Tòa Thánh Tây Ninh hay còn được người dân địa phương gọi với cái tên thân thuộc là Đền Thánh. Đây là Cụm kiến trúc với hơn 100 công trình lớn nhỏ nằm trong khuôn viên rộng hơn 1,2 km². Tòa thánh được coi là tổ đình - cơ sở thờ tự cấp Trung ương của đạo Cao Đài. Công trình khởi công năm 1933, hoàn thành năm 1947 nhưng đến năm 1955 mới khánh thành. Tòa Thánh Tây Ninh được góp sức xây dựng bởi người dân mà họ không lấy bất kỳ chi phí công sức nào, thậm chí họ còn không lấy vợ, cưới chồng trong thời gian thi công để đảm bảo đủ âm dương cho công trình. Mọi lý thuyết về kích thước, kiến trúc đều được Đức Lý Giáo Tông Giáng Cơ chỉ đạo người dân thực hiện. Cứ như vậy, công trình Tòa Thánh Tây Ninh được hoàn thiện sau 22 năm xây dựng.
Mặt tiền Tòa thánh Tây Ninh. Ảnh: Thông Thiện/ Báo ảnh Việt Nam
Một tín đồ đạo Cao Đài hành lễ khi đi ngang qua chính điện Tòa thánh Tây Ninh. Ảnh: Thông Thiện/ Báo ảnh Việt Nam
Ngoài lối vào chính, Tòa Thánh có 6 lối vào phụ, hai bên có tượng Kim
Mao Hẩu (sư tử lông vàng – con vật Văn Thù Bồ Tát cưỡi trong tích truyện
Phật giáo). Ảnh: Thông Thiện/ Báo ảnh Việt Nam
Bước vào bên trong Tòa Thánh Tây Ninh, du khách sẽ ngỡ ngàng trước một công trình kiến trúc vô cùng độc đáo. Tại đây, bạn sẽ thoải mái chiêm ngưỡng những chạm khắc vô cùng tinh tế, cho thấy sự tài hoa của những người đã xây dựng nên công trình nổi tiếng này. Lối vào Tòa thánh gồm 12 cổng được chạm khắc hình Tứ linh (long, lân, quy, phụng) và hoa sen. Trong đó, chánh môn là cửa lớn nhất với cách trang trí khác biệt mang hình lưỡng long tranh châu.
Lầu Chuông Trống ở Tòa thánh Tây Ninh. Ảnh: Thông Thiện/ Báo ảnh Việt Nam
Trên nóc Tòa thánh có tượng Phật ngồi trên lưng hổ và tòa sen. Biểu tượng con hổ tượng trưng năm Bính Dần (1926) là năm khai Đạo Cao Đài. Ảnh: Thông Thiện/ Báo ảnh Việt Nam
Xung quanh vách của Đại điện có những khung cửa sổ được trang trí bằng
họa tiết hoa sen đỡ một khung hình Thiên Nhãn chính giữa một tam giác
đều, có làm những tia hào quang phát ra. Ảnh: Thông Thiện/ Báo ảnh Việt Nam
Ở trần nhà và những bức tường là các họa tiết chạm khắc vô cùng tinh tế, thể hiện sự tận tâm và tài hoa của những tín đồ đạo Cao đài đã góp phần xây nên công trình này. Ảnh: Thông Thiện/ Báo ảnh Việt Nam
Biểu tượng của đạo Cao Đài là hình một con mắt nằm trong hình tam giác, tượng trưng cho Thượng đế. Ngoài ra, đạo còn thờ các vị như Phật Thích Ca, chúa Jesus, Khổng Tử, Lão Tử, Phật Bà Quan Âm... Những hình ảnh này được khắc họa nhiều nơi quanh Tòa thánh, nhất là cửa chính. Bên trong tòa thánh có hai hàng cột rồng, sơn xanh, đỏ, trắng. Trên trần nhà là 9 khoảng trời mây và sao. Khu chính điện thờ Thiên Nhãn nằm trên quả càn khôn có 3.027 ngôi sao (tượng trưng cho 3.072 quả địa cầu).
Đạo Cao Đài tên gọi đầy đủ là Đại Đạo Tam Kỳ Phổ độ, ra đời năm 1926 tại ấp Long Trung, xã Long Thành, huyện Hoà Thành, tỉnh Tây Ninh do một số công chức, tư sản, địa chủ, trí thức sáng lập và phát triển chủ yếu ở các tỉnh, thành phố Nam Bộ. Từ năm 1995 đến nay, Nhà nước đã công nhận tổ chức tôn giáo đối với 10 Hội thánh Cao Đài, 21 tổ chức Cao Đài hoạt động độc lập và cấp đăng ký hoạt động tôn giáo đối với 01 pháp môn Cao Đài.
(Nguồn: Ban Tôn giáo Chính phủ)
Bát quái đài là khu vực nằm ở phía cuối của Đền Thánh, có 8 cột trụ rồng xếp thành hình Bát Quái. Ở giữa là quả Càn Khôn với đường kính 3,3 m. Đây cũng chính là phần đặc biệt của Tòa Thánh so với các thánh thất khác của Đạo Cao Đài. Ảnh: Thông Thiện/ Báo ảnh Việt Nam
Với kiến trúc độc đáo, thể hiện một sự dung hòa của nhiều yếu tố tâm
linh từ Đông sang Tây, Tòa Thánh Tây Ninh không chỉ là nơi hành hương
của các tín đồ đạo Cao Đài mà còn thu hút một lượng lớn du khách trong
và ngoài nước tới tham quan mỗi năm. Ảnh: Thông Thiện/ Báo ảnh Việt Nam
huôn viên Nội ô Tòa Thánh Tây Ninh có diện tích lên đến 100 hecta, xung
quanh được bao bọc bằng 4000 m hàng rào gạch chắc chắn và 12 cổng tam
quan. Ảnh: Thông Thiện/Báo ảnh Việt Nam
Toàn cảnh khuôn viên Tòa thánh Tây Ninh. Ảnh: Nguyễn Thắng
Công trình Tòa Thánh Tây Ninh hội tụ nhiều kiến trúc độc đáo từ nhiều công trình tôn giáo trên thế giới. Đây cũng là công trình thể hiện rõ tôn chỉ của đạo Cao Đài, đó chính là: Tam giáo quy nguyên, Phục Nhứt Ngũ Chi (ba nền tôn giáo trở về gốc, năm nhánh đạo trở lại thành một). Đây là công trình có kiến trúc độc đáo với sự phối hợp hài hòa giữa đất trời và con người. Tòa Thánh Cao Đài Tây Ninh là một nơi rất thiêng liêng để phục vụ nhu cầu chiêm ngưỡng và cúng bái, là nơi hội tụ kiến trúc độc đáo của triết học Đông – Tây. Vì vậy, Tòa Thánh Tây Ninh là một trong những điểm du lịch tôn giáo lý tưởng tại địa phương này.
Bài: Lê Minh - Ảnh: Nguyễn Thắng, Thông Thiện
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét