1 thg 7, 2016

Thần dược trị bá bệnh của một thời

Sau 1975, dầu Nhị Thiên Đường ngừng hoạt động. Dòng họ Vi ra định cư nước ngoài và nhãn hiệu Nhị Thiên Đường tuy không còn sản xuất ở Việt Nam nhưng vẫn được sản xuất ở nước ngoài.

Thời bao cấp xuất hiện những chai dầu Nhị Thiên Đường giả mạo, sau này người Việt xài dầu Nhị Thiên Đường sản xuất ở Hong Kong nhập về.

Khi còn học cấp I, bọn trẻ con chúng tôi đều biết câu đồng dao: “Nhất dương chỉ, Nhị thiên đường, Tam tông miếu, Tứ đổ tường, Ngũ vị hương, Lục tào xá”, bốn câu sau lúc đó chưa biết là gì, chỉ biết hai câu đầu. Nhất dương chỉ là môn võ tuyệt luân trong truyện kiếm hiệp Kim Dung, mà ngày đó kiếm hiệp Kim Dung người miền Nam phần nhiều đều nằm lòng. Dầu Nhị Thiên Đường còn phổ biến hơn vì phụ nữ, nhất là các cô, các bà lớn tuổi ít ai không có trong túi một lọ dầu ve bằng ngón út đựng ít dầu màu nâu đỏ mang nhãn hiệu ông Phật mập này.

Cô Tô lãng mạn và nguyên sơ

Đến với Cô Tô (huyện đảo Cô Tô, Quảng Ninh), du khách được thưởng thức một không gian trong lành, đầy nắng và gió. Vì mới phát triển du lịch nên không gian nơi đây vẫn còn nguyên sơ. 

Cô Tô nhìn từ biển - Ảnh: Phạm Tô Chiêm 

Cô Tô có tên cổ là Chàng Sơn, từ lâu đời đã là nơi cư trú ngụ của thuyền bè ngư dân vùng Đông bắc. Năm 1832, Nguyễn Công Trứ với cương vị Tổng Đốc Hải Dương - An Quảng đã xin triều đình cho thành lập làng xã, cắt cử người cai quản. Làng đầu tiên ở đây được Nguyễn Công Trứ đặt là làng Hướng Hoá.

Cảnh đẹp chùa Hạnh Phúc Tăng

Chùa Sanghamangala theo tiếng Ba Li có nghĩa là hạnh phúc gia đình tọa lạc tại ấp Trung Trạch, xã Trung Thành, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long. Chùa này được xem là một biểu tượng văn hóa truyền thống đặc sắc của đồng bào Khmer bởi lối kiến trúc cổ xưa rất độc đáo. 

Hôm chúng tôi đến, chánh điện chùa mới trùng tu xong khá đẹp mắt mang dáng dấp kiến trúc Ấn Độ, vừa mang đường nét kiến trúc Thái Lan.


Ông Kim Quang, ngụ tại thị trấn Vũng Liêm cho biết “…đây là nơi sinh hoạt văn hóa tinh thần của bà con người dân tộc Khơ Me, chúng tôi tự hào vì ngôi chùa đã được công nhận di tích lịch sử cấp quốc gia, vì vậy chúng tôi giáo dục cháu con phải ra sức gìn giữ di tích này...”

Linh thiêng chùa Đại Thọ ở Vĩnh Long

Những ai đã từng có dịp đến tham quan tìm hiểu về chùa Đại Thọ (tọa lạc tại ấp Đại Thọ, xã Loan Mỹ, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long) đều có chung nhận xét: Ngôi chùa này rất trầm mặc, cổ kính, mang nhiều dấu ấn rất huyền bí pha lẫn sự linh thiêng rất lạ thường.

Một góc chùa Đại Thọ

Ông Thạch Nghét, ngụ ấp Kỳ Son, xã Loan Mỹ cho biết “…ngôi chùa này có từ lâu đời, là nơi để bà con người Khơ Me đến cúng dường ngày thường lẫn ngày lễ truyền thống. Đây là niềm tự hào về di sản văn hóa cổ của chúng tôi…”. 

Một lần say men rượu ngô Bản Phố

Rượu ngô Bản Phố, cái tên đã quá nổi tiếng mỗi khi nhắc tới thứ rượu ngon đặc sản của vùng "cao nguyên trắng" Bắc Hà. Thứ rượu uống êm mà nặng, thơm lừng mùi riêng biệt của đất trời Tây Bắc này cùng với rượu táo mèo, rượu San Lùng là những loại rượu nổi tiếng của tỉnh Lào Cai. 

Rượu ngon là thế, nổi tiếng là thế nhưng hẳn ít ai biết được để nấu một mẻ rượu ngô Bản Phố cần có những nguyên liệu gì, các công đoạn ra làm sao. Tôi đã lên tận xã Bản Phố, huyện Bắc Hà để được chứng kiến tận mắt quy trình nấu rượu của người dân, tìm hiểu xem vì sao thứ rượu ấy lại ngon và nổi tiếng đến thế. Anh Lý Seo Thồng, chủ cơ sở sản xuất rượu ngô Hồng Mi, người xã Bản Phố, huyện Bắc Hà đã vui vẻ cho tôi xem đủ các công đoạn để nấu ra một mẻ rượu ngô ở đây.
Theo anh Thồng kể lại, nghề nấu rượu ngô của người Mông đã có từ hàng trăm năm trước, giờ hỏi chính xác vào lúc nào cũng không ai biết rõ. Để nấu một mẻ rượu ngô khá kỳ công, trung bình cũng phải mất đến gần 2 tuần. Những bắp ngô được thu hoạch ở Bắc Hà dùng nấu rượu phải phơi cho thật khô, hạt phải không bị mọt thì mới cho ra những mẻ rượu nhiều và thơm. Nước luộc ngô là nước suối Hang Dể. “Dùng nước khác thì rượu khác ngay”. 

Độc đáo chợ lợn con ở Nghệ An

Chợ lợn con được hình thành hơn 10 năm nay ở xã Tràng Sơn (Đô Lương). Tại đây người dân tìm đến để mua lợn giống về nuôi còn tiểu thương thu mua để bán lại. Chợ gồm các giống như: lợn đen, lợn móng cái, lợn đại bạch.

Chợ lợn giống được họp ở ven đường nơi có nhiều người qua lại. Đây là "điểm hẹn" của người bán và người mua thuộc các huyện Đô Lương, Yên Thành, Nghĩa Đàn, Tân Kỳ… 

Những sản vật quê ven đường xứ Nghệ

Dọc theo tuyến đường 15A từ huyện Tân Kỳ qua Đô Lương, Nam Đàn xuống thành Vinh bắt gặp nhiều sản vật quê của người dân hai bên đường bày bán. Mỗi nhà một vài thức món làm nên nét đặc trưng cho con đường trong mùa hè này.

Tuyến đường 15A nối các huyện: Tân Kỳ, Đô Lương, Nam Đàn đến TP Vinh. Dọc đường đi thường bắt gặp nhiều sản vật quê của người dân bày bán hai bên đường. Trong ảnh là đoạn đi qua xã Mỹ Sơn (Đô Lương) 

7 món hải sản gây "thương nhớ" ở Nam Du

Đến với Nam Du - một quần đảo nằm ở phía Đông Nam đảo Phú Quốc, bạn sẽ không khỏi choáng ngợp trước những cảnh đẹp mà nơi đây mang lại. Không chỉ có vậy, khi đến đây bạn sẽ được thưởng thức nhiều món đặc sản đậm chất miền biển, không 
phải nơi nào cũng có. 

Nam Du có rất nhiều món hải sản dân dã, lạ miệng và tươi ngon. Trong đó, có nhiều món ăn hấp dẫn khiến khách phương xa từng ghé qua thưởng thức phải thương nhớ và thường xuyên quay trở lại. Đó là các món mực trứng hấp gừng, sò điệp nướng mỡ hành, cá xanh xương nướng giấy bạc, canh chua cá bớp, cháo nhum, nhum nướng mỡ hành, khô cá.

Mực trứng hấp gừng

Mực trứng là hải sản giàu dinh dưỡng và dễ chế biến thành nhiều món ngon nên rất được ưa chuộng. Vào mùa sinh sản, số lượng mực có trứng chiếm đến 70%.

Những con mực trứng được làm sạch, sau đó ướp với muối, đường, hạt nêm. Tiếp đến là xếp lên trên chiếc dĩa, hấp với ớt thái sợi, gừng, củ hành đã được chẻ nhỏ. Mực trứng nên hấp vừa tới, dai giòn mà lại thơm mùi gừng. Món ăn này sẽ ngon hơn khi được ăn cùng với nước mắm gừng có vị chua ngọt sẽ là hợp vị nhất. 

Bạn sẽ khó lòng từ chối món mực trứng hấp gừng tươi ngon này. 

Chợ đầu mối hoa quả nổi tiếng nhất Hà Nội

Những thùng hoa quả theo mùa được xếp chồng, hàng nghìn sọt rau, bao tải các loại củ ngổn ngang. Chính màu sắc rực rỡ, sự ồn ào và hỗn loạn của chợ đêm là điểm hấp dẫn du khách.

Chợ Long Biên thuộc quận Ba Đình, Hà Nội, nằm dưới gầm cầu Long Biên, phía sau đường Trần Nhật Duật. Trên diện tích 27.148 m2, chợ bán đủ các mặt hàng và được chia thành từng khu riêng biệt như: thủy sản; thực phẩm gia súc, gia cầm; rau củ; hoa quả…. 

Phở Thìn Lò Đúc – quán chỉ một món vẫn hút khách suốt 30 năm

Danh tiếng phở Thìn Lò Đúc không chỉ giới hạn ở thủ đô, thương hiệu này đã được “xuất ngoại” và làm hài lòng du khách quốc tế. Tuy vậy, phở Thìn ngon hay không đủ ngon, hương vị giống hay không còn như xưa vẫn là điều gây tranh cãi.

Ở Hà Nội, có những gia đình suốt bao nhiêu năm vẫn giữ thói quen đi ăn phở Thìn Lò Đúc mỗi sáng cuối tuần, lại có những thực khách kiên quyết tẩy chay địa chỉ này sau một lần đến ăn thử. Quán không giữ khách, nhưng không có ai phủ nhận đây là một trong những quán phở đông khách nhất nhì Hà thành. 

Trong khi các quán phở khác phục vụ từ phở gà đến phở bò, từ tái gầu đến chín nạm, ở đây chỉ có duy nhất món phở bò tái lăn. Ảnh: Phiêu Linh