Hiển thị các bài đăng có nhãn đồ cổ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn đồ cổ. Hiển thị tất cả bài đăng

2 thg 2, 2014

Bảo vật quốc gia - Bia Vĩnh Lăng - bản hùng ca trên đá

Bia Vĩnh Lăng tại Lam Kinh (Thanh Hóa) do Nguyễn Trãi phụng thảo ghi lại thân thế, sự nghiệp của Thái tổ Cao Hoàng đế Lê Lợi không những có giá trị tài liệu lịch sử gốc, mà còn là tài liệu quý cho các nhà khoa học khi nghiên cứu về nghệ thuật trang trí, điêu khắc thời Lê.

Bia Vĩnh Lăng tại Khu di tích lịch sử Lam Kinh (xã Xuân Lam, H.Thọ Xuân, Thanh Hóa) - Ảnh: Ngọc Minh 

Vùng đất Lam Sơn (xã Xuân Lam, H.Thọ Xuân, Thanh Hóa) là quê hương của anh hùng dân tộc Lê Lợi - vua Lê Thái Tổ. Cũng chính nơi đây, Lê Lợi đã mang cả sản nghiệp của gia đình để chiêu hiền đãi sĩ, hội tụ nhân tâm làm nên cuộc khởi nghĩa 10 năm đánh đuổi giặc Minh ở thế kỷ 15, lập ra vương triều nhà Lê kéo dài tới 360 năm. Năm 1430, vua Lê Thái Tổ cho đổi vùng đất Lam Sơn thành Tây Kinh (hay Lam Kinh).

1 thg 2, 2014

Bảo vật quốc gia - Kiếm ngắn núi Nưa

Được phát hiện vào năm 1961 ở căn cứ khởi nghĩa của Bà Triệu tại chân núi Nưa, xã Tân Ninh, H.Triệu Sơn (Thanh Hóa), kiếm ngắn núi Nưa được dân gian liên tưởng đây là thanh kiếm lệnh của Bà Triệu trong cuộc khởi nghĩa chống lại ách đô hộ của phương Bắc.

Kiếm ngắn núi Nưa đang được bảo quản và trưng bày tại Bảo tàng Thanh Hóa - Ảnh: N.M 

Tại Bảo tàng Thanh Hóa hiện nay đang lưu giữ và trưng bày những bộ sưu tập binh khí thuộc thời đại văn hóa Đông Sơn hết sức đa dạng và phong phú. Độc đáo và nổi bật nhất là thanh kiếm ngắn núi Nưa có cán là khối tượng hình người phụ nữ. Theo đánh giá của một số nhà nghiên cứu thì kiếm ngắn núi Nưa có cấu trúc, kiểu dáng, tiêu chí thẩm mỹ nghệ thuật rất đẹp; là kiếm ngắn đẹp nhất trong các kiếm ngắn có khối tượng người ở Việt Nam.

Bảo vật quốc gia - Tượng đá ẩn mình trốn giặc

Tượng Phật Adiđà bằng đá thời Lý ở chùa Ngô Xá (Nam Định) có mấy trăm năm ẩn mình dưới lớp sơn son, thếp vàng như một tượng gỗ bình thường để lưu lại cho kho tàng bảo vật quốc gia một khuôn mặt Phật độc đáo.

Pho tượng Phật bằng đá thời Lý - Ảnh: Hoàng Long 

Giả làm tượng gỗ

Tượng hiện đang được thờ tại chùa Ngô Xá (tên chữ là “Phi Lai tự”) ở thôn Ngô Xá, xã Yên Lợi, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định. Các cuộc khai quật, khảo cổ bắt đầu vào những năm 1960 - 1970 tại đây đã phát hiện một lượng lớn lên tới hơn 200 hiện vật bằng nhiều chất liệu, liên quan đến Phật giáo thời Lý. Tuy nhiên, điều mà các nhà nghiên cứu, khảo cổ quan tâm nhất là tượng Phật, dù các mảnh vỡ lại không hề thấy xuất hiện.

Bảo vật quốc gia - Thạp Hợp Minh - Quan tài cho người quyền quý

 GS Hà Văn Phùng, thạp Hợp Minh đã khiến Yên Bái trở thành một cái tên gắn với văn hóa Đông Sơn sáng giá.

Trong một bài viết trên Tạp chí Khảo cổ học, GS Hà Văn Phùng, nguyên Viện trưởng Viện Khảo cổ học đã nói về thời điểm tìm thấy thạp Hợp Minh - năm 1995. Khi đó, niềm tự hào về văn hóa Đông Sơn của Yên Bái chỉ là Đào Thịnh (thạp đồng Đào Thịnh là bảo vật quốc gia đợt 1 - NV). Niềm tự hào Đào Thịnh đó cũng đã cách xa hàng chục năm, kể từ khi nó được tìm thấy tại H.Trấn Yên, Yên Bái. “35 năm sau, cũng ở H.Trấn Yên, cách khu di tích Đào Thịnh không xa, người ta lại phát hiện một di tích mới. Đó là di tích Hợp Minh. Dân quân xã Hợp Minh đã tìm thấy di tích này khi đào công sự. Nhờ đó thạp đồng nguyên vẹn đã được tìm thấy”, GS Phùng nhớ lại.


PGS-TS Tống Trung Tín khảo sát thạp Hợp Minh - Ảnh: tư liệu báo Yên Bái 

Khi đó, theo các nhà khảo cổ, thạp được tìm thấy nguyên vẹn, trong đó có một bộ hài cốt; cũng có một số hiện vật như rìu, chuông, dao găm, khuyên tai và một số mảnh gốm vụn. Phía trên, bên ngoài thạp đồng còn tìm thấy một âu đồng ba chân đã bị vỡ làm nhiều mảnh.

Sự nguyên vẹn được giữ gìn

Nghiên cứu của GS Phùng cho thấy thạp đồng Hợp Minh còn nguyên vẹn có nắp đậy. “Đây là một trong số những thạp được giữ gìn tốt nhất từ trước đến nay. Tuy kích thước của thạp không lớn bằng Đào Thịnh nhưng lớn hơn thạp Vạn Thắng, Xuân Lạp. Điều đáng chú ý là hoa văn trang trí trên thạp rất sống động”, GS Phùng viết.

Cũng theo ông Phùng, các mô típ được kết hợp một cách nhuần nhuyễn, hài hòa với nhiều chủ để sinh động, vừa cách điệu vừa hiện thực. Hoa văn trên thạp Hợp Minh không chỉ thể hiện các mô típ truyền thống như trên các thạp đồng mà còn có nhiều mô típ miêu tả cảnh sinh hoạt như trên nhóm trống đồng Heger I (dựa theo phân loại của nhà khảo cổ học người Áo Franz Heger).

Về kỹ thuật, thạp đồng Hợp Minh nặng 13,5 kg, đúc bằng khuôn hai mang. Đường giáp khuôn chia thạp thành hai nửa bằng nhau. Đó cũng là ranh giới phân chia các mảng hoa văn, không làm ảnh hưởng đến đường nét của các đồ án.

Thạp cũng có đôi quai hình chữ U lộn ngược đối xứng nhau qua thân. Đôi quai này được gắn ở miệng và cao vượt hẳn lên trên miệng. Ở lòng mỗi quai hình chữ U ta thấy người xưa còn gắn thêm một quai hình nui thuyền nhỏ. Sát với mép của nắp thạp cũng vậy. Khi nắp thạp đóng lại, chúng gắn khít với nhau.

Thạp cũng còn có cảnh 2 người hóa trang đứng đối diện, chân trước chân sau, tóc dài, chày đâm xuống một vật hình chiếc cối. Còn có cả cảnh người đang làm động tác như sàng sảy.

Tượng tròn gắn trên thạp Hợp Minh thuộc loại chim nước. Nó khác với tượng hổ báo trên thạp Vạn Thắng, tượng vật trên thạp Xuân Lộc.

Cấu trúc của tia mặt trời trên thạp Hợp Minh giống hệt các tia mặt trời trên trống Ngọc Lũ, Hoàng Hạ, Cổ Loa. Một số mảng hoa văn trên thân thạp được lặp lại các họa tiết thường thấy trên các thạp nhỏ. Đó là đường tròn đồng tâm có tiếp tuyến, răng cưa, vạch ngắn song song, chữ S gãy khúc.

Thạp cũng có mảng hình chim khắc chìm mô phỏng một loại chim nước như loại tượng chim gắn trên nắp thạp song đã cách điệu. Hình dáng của loại chim này ta từng thấy khắc trên thạp Vạn Thắng 1. “Vành 30 là những con thú tạm gọi là hươu nai. Tuy nhiên, nó lại không giống một loại hươu nai nào trên nhóm trống đồng Ngọc Lũ. Đây cũng là một đề tài cần sự giúp sức của các nhà động vật học để xác định tên gọi của chúng trong quá khứ cũng như trong hiện tại”, GS Phùng đánh giá.

Nghiên cứu những hoa văn khắc trên thạp, cho thấy chủ nhân của những hoa văn này cũng chính là chủ nhân những bức tranh trên trống đồng Ngọc Lũ. Do vậy, thạp Hợp Minh cùng với trống Ngọc Lũ, thạp Đào Thịnh cũng cùng niên đại.

Theo PGS-TS Trịnh Sinh, Viện Khảo cổ học phân tích thành phần hợp kim thạp đồng Hợp Minh cho thấy thành phần chủ yếu là đồng, thiếc, chì. Đó là thành phần cơ bản và ổn định của các di vật đồng văn hóa Đông Sơn ở Việt Nam.

Không chỉ để dùng làm đồ đựng

Tư liệu của nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Quang cho biết người trực tiếp mở nắp thạp khi mới tìm thấy là anh Hà Xuân Trùy. Anh Trùy nhớ lại, khi ấy, mép thạp thấy một lớp màng màu đen phủ phía trên. Bóc đi lớp mảng màu đen này xuất hiện một lớp mền bằng vỏ một thực vật màu xám. Dưới lớp mền là bộ xương đặt ở tư thế ngồi, lưng tựa vào thành thạp, mặt nhìn ra hướng sông. Bên cạnh đó có 1 con dao găm, 1 quả chuông nhỏ, 1 khuyên tai đá 4 mấu.

PGS-TS Nguyễn Lân Cường, Viện Khảo cổ cho biết bộ xương đã được thu thập cẩn thận. Các mảnh sọ, xương chủ, xương sườn, đốt sống đã được gắn chắp và đo chỉ số. Qua giám định sơ bộ thấy đây là hài cốt của một bé gái chừng 4 - 4 tuổi rưỡi.

“Phát hiện di tích Hợp Minh khẳng định chắc chắn một trong những công dụng của thạp là được dùng để làm quan tài chôn người chết, ngoài việc dùng làm đồ đựng, vật tùy táng”, GS Phùng viết.

Trước đó, văn hóa Đông Sơn chỉ có sọ người trong thạp ở Thiệu Dương, hoặc than trong thạp Vạn Thắng, Đào Thịnh. Từ đó, các nhà khoa học cũng chỉ dừng lại ở giả thuyết về việc dùng thạp để chôn người đã cải táng hay hỏa thiêu. “Bộ cốt trẻ em còn nguyên vẹn chứng tỏ thạp đồng đã có lúc dùng làm quan tài để chôn người chết, nhưng không phải phổ biến. Điều đó chỉ có được với những người quyền uy giàu có. Còn hầu hết những thạp dùng trong mộ cùng những đồ tùy táng khác đều thuộc loại nhỏ, hoa văn trang trí đơn giản và hầu hết là đồ minh khí”, GS Phùng khẳng định.


“Thạp đồng Hợp Minh một trong những thạp lớn nhất, trang trí hoàn mỹ nhất của văn hóa Đông Sơn. Yên Bái đã lấy hình mặt thạp đồng làm biểu tượng của truyền hình tỉnh. Nó cũng là biểu tượng, biểu trưng tự hào của tỉnh” - PGS-TS Bùi Văn Liêm, Phó viện trưởng Viện Khảo cổ.



Trinh Nguyễn

24 thg 1, 2014

Bảo vật quốc gia - Trống đồng Cẩm Giang

Thông thường, mặt của các trống đồng tìm thấy ở Việt Nam được gắn tượng cóc, nhưng mặt trống đồng Cẩm Giang lại được người xưa thay các tượng cóc bằng 4 khối tượng vịt. 

Trống đồng Cẩm Giang đang được bảo quản trưng bày tại Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa - Ảnh: Ngọc Minh 

Nói “không” với số tiền bằng ngôi nhà mặt tiền

Trong câu chuyện xoay quanh những bảo vật quốc gia đang được Bảo tàng Thanh Hóa quản lý, trưng bày, bà Nguyễn Thanh Hiền - Phó giám đốc Bảo tàng Thanh Hóa - vẫn không thể nào quên được chuyến đi thu nhận chiếc trống đồng Cẩm Giang từ gia đình một người dân ở xã Cẩm Giang, H.Cẩm Thủy, Thanh Hóa. Đó là chuyến đi mà cho đến tận bây giờ bà Hiền vẫn chưa thôi áy náy khi nghĩ về sự thiệt thòi của người tìm thấy chiếc trống quý giờ đã được công nhận là bảo vật quốc gia.

Bảo vật quốc gia - Chân đèn, lư hương thời Mạc

Ông Nguyễn Văn Thư, Giám đốc Bảo tàng tỉnh Nam Định, cho biết trong hàng ngàn hiện vật đang có mặt tại đây thì bộ chân đèn, lư hương bằng gốm thời Mạc được 'chăm sóc' với chế độ đặc biệt nhất.

Chiếc chân đèn thời Mạc - Ảnh: Hoàng Long 

Được chế tạo cùng ngày

Đây là một trong 2 cổ vật duy nhất của Nam Định được công nhận là bảo vật quốc gia. Theo ông Thư, lý do xếp cả hai hiện vật này vào bộ bảo vật quốc gia vì cả 2 đều được tìm thấy tại một địa bàn là huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định. Trong đó, chân đèn được sưu tầm tại đình Cự Trữ, còn bát hương tại chùa Cổ Chất gần đó. Căn cứ vào các dấu tích lưu lại trên bảo vật thì mặc dù có nguồn gốc tại 2 di tích khác nhau nhưng chúng đều được sản xuất cùng bằng chất liệu gốm men và cùng một thời gian là ngày 20.8.1590 thời Mạc Mậu Hợp.

23 thg 1, 2014

Bảo vật quốc gia - Huyền thoại quả chuông đồng thời loạn

“Dù bài minh văn trên chuông chưa được đọc hoàn chỉnh nhưng hoa sen và hình rồng cho thấy đây là tác phẩm thời Trần”, PGS-TS Nguyễn Đình Chiến, Phó giám đốc Bảo tàng Lịch sử quốc gia cho biết. 

Chuông chùa Vân Bản, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia, Hà Nội - Ảnh: Ngọc Thắng 

Trong lần công nhận bảo vật quốc gia này, Bảo tàng Lịch sử quốc gia (LSQG) không gửi nhiều hồ sơ hiện vật. Trong số ít hồ sơ đó có chuông chùa Vân Bản. Quả chuông quý này ngay lập tức trở thành bảo vật quốc gia. Nó cũng là một trong số ít hiện vật bằng đồng được tuyển chọn trong cuốn Cổ vật Việt Nam do bảo tàng in cách đây vài năm.

Bảo vật quốc gia - Tượng rồng đá kỳ lạ

Tượng rồng đá ở đền thờ Lê Văn Thịnh có tạo hình vô cùng kỳ lạ: miệng cắn chân, thân xé mình. Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng bảo vật quốc gia này không phải rồng mà là rắn.

Tượng rồng đá (xà thần) ở đền Thái sư Lê Văn Thịnh, Bắc Ninh - Ảnh: Đỗ Nguyễn 

Trước thềm 1.000 năm Thăng Long, đền thờ thái sư Lê Văn Thịnh đã được Bắc Ninh chọn làm 1 trong 4 di tích trọng điểm kỷ niệm đại lễ. Ở độ sâu 50 cm của 2 hố khai quật, các nhà khảo cổ đã phát hiện được vật quý, đó là 2 khúc tượng rồng với mỗi khúc dài xấp xỉ 60 cm, cao 35 cm và rộng 40 cm. Đặc biệt, phần chân rồng hoàn toàn nguyên vẹn, có móng vuốt sắc bám chặt vào thân.

6 thg 6, 2013

Cổ vật Việt ở nước ngoài: Những báu vật của vương triều Champa

Theo thông tin và hình ảnh được công bố trong các công trình nghiên cứu của các học giả ngoại quốc, trong các sách hướng dẫn tham quan của một số bảo tàng ở hải ngoại và trong các vựng tập của các nhà đấu giá cổ vật ở châu Âu và châu Mỹ thì hiện có ít nhất 9 linga-kosa (đa số chỉ còn phần đầu tượng Siva) của Champa đang "lưu lạc" ở hải ngoại. 


Cơ duyên với linga-kosa

Tháng 9/1997, khi đang đi học khảo cổ ở Nhật Bản, tôi nhận được e-mail của một anh bạn người Đức, là một chuyên gia về mỹ thuật cổ châu Á, cho biết từ ngày 13/10 đến 14/11/1997, nhà đấu giá Spink ở London (Anh) sẽ tổ chức đấu giá 32 cổ vật đến từ Đông Nam Á, trong đó, có rất nhiều cổ vật Champa của Việt Nam.

25 thg 2, 2013

Tinh hoa cổ vật Việt

Vừa qua, Bảo tàng Lịch sử quốc gia Việt Nam phối hợp với Hội cổ vật Thăng Long - Hà Nội tổ chức trưng bày chuyên đề “Cổ vật Việt Nam” gồm hơn 50 cổ vật tiêu biểu, đặc sắc, được chọn lựa kỹ lưỡng từ bộ sưu tập của các cá nhân và Bảo tàng Lịch sử quốc gia Việt Nam.

“Cổ vật Việt Nam” gồm nhiều hiện vật làm từ các chất liệu vàng, bạc, đồng, gốm… có niên đại từ văn hoá Đông Sơn, cách ngày nay khoảng 2.500 năm tới thời các chúa Nguyễn (1533 - 1777). Cổ vật phong phú, làm bằng đồng như trống đồng, ấm, chuông, thạp, chân đèn, bình, bát, muôi, chóe... Gốm có gốm men nâu, men trắng, hoa, màu, hoa lam, men lục... Trưng bày chuyên đề mở đầu bằng các cổ vật, trống đồng Đông Sơn, công cụ đồng, tượng người và thú, dao gắn đồng, muôi đồng, đèn đồng... minh chứng cho thời kỳ rực rỡ của văn hoá Đông Sơn. 

Kendy gốm thế kỷ V-VII.

12 thg 2, 2013

Báu vật hoàng cung

Báu vật hoàng cung là những vật quý hiếm thuộc quyền sở hữu của hoàng gia như: ngọc tỉ truyền quốc, kim ấn, bảo kiếm... Hoàng cung vốn bí ẩn với người đời, nên bảo vật trong hoàng cung lại càng bí ẩn hơn, đến nỗi những người biết đến và được chiêm ngưỡng những bảo vật này hàng trăm năm qua cơ hồ chỉ có mấy người. Chính vì vậy những bảo vật này luôn phủ một bức màn bí ẩn, thậm chí nhiều người cho rằng chúng đã sớm không còn tồn tại hoặc đang nằm ở các bảo tàng, bộ sưu tập trên thế giới chứ không còn ở Việt Nam.

Thật may mắn, qua nhiều thăng trầm của lịch sử, những bảo vật của các triều đại Lê (1428-1788), Nguyễn (1802-1945): ấn vàng, kiếm vàng, sách vàng, đồ ngự dụng bằng vàng, ngọc... có số lượng tới hàng trăm chiếc vẫn còn được bảo quản, gìn giữ nguyên vẹn tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam. Đây là những bảo vật vô giá của nhân dân Việt Nam, không những chứa đựng những giá trị lịch sử, văn hóa phong phú mà còn phản ánh tài nghệ khéo léo của các nghệ nhân cung đình qua từng thời đại.

Bộ sưu tập hiện vật Bảo vật Hoàng cung bao gồm những báu vật liên quan tới đời sống của các vua, hoàng hậu triều Nguyễn (1802-1945) được bàn giao từ triều đình nhà Nguyễn cho Đại diện lâm thời Chính phủ Việt Nam. Năm 1961, lần đầu tiên những hiện vật này được Bảo tàng Lịch sử Việt Nam trưng bày tại Thủ đô Hà Nội.

Ấn vàng của vua nhà Nguyễn (thế kỉ XIX).

6 thg 2, 2013

Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế

Ngày 24-8-1923, vua Khải Định (1916-1925) ban hành tờ dụ thành lập Bảo tàng Khải Định - tiền thân của Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế ngày nay với mục đích: “...Thiên tài của một dân tộc được biểu hiện qua các tác phẩm mỹ thuật, phản ánh những sinh hoạt xã hội, lễ nghi, chính trị và cuộc sống…”. Ngay từ lúc khai sinh, Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế được giao nhiệm vụ “Làm sống lại những thế hệ nghệ nhân đã làm nên những nét huy hoàng của triều đình Huế”.

Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế, nay thuộc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế lầ nơi lưu giữ, bảo quản và trưng bày gần 10.000 cổ vật liên quan tới đời sống của triều Nguyễn (1802-1945). Tòa nhà trưng bày chính của Bảo tàng là điện Long An - Huế được coi là một trong những ngôi điện đẹp nhất của Việt Nam còn lại cho đến nay. 

Điện Long An, một trong những ngôi điện có lối kiến trúc cung đình đẹp nhất Cố đô Huế, nay là Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế. 

16 thg 1, 2013

Nơi thời gian đi giật lùi



Không gian café Cổ là bản hợp tấu những hòa âm chỏi. Màu xanh lá cây, đỏ, cam… của những chiếc xe máy đủ loại hồn nhiên giành giật sự chú ý bên cạnh những bàn ghế màu tối, những chiếc đĩa hát cũ đen đủi và những đèn măng-sông xỉn màu thời gian.

 Ngay cửa vào quán, màu gỗ nâu đỏ trong cái quán trần thấp hơi âm u bị đập toang bằng một chiếc mô-tô Steed Chopper sơn màu xanh lá cây. Không gian trong quán bị đảo lộn, phân ly bởi bảy chiếc xe án ngữ ngay cửa, bên lối đi, treo trên tường, dựng áp mái... Steed Chopper đời 1992, Honda H90 đời 1964, rồi mấy chiếc Mobylette, Velo Solex Pháp thời thượng của những năm 1950. Một chiếc Jawa của Tiệp Khắc bánh xe sau móc chặt trên tường sát trần nhà, bánh trước chúi xuống như cứ chực lao xuống đầu bất kỳ ai ngồi bên dưới.


15 thg 11, 2010

Cà phê Cổ ở Đà Lạt

Nơi thời gian đi giật lùi
TRẦN ĐỨC TÀI

Không gian café Cổ là bản hợp tấu những hòa âm chỏi. Màu xanh lá cây, đỏ, cam… của những chiếc xe máy đủ loại hồn nhiên giành giật sự chú ý bên cạnh những bàn ghế màu tối, những chiếc đĩa hát cũ đen đủi và những đèn măng-sông xỉn màu thời gian.

 Ngay cửa vào quán, màu gỗ nâu đỏ trong cái quán trần thấp hơi âm u bị đập toang bằng một chiếc mô-tô Steed Chopper sơn màu xanh lá cây. Không gian trong quán bị đảo lộn, phân ly bởi bảy chiếc xe án ngữ ngay cửa, bên lối đi, treo trên tường, dựng áp mái... Steed Chopper đời 1992, Honda H90 đời 1964, rồi mấy chiếc Mobylette, Velo Solex Pháp thời thượng của những năm 1950. Một chiếc Jawa của Tiệp Khắc bánh xe sau móc chặt trên tường sát trần nhà, bánh trước chúi xuống như cứ chực lao xuống đầu bất kỳ ai ngồi bên dưới.

Không chỉ đối chọi về tỷ lệ khi những chiếc xe kềnh càng sắp cạnh những vật trang trí nhỏ nhắn. Bản thân những đồ trang trí cũng đã mâu thuẫn nhau. Một tượng đồng Quan Công phương đông vui vẻ vung đao bên cạnh chiếc kèn cor phương Tây. Mấy chiếc điện thoại cũ kỹ loại quay số bình lặng nằm ngủ kề chiếc máy chiếu phim nhựa 8mm của Liên Xô vênh mặt nhớ quá khứ vàng son. Nhìn ra ô cửa sổ xanh rợp màu cao nguyên lại là những chiếc đèn bão rỉ sét vị muối mặn của đại dương. Chưa hết những điều tương phản. Trên chiếc máy hát đĩa ở góc nhà, một đĩa nhựa 33 tour còn nguyên bao bì, dù đã sờn ố, lại là một album của chàng ca sĩ mù Feliciano của thập niên 1970 mang kính đen hát bài “Light My Fire” (Thắp sáng ngọn lửa).

1 thg 7, 2010

Chuông đá - Đến quán cafe không phải để uống cafe

Cà phê Chuông đá nằm trên lộ 14, đường vào Buôn Ma Thuột. Khi còn cách trung tâm thành phố khoảng 3 km, bạn nhìn bên tay phải có một cổng vào nhỏ, rậm dây leo với 2 phiến đá trắng như thế này:


Bảng hiệu

Nếu xét theo tiêu chuẩn quán cà phê thì Chuông đá hơi bị chảnh. Giờ mở cửa từ 7 giờ sáng đến 5 giờ chiều, thứ hai nghỉ!