18 thg 5, 2020

Ngọn nguồn sông Thương

Sông Thương nằm cạnh Phủ Lạng Thương, không dữ dằn, cuồn cuộn như sông Đà, sông Lô hay mênh mang như sông Hồng, trầm mặc như sông Hương, nhưng lại rất nên thơ, nên nhạc và chứa đầy trầm tích lịch sử, văn hóa.

Lục Ngạn không chỉ có trái ngọt

Từ lâu, Lục Ngạn (Bắc Giang) được du khách gần xa biết đến là vùng đất bốn mùa trái ngọt. Đến Lục Ngạn, du khách còn có dịp ghé thăm cây thị ngàn năm tuổi, làng nghề truyền thống Thủ Dương, du ngoạn hồ Khuôn Thần thả mình cùng những làn điệu dân ca dân tộc Nùng, Sán Chí... 

Từ Hà Nội theo Cao tốc Hà Nội - Bắc Giang, du khách tới TP Bắc Giang rẽ phải theo quốc lộ 31 chừng 40km là tới thị trấn Chũ (Lục Ngạn). Thời điểm này, vải đang vào mùa đậu quả. Vải thiều sinh trưởng nhanh, lớn trông thấy hằng ngày. Khi tiếng chim tu hú gọi bầy là đến mùa thu hoạch (khoảng cuối tháng Tư, đầu tháng Năm âm lịch). 


Vải thiều Lục Ngạn đang vào mùa đậu quả.

Độc đáo văn hóa người Dao Bắc Giang

Dân tộc Dao trên địa bàn tỉnh Bắc Giang có khoảng 10 nghìn người cư trú tại 4 huyện miền núi: Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam và Yên Thế. Trong đó, người Dao tập trung nhiều nhất tại huyện vùng cao Sơn Động.
Trước đây, đồng bào Dao sống du canh, du cư nay đã định canh, định cư ổn định. Dù cuộc sống thay đổi song phong tục, tập quán, nét sinh hoạt của người Dao vẫn giữ được bản sắc văn hóa đặc trưng của mình. Hiện đồng bào Dao luôn đoàn kết với đồng bào các dân tộc trong tỉnh, cùng chung tay xây dựng cuộc sống no ấm, hạnh phúc.

Phụ nữ bản Na Lang, xã Phong Minh (Lục Ngạn) bảo tồn trang phục truyền thống.

Hội cướp cầu đình Nội

Đình Nội ở xã Việt Lập, huyện Tân Yên (Bắc Giang) nằm trong hệ thống di tích Những địa điểm khởi nghĩa Yên Thế ở Bắc Giang đã được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt. Ngôi đình không chỉ nổi tiếng xứ Kinh Bắc về nghệ thuật chạm khắc tinh tế, nơi ghi dấu cuộc khởi nghĩa của những người nông dân áo vải mà còn được nhiều người biết đến với lễ hội cướp cầu độc đáo.

Hai đội chơi giành cầu.

Lễ hội truyền thống xưa được tổ chức quy mô với nhiều nghi lễ và trò chơi dân gian hấp dẫn. Lễ vật dâng cúng Thánh trong lễ hội được quy định theo hương ước làng. Vật phẩm gồm: Lợn đen tuyền, gà cánh phượng, cây xôi, cây quấn.

Nguyễn Viết Chất- Nhà khoa bảng đầu tiên của Bắc Giang

Năm Thần Vũ thứ 2 (1070), vua Lý Thánh Tông cho xây dựng Văn Miếu ở Thăng Long để tôn thờ Khổng thánh và làm nơi các Hoàng tử đến học. Sau đó 5 năm, niên hiệu Thái Ninh thứ 4, vua Lý Nhân Tông cho tổ chức khoa thi Minh kinh bác sĩ đầu tiên để kén chọn người giỏi văn, thông tỏ kinh sách ra làm quan, phò vua giúp nước.
Ngoài Văn Miếu, sử cũ không ghi về hệ thống trường học khác ở Kinh kỳ và các lộ, châu nhưng chắc rằng ở chốn thiền lâm, các nhà sư là người trực tiếp tham gia đào tạo, tuyển chọn nguồn nho sinh ưu tú cho các kỳ thi cao cấp mà thời kỳ đầu nhà Lý khai mở nền khoa cử.

Xã Trí Yên, huyện Yên Dũng quê hương của nhà khoa bảng Nguyễn Viết Chất. Ảnh: Văn Vĩnh

Đô đốc Giáp Văn Cương - Vị tướng Trường Sa

Tướng Giáp Văn Cương - Anh hùng lực lượng vũ trang, sinh ngày 13-9-1921 tại làng Thép Thượng, xã Bảo Đài, huyện Lục Nam. Ông là vị tướng mà cả ở đời thường và trong cuộc đời binh nghiệp có khá nhiều điều đặc biệt rất thú vị. Đây là người đầu tiên của Hải quân nhân dân Việt Nam được phong hàm Đô đốc (Thượng tướng), đồng thời là vị tướng hai lần nắm giữ trọng trách Tư lệnh Hải quân ở hai giai đoạn khác nhau.

Đô đốc Giáp Văn Cương gặp gỡ chiến sĩ công binh xây dựng đảo Tiên Nữ. Ảnh tư liệu.