10 thg 3, 2020

Làng nghề nuôi cá lồng trên sông Kinh Thầy

Người dân ở xã Nam Tân, (huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương) đã có kinh nghiệm nuôi cá lồng từ lâu. Tận dụng lợi thế của con sông Kinh Thầy chảy qua để lấy nước sạch nuôi cá lồng, mở ra hướng đi mới cho nghề nuôi trồng thủy sản ở nơi đây.

Mô hình nuôi cá lồng trên sông Kinh Thầy đã xuất hiện từ năm 2009. Theo lời chỉ dẫn của ông Bùi Hữu Chỉnh, Chủ tịch UBND xã Nam Tân, chúng tôi đã tìm đến nơi nuôi cá lồng của anh em anh Trần Văn Thiện, Trần Văn Tín ở thôn Trung Hà, xã Nam Tân. Đầu tư hàng chục tỷ đồng vào nuôi cá lồng từ khâu làm lồng, bè cá, nguồn cá giống, thức ăn cho cá, anh Trần Văn Thiện và anh Trần Văn Tín là những người tiên phong trong việc nuôi cá lồng trên sông và cho đến nay đã thu được những thành quả nhất định. 

Cám Cargill, nguồn thức ăn chính cho cá được đưa đến tận lồng. 

Độc đáo nón lá Phú Châu

Vào những ngày này, chúng tôi có dịp được về thăm làng làm nón Phú Châu, (huyện Ba Vì, Hà Nội) nơi sản xuất ra những chiếc nón có độ bền cao cung ứng cho toàn miền Bắc. 

Nghề làm nón tại xã Phú Châu bắt đầu hình thành từ năm 1939, khi đó có một cô gái làng Chuông tên Phạm Thị Nhàn ở huyện Thanh Oai lấy chồng về xã đã mang theo nghề từ quê rồi chuyền lại cho hàng xóm. Đến nay, toàn xã Phú Châu có đến 90% hộ làm nón, mang lại thu nhập ổn định cho người dân những lúc nông nhàn.

Người dân xã Phú Châu phơi lá đót ở trước sân đình làng. 

Điều bất ngờ về phong thủy “chuẩn không cần chỉnh” của lăng Khải Định

Phía sau vẻ ngoài kỳ lạ với nhiều yếu tố ngoại lai, lăng vua Khải Định tuân thủ rất nghiêm ngặt các yếu tố phong thủy truyền thống như tiền án, hậu chẫm, hổ phục, rồng chầu, minh đường, thủy tụ...

Tọa lạc trên triền núi Châu Chữ (xã Thủy Bằng, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên – Huế), lăng vua Khải Định còn gọi là Ứng Lăng, được coi là lăng mộ có kiến trúc độc đáo nhất trong số các lăng mộ của vua nhà Nguyễn ở Cố đô Huế

Khám phá loạt đền chùa nổi tiếng quanh phố Trúc Bạch

Phố Trúc Bạch (phường Trúc Bạch, Ba Đình, Hà Nội) đang là tâm điểm chú ý của cả nước khi một phần khu phố trở thành khu cách ly để ngăn ngừa dịch bệnh Covid-19. Khu vực quanh con phố này là nơi tọa lạc nhiều đền chùa cổ nổi tiếng của Hà Nội...

1. Nằm bên hồ Tây, cách phố Trúc Bạch khoảng 200 mét, chùa Trấn Quốc có lịch sử 1500 năm, được coi là ngôi chùa lâu đời nhất của Thủ đô. Theo sử sách, chùa được xây dựng từ thời Lý Nam Đế (541 – 547). Vào các thời Lý và thời Trần, chùa là trung tâm Phật giáo của kinh thành Thăng Long.

9 thg 3, 2020

Chùa Đèn Cầy ở Trảng Bom

Chùa Đèn Cầy là tên dân gian gọi ngôi Viên Giác Thiền tự, một ngôi chùa ở ấp Đoàn Kết, xã Giang Điền, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai. Tên ngôi chùa có vẻ chưa quen thuộc lắm phải không? Và đọc địa chỉ, ta nghĩ đến một vùng quê xa xôi hẻo lánh, phải không?

Tất cả đều đúng. Ngôi chùa mới được lập nên cách đây chưa lâu, vào năm 1996, và được công nhận là cơ sở thừa tự còn trễ hơn nữa, năm 2008. Do vậy không thể được quen tên như những ngôi chùa đã khai sơn hàng trăm năm. Còn con đường đến chùa, đúng là vắng vẻ, qua những mảnh đất ruộng rẫy khô cằn.

Cổng chùa

Hồ Hòa Trung - Vẻ đẹp hoang sơ

Nằm trên địa bàn 2 xã Hòa Liên và Hòa Ninh (huyện Hòa Vang), cách đường DT602 gần 7km và cách trung tâm thành phố Đà Nẵng 20km, hồ Hòa Trung có không gian đẹp như một bức tranh với hồ nước, đồng cỏ xanh và nắng vàng.
Đây là món quà thiên nhiên ban tặng cho những ai muốn khám phá nét hoang sơ, thích thả hồn phiêu lãng ở vùng quê bình dị và tận hưởng giây phút yên bình. Không chỉ có giá trị cung cấp nguồn nước tưới tiêu, sinh hoạt cho các vùng lân cận, hồ nước này hiện nay còn mang giá trị về du lịch. 

Cảnh đẹp hoang sơ của hồ Hòa Trung vào mùa nước cạn. (Ảnh: Phòng Văn hóa-Thông tin huyện Hòa Vang cung cấp)