng là tuyến giao thông thủy quan trọng nhất Tân Thạnh, song song với Đường tỉnh 837. Dòng kênh này có ý nghĩa quan trọng đối với người dân Tân Thạnh khi dẫn nước ngọt từ sông Tiền về phục vụ sinh hoạt và sản xuất của huyện.


Nhà văn Sơn Nam từng nhận xét: Kênh không chỉ giúp ghe thuyền đi từ biển tới Cần Thơ dễ dàng mà còn đồng thời giúp cho hàng ngàn ngôi nhà mọc lên ven hai bên bờ. Nhưng không chỉ có những dòng kênh đi mở cõi, cách đây chừng hơn 30 năm, hàng trăm tuyến kênh ở vùng sâu hơn, xa hơn của biên giới Đồng Tháp Mười cũng được đào và đắp, hệ thống lại. Chính những dòng kênh này đã góp phần biến cả dải đất hoang vu Đồng Tháp Mười thành một vựa lúa lớn nhất cả nước và đó cũng là cột mốc biến Việt Nam từ nước thường xuyên thiếu gạo, trở thành nước xuất khẩu gạo lớn nhất, nhì thế giới cho tới tận ngày nay.

Thanh Nga - Thường Sơn

Quê hương Long An trong ca dao

Long An nằm ở cửa ngõ nối liền miền Đông Nam bộ với vùng đất chín rồng. Nơi đây có phong cảnh thiên nhiên hữu tình, trù phú với những cánh rừng tràm bạt ngàn, đồng ruộng tươi tốt, những vườn cây trái xum xuê, những dòng sông uốn lượn. Cùng với thiên nhiên đa dạng, con người Long An cũng thật hồn hậu, chân tình, anh dũng, kiên trung, mến khách. Vẻ đẹp của đất và người Long An từ lâu đã đi vào những câu ca dao ngọt ngào, trữ tình, thông qua đó, người dân Long An từ xa xưa đã bày tỏ niềm mến yêu sâu sắc đối với quê hương, niềm tự hào về những phẩm chất tốt đẹp của người Long An xuyên suốt chiều dài lịch sử.

Bằng cảm hứng ngợi ca và cách nói dung dị, các tác giả dân gian vô cùng khéo léo khi đưa những địa điểm nổi tiếng, những cái tên gợi nhớ đến Long An anh hùng vào ca dao. Đó là dòng sông Vàm Cỏ chảy xuôi cùng lịch sử: Anh muốn về Long An, Vàm Cỏ. Mấy lời em to nhỏ, anh bỏ sao đành hay địa danh Tầm Vu, Thủ Thừa qua câu ca dao: Gái Tầm Vu đồng xu ba đứa. Trai Thủ Thừa cưỡi ngựa xuống mua... Mỗi câu ca dao, địa danh được nhắc đến với một đặc trưng không thể lẫn lộn với bất kỳ vùng đất nào khác, mỗi địa danh như một sợi chỉ quý giá thêu dệt nên bức tranh Long An muôn màu muôn vẻ, đa dạng, phong phú.