Hiển thị các bài đăng có nhãn đồ cổ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn đồ cổ. Hiển thị tất cả bài đăng

30 thg 8, 2016

Cuộc hồi hương của chiếc xe cổ vật

Chiếc xe kéo của Hoàng Thái Hậu Từ Minh, mẹ của vua Thành Thái (1889 - 1907) đã được Việt Nam đấu giá thành công và đưa về trưng bày ở Cung Diên Thọ (Khu di tích Đại Nội Huế) phục vụ du khách tham quan sau 108 năm lưu lạc trên đất Pháp.

Chiếc xe do vua Thành Thái – một vị vua yêu nước mua tặng cho mẹ mình là Hoàng Thái Hậu Từ Minh. Sau khi vua Thành Thái bị thực dân Pháp truất ngôi và đưa đi an trí tại Vũng Tàu, một số đồ ngự dụng của ông đã được đem đi bán hay cầm cố. Ngày 18/10/1907, chiếc long sàng và chiếc xe kéo của Hoàng Thái Hậu đã được bán cho ông Prosper Jourdan (viên thanh tra phụ trách đội bảo vệ bản xứ của hoàng đế) với giá 400 đồng. Khi về nước Pháp, ông Prosper Jourdan đã đưa những báu vật này về cùng và lưu giữ trong gia đình. Kể từ đó đến trước sự kiện đấu giá được tổ chức vào ngày 13/6/2014 tại Pháp, cổ vật này dường như bị quên lãng và không được ai nhắc tới.

Hiện nay, chiếc xe kéo của Hoàng Thái Hậu Từ Minh đang được trưng bày tại Không gian tiếp khách của Hoàng Thái Hậu tại nhà Tả Trà, cung Diên Thọ (thuộc di tích Đại Nội Huế). Kể từ khi chiếc xe được trưng bày đã thu hút sự quan tâm của hàng nghìn lượt khách du lịch ở cả trong nước và quốc tế đến thăm quan, chiêm ngưỡng. Du khách đến đây không chỉ đơn thuần muốn được tận mắt chứng kiến một cổ vật quý của Việt Nam, mà còn muốn được cảm nhận niềm vui, ý nghĩa và giá trị của một cổ vật Việt lần đầu tiên được hồi hương sau hơn một thế kỷ bị lưu lạc.

Không gian tiếp khách của Hoàng Thái Hậu triều Nguyễn tại nhà Tả Trà, cung Diên Thọ.

19 thg 7, 2016

Những cổ vật nghìn năm tuổi tại ngôi đền thiêng nhất Nghệ An

Đền Quả Sơn nằm yên bình bên bờ sông Lam tại xã Bồi Sơn (huyện Đô Lương) hiện còn lưu giữ nhiều cổ vật gần một nghìn năm tuổi từ thời nhà Lý, có giá trị lịch sử to lớn. 

Đền Quả Sơn là một trong 4 ngôi đền linh thiêng nhất ở Nghệ An. Đền thờ Uy Minh Vương Lý Nhật Quang, con trai thứ 8 của vua Lý Thái Tổ Lý Công Uẩn. 

3 thg 7, 2016

Khám phá thế giới bằng cổ vật

Lần đầu tiên Bảo tàng dân tộc học Việt Nam trưng bày thường xuyên nhiều hiện vật văn hóa của nhiều quốc gia trên thế giới, giúp người xem có cơ hội khám phá những vùng đất xa xôi trên năm châu lục.

“Vòng quanh thế giới” là tên của bộ sưu tập của GS Lê Thành Khôi được trưng bày tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam. Có khoảng 200 hiện vật được GS. Lê Thành Khôi tặng Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam. Với không gian trưng bày, lần đầu tiên văn hóa truyền thống của nhiều vùng đất trên thế giới được giới thiệu tại một bảo tàng ở Việt Nam. 

Tên GS. Lê Thành Khôi và vợ là bà Thẩm Thị Hồng Anh là người tặng bộ sưu tập “Vòng quanh thế giới” được đặt trang trọng ngay tại lối vào khu vực trưng bày.

26 thg 2, 2016

Chiếc vạc đồng khổng lồ gần 300 tuổi ở xứ Thanh

Vạc đồng Cẩm Thủy là một trong 8 bảo vật quốc gia có xuất xứ Thanh Hóa. Hiện vậy được công nhận bảo vật quốc gia ngày 30/12/2013 và đang được bảo quản tại Bảo tàng Tổng hợp tỉnh Thanh Hóa. Các nhà nghiên cứu nhận định, vạc đồng Cẩm Thủy có giá trị đặc biệt gắn liền với lịch sử thời Lê Trung Hưng (thế kỷ 16-18), là minh chứng sinh động cho kỹ nghệ đúc đồng đạt đến trình độ hoàn hảo từ nhiều thế kỷ trước ở Việt Nam. 

Vạc Cẩm Thủy nặng khoảng một tấn. Ảnh: Lê Hoàng. 

Pho tượng bảo vật quốc gia bị bẻ vật cầm tay

Bảo tàng Chăm Đà Nẵng đang trưng bày pho tượng Bồ tát Tara ở vị trí trang trọng. Do là hiện vật độc bản, có giá trị nghệ thuật đỉnh cao, tượng đã được Thủ tướng công nhận bảo vật quốc gia. Xung quanh bảo vật này có nhiều câu chuyện bi hài. 

Pho tượng Bồ tát Tara đang được bảo quản tại Bảo tàng Chăm Đà Nẵng. Ảnh: Tiến Hùng. 

23 thg 2, 2016

Dấu ấn tín ngưỡng phồn thực trên chiếc thạp đồng bảo vật

Trong 16 bảo vật Bảo tàng Lịch sử quốc gia lưu giữ có thạp đồng Đào Thịnh, được coi là một trong những "siêu phẩm" của thời kỳ văn hóa Đông Sơn, niên đại 2.000-2.500 năm. Đến nay, thạp cao 98 cm, đường kính miệng 61 cm, đường kính đáy 60 cm vẫn là chiếc lớn nhất được phát hiện ở Việt Nam. Thạp đồng Đào Thịnh cũng là một trong những bảo vật quốc gia được Thủ tướng ký quyết định công nhận đợt đầu tiên vào ngày 1/10/2012.

Cuốn "Những vết tích đầu tiên của thời đại đồ đồng thau ở Việt Nam" có đề cập đến nguồn gốc chiếc thạp. Vào ngày 14/9/1961, ông Phạm Văn Phúc ở xã Đào Thịnh (Trấn Yên, Yên Bái) đi câu thì phát hiện thạp nằm sâu trong lòng đất, ven bờ sông Hồng bị lở. Mở thạp ra, ông Phúc phát hiện bên trong còn một thạp nhỏ hơn, chứa nhiều gỉ đồng được cho là vòng đồng và nhiều công cụ, đồ trang sức khác cùng cả vết tích xương người. Bên trên thạp nhỏ có đậy mảnh gỗ mục. 

Tượng nam nữ giao hoan trên nắp thạp đồng Đào Thịnh. Ảnh: Giang Huy. 

Thanh kiếm tượng người đẹp nhất Việt Nam

Điểm đặc biệt của bảo vật quốc gia thanh kiếm núi Nưa nằm ở phần chuôi với biểu tượng phụ nữ có hình thể đẹp, đầy quyền uy, hai tay chống nạnh…

Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa hiện lưu giữ bộ sưu tập binh khí thuộc thời kỳ văn hóa Đông Sơn, trong đó nổi bật nhất là thanh kiếm ngắn núi Nưa. Hiện vật được sưu tầm dưới chân núi Nưa (xã Tân Ninh, Triệu Sơn, Thanh Hóa) vào năm 1961. Tháng 12/2013, kiếm ngắn núi Nưa được công nhận là bảo vật quốc gia do đáp ứng các tiêu chí độc bản, hình thức độc đáo và có giá trị lịch sử đặc biệt. 

Bảo vật Kiếm ngắn núi Nưa hiện được lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa. Ảnh: Lê Hoàng. 

18 thg 2, 2016

"Tứ thú" của người Việt trong ngày Tết

Ngày xuân, đến Bảo tàng “Đồ sứ triều Nguyễn” ở số 114 đường Mai Thúc Loan (Tp. Huế), người xem bất ngờ khi được chiêm ngưỡng những cổ vật liên quan đến “tứ thú” (bốn thú vui) của người xưa là: ăn trầu, uống trà, hút thuốc và uống rượu.

Bảo tàng vốn là tư thất của cụ Trần Đình Bá, Thượng thư Bộ Hình đời nhà Nguyễn, là cố nội của nhà sưu tầm cổ vật nổi tiếng xứ Huế Trần Đình Sơn. Ông Sơn đã bỏ công sức và tiền bạc phục dựng lại căn nhà rường cổ như xưa kia cụ cố ông đã từng ở và biến nó thành một Bảo tàng trưng bày cổ vật quý hiếm, có giá trị.



Du khách tham quan bảo tàng và tìm hiểu về “tứ thú” của người Việt.

26 thg 6, 2014

Vùng biển Bình Châu: Nơi có nhiều tàu cổ bị đắm

Vùng biển Bình Châu (Bình Sơn, Quảng Ngãi) không phải chỉ có một con tàu cổ bị đắm đang chờ được trục vớt mà nơi đây đã từng có đến 4 xác con tàu cổ được tìm thấy. Con tàu đắm vừa được phát hiện ở thôn Châu Thuận Biển là kho cổ vật vô giá. Những bí ẩn về vùng biển lưu xác con tàu cổ này cũng dần được hé lộ.

Thôn Châu Thuận Biển được bao bọc bởi những cánh đồng cát mênh mông, một bên chạy dọc theo phía biển, có một đoạn biển khoét sâu vào trong thành vòng cung khá rộng nên được dân địa phương gọi với cái tên trìu mến "Eo biển Vũng Tàu".

Cung đường Tơ lụa…

Trong quá khứ, trên đường thông thương dọc theo bờ biển miền Trung Việt Nam, những con tàu buôn của các thương gia phương Bắc hành trình trên vùng biển Đông, mỗi khi gặp bão tố thường ghé vào "Eo biển Vũng Tàu" để neo đậu, mua bán, tiếp tế lương thực, nhiên liệu... rồi tiếp tục đi về phương Nam. Chính vì vậy mà eo biển này cũng là nơi giữ chân nhiều con tàu cổ khi không chịu nổi sóng gió trùng khơi. 

Quang cảnh "Eo biển Vũng Tàu" hiện nay ở Bình Châu.

4 thg 2, 2014

Bảo vật quốc gia - Trống đồng đền Hùng khẳng định vị thế tổ tiên

Trong gần 1.000 trống đồng Đông Sơn được tìm thấy, trống đồng đền Hùng nổi bật lên vì ngoài kỹ thuật luyện kim đúc đồng và chế tác tinh xảo thì vị trí tìm được trống đặt ra nhiều câu hỏi thú vị cho giới nghiên cứu.

Trống đồng đền Hùng được lưu giữ tại Bảo tàng Hùng Vương, TP.Việt Trì, tỉnh Phú Thọ - Ảnh: Hoàng Long 

Trong suốt thời kỳ đô hộ, người phương bắc không bao giờ ngừng nghỉ mục tiêu làm người Việt quên đi nguồn gốc của tổ tiên để dễ bề đồng hóa, thôn tính. Tuy nhiên, theo TS Trần Văn Đạt, người dành rất nhiều thời gian tìm hiểu, nghiên cứu trống đồng Đông Sơn, “sự hiện diện của các cổ vật có niên đại thời kỳ Đông Sơn, trong đó tiêu biểu là trống đồng Đông Sơn đã xác minh những bằng chứng không thể chối cãi về nguồn gốc và nền văn minh cổ xưa của người Lạc Việt mà phương bắc cố tình che đậy, ngụy tạo”.

Bảo vật quốc gia - Bia Sùng Khánh và chuông Bình Lâm

Bia đá chùa Sùng Khánh cũng như chuông chùa Bình Lâm đã thoát sự phá hoại của thời gian và giặc Minh, nay được gọi theo tên các di tích gốc của chúng. Cả hai ngôi chùa có bảo vật quốc gia này đều là những di tích nhà Trần hiếm hoi còn lại ở vùng biên cương Tổ quốc.

Chuông chùa Bình Lâm 

Chùa Sùng Khánh hiện ở H.Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang, được xếp hạng di tích quốc gia năm 1993. Địa thế của ngôi chùa rất đẹp, phía sau lưng dựa vào núi, mặt quay về hướng đông. Chùa Sùng Khánh được xây dựng năm 1356. Người có công lao to lớn đã gây dựng và để lại cho muôn đời sau một di sản văn hóa vô cùng quý báu đó chính là một vị tướng thời vua Trần Dụ Tông, đời vua thứ 7 của nhà Trần, trị vì từ năm 1341 đến 1369.

Bảo vật quốc gia - Tấm bia tôn vinh Phật pháp thời Lý

Bia Sùng Thiện Diên Linh là bức tranh chữ đồ sộ nhất tôn vinh Phật pháp thời Lý. Nó cũng phản ánh khá đầy đủ về đời sống xã hội no ấm của vương triều này.

Bia Sùng Thiện Diên Linh tại chùa Long Đọi Sơn, xã Đọi Sơn, H.Duy Tiên, Hà Nam - Ảnh: Hoàng Long 

Lý Nhân Tông lệnh tạo tác và ngự đề

Truyền thuyết của vùng Đọi Sơn cho biết đây là đất phát tích đế vương với câu phương ngôn Đầu gối núi Đọi. Chân dọi Tuần Vường. Phát tích Đế vương. Lưu truyền vạn đại. Vua Lý Nhân Tông trên đường kinh lý nhìn thế núi, thế đất đã cho xây dựng chùa và tháp Sùng Thiện Diên Linh cao 13 tầng trên đỉnh núi.

Bảo vật quốc gia - Tấm bia quý thời Lý

Tấm bia chùa Bảo Ninh Sùng Phúc (Tuyên Quang) cho thấy chính sách dân tộc của nước ta xưa kia.

Bia chùa Bảo Ninh Sùng Phúc - Ảnh: Lý Thịnh 

Những năm 1980, khu vực chùa Bảo Ninh Sùng Phúc, còn gọi là chùa Khuân Khoai, thật khó đến do dốc lên dựng ngược, cây cối rậm rạp che khuất, toàn bộ nền chùa bị che phủ... Vì thế, người dân địa phương rất ít lên đó. Nhưng họ vẫn truyền miệng cho nhau nghe về một tấm bia đá ở khu vực phía nam đồi Khuân Khoai. “Sau đó, Bảo tàng tỉnh Tuyên Quang đã mở một cuộc điều tra. Họ tìm được tấm bia bằng đá xanh xám mịn. Bia cao 1,45 m; rộng 0,8 m; được đặt trên lưng một con rùa. Chính giữa trán bia khắc 6 chữ: Bảo Ninh Sùng Phúc tự bi”, TS Trần Anh Dũng, Viện Khảo cổ nhớ lại.

Bảo vật quốc gia - Bộ khóa đai lưng 2.500 năm

Bộ khóa đai lưng bằng đồng được tìm thấy ở Phú Thọ cho hình dung về thời kỳ cách đây 2.500 năm.

Ảnh: Hoàng Long 

Ông Nguyễn Xuân Các, Giám đốc Bảo tàng tỉnh Phú Thọ cho biết bộ khóa đai lưng bằng đồng được khai quật năm 1976, tại mộ táng số 33 thuộc di chỉ khảo cổ học Làng Cả, P.Thọ Sơn, TP.Việt Trì, tỉnh Phú Thọ và hiện được lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Phú Thọ.

Bộ khóa đai lưng trên dài 21 cm, rộng 5,5 cm, nặng 380 gr, được làm từ chất liệu đồng thau, màu xanh xám, gồm 4 cặp rùa (8 con) móc lại với nhau. Đáng tiếc là khi được tìm thấy, nó đã bị gãy mất một móc ở phía dưới và 5 móc phía trên.

Bảo vật quốc gia - Xá lợi tháp minh - văn bia cổ nhất

Bia Xá lợi tháp minh tại Bắc Ninh được xác định là tấm văn bia cổ nhất ở nước ta.

Văn bia Xá lợi tháp minh - Ảnh: ThS Phạm Lê Huy 

Năm 2004, ông Nguyễn Văn Đức (thôn Xuân Quang, xã Trí Quả, H.Thuận Thành) đào đất làm gạch ở gần khu vực chùa làng, đã va phải một vật rất cứng. Đó chính là tấm bia Xá lợi tháp minh. Khi đó, bia gồm hai phần úp khít vào nhau, được kết dính bằng một chất nào đó chưa rõ, phải dùng mai đào đất mới tách đôi được. Bia được tìm thấy cùng một hòm đá cũng bao gồm phần nắp và phần thân. Ông Đức sau đó mang tấm bia này cất giữ đến năm 2012. Trong thời gian này, ông có cho một vài người biết đôi chút chữ Hán Nôm xem.

3 thg 2, 2014

Bảo vật quốc gia - Tượng Quan âm nghìn mắt nghìn tay

Bức tượng Quan âm nghìn mắt nghìn tay chùa Hội Hạ, hiện lưu tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, tiêu biểu cho di sản mỹ thuật Phật giáo thời Lê Trung hưng.

Gian nan dời tượng quý

Tượng Quan âm nghìn mắt nghìn tay chùa Hội Hạ, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Mỹ thuật - Ảnh: Ngọc Thắng 

Nhà nghiên cứu Trần Thức không bao giờ quên nhiệm vụ trọng đại mà Viện trưởng Viện Mỹ thuật Nguyễn Đỗ Cung giao cho mình hồi năm 1964. Ông Cung mời ông Thức lên và nói: “Nhờ đồng chí lên chùa Hội Hạ, xã Hợp Thịnh, huyện Tam Dương, Vĩnh Yên, nơi có pho tượng Phật bà Quan âm khá đẹp. Tôi đã có dịp xem và tìm hiểu, mời đồng chí đến xem, nghiên cứu; nếu thấy được thì ta đề nghị nhà chùa và địa phương nhường cho Bảo tàng Mỹ thuật đưa về Hà Nội giới thiệu với nhân dân và quốc tế thì thật tốt”.

Bảo vật quốc gia - Vạc đồng Cẩm Thủy

Là hiện vật độc bản và hoàn hảo, vạc đồng Cẩm Thủy vừa được công nhận là bảo vật quốc gia.

Vạc đồng Cẩm Thủy - Ảnh: Ngọc Minh 

Tuy nhiên cho đến nay các nhà nghiên cứu vẫn chưa xác định được vạc đồng Cẩm Thủy được dùng vào mục đích gì và tại sao một vị quan khâm sai lại cho làm ra chiếc vạc này.

Năm 1981, trong quá trình đào đắp một công trình tại khu vực ngã ba Đình Hương, thuộc địa bàn P.Hàm Rồng, TP.Thanh Hóa, Ban chỉ huy quân sự TP.Thanh Hóa đã phát hiện ra chiếc vạc này. Sau đó, chiếc vạc được mang về bảo quản tại trụ sở Ban chỉ huy quân sự TP.Thanh Hóa và mãi đến ngày 1.8.2002, chiếc vạc quý mới được bàn giao cho Bảo tàng Thanh Hóa quản lý và trưng bày.

Bảo vật quốc gia - Ba pho tượng đá chùa Linh Ứng

Nếu như bệ đá tam thế thời Trần còn lại nhiều, thì tượng tam thế thời này còn lại rất ít. Ba pho tượng đá chùa Linh Ứng nằm trong số ít ỏi đó.

Ba pho tượng tam thế chùa Linh Ứng - Ảnh: Tư liệu 

Hồ sơ bảo vật quốc gia của tỉnh Bắc Ninh cho biết tượng tam thế chùa Linh Ứng ra đời đầu đời Trần, thế kỷ thứ 13. Chùa đã bị phá hủy nhiều lần, nhưng 3 pho tượng tam thế tạc bằng đá này vẫn còn. Đây là những tác phẩm điêu khắc tuyệt mỹ.

Từ bi và phật tính

Cũng theo hồ sơ, cả 3 pho tượng đều có nhiều nét giống nhau là từ bi và phật tính. Các pho tượng bằng đá xanh, cấu tạo thành 3 phần: bệ tượng, tòa sen, thân tượng, đều ở trong tư thế, sắc tướng của tượng tam thế trong tòa tam bảo. Chúng cũng giống nhau về trang phục. Tuy nhiên mỗi pho tượng đều có những chi tiết, họa tiết riêng, thể hiện cá tính, hình thức và sắc thái tư duy khác nhau. Cụ thể là khác nhau cách ngồi thiền.

2 thg 2, 2014

Bảo vật quốc gia - Ba khẩu thần công dưới đáy biển

Được phát hiện và trục vớt lên sau gần 200 năm chìm dưới đáy biển, ba khẩu thần công triều Nguyễn còn nguyên vẹn với những hoa văn tinh xảo đúc nổi trên thân súng.

Một trong ba khẩu thần công sau khi được phục chế - Ảnh: K.Hoan 

Giữa tháng 8.2003, trong khi đang lặn sò ngoài khơi vùng biển Hà Tĩnh, cách đất liền 36 hải lý, một nhóm thợ lặn người xã Cẩm Lĩnh, H.Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh phát hiện một con tàu cổ chìm dưới đáy biển. Nhóm thợ lặn này đã đào bới để tìm kiếm cổ vật và phát hiện một số cổ vật quý, trong đó có 3 khẩu thần công. Sau 10 ngày tìm cách trục vớt 3 khẩu súng này nhưng không thành vì súng có trọng lượng quá nặng, những thợ lặn đã hợp tác với một chủ tàu có cần cẩu ở xã Thạch Kim, H.Thạch Hà ra trục vớt súng với phương thức ăn chia cổ vật. Khi khẩu thần công thuộc phần chủ tàu được mang đi bán thì bị công an phát hiện, thu giữ. Từ đó, Bảo tàng Hà Tĩnh biết tin và đến vận động người dân giao nộp hai khẩu còn lại.

Bảo vật quốc gia - Mộ thuyền Việt Khê

Mộ thuyền Việt Khê là minh chứng điển hình cho táng thức và táng tục Đông Sơn.

Mộ thuyền Việt Khê - Ảnh: Ngọc Thắng 

Năm 1961, cuộc khai quật ở xã Phù Ninh, H.Thủy Nguyên, Hải Phòng phát hiện 5 chiếc quan tài hình thuyền. Quan tài là những thân cây khoét rỗng, dài hơn 4 m, có nắp. Tìm được 5 nhưng chỉ một chiếc còn các vật chôn theo. Đầu to của thuyền có đồ đồng lớn như trống, thạp, đỉnh, bình. Đầu nhỏ có rìu, đục, dao găm. Chiếc quan tài duy nhất có chứa hiện vật giờ đây đã trở thành bảo vật quốc gia - mộ thuyền Việt Khê, đang trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia.

Theo các chuyên gia lịch sử, tục chôn cất người chết xưa hết sức phong phú. Mộ táng thời Đông Sơn có loại mộ huyệt đất, mộ có quan tài hình thuyền, mộ nồi vò... Người Đông Sơn cho rằng cái chết chấm dứt cuộc sống ở thế giới bên này, mở ra cuộc sống ở thế giới bên kia. Sang bên đó, họ vẫn tiếp tục lao động, sinh hoạt và chiến đấu. Vì thế, người Đông Sơn khi chết đều thực hiện táng tục giống nhau. Người chết được chôn cùng đủ ba loại đồ vật: sinh hoạt, công cụ sản xuất và vũ khí.