29 thg 2, 2020

Tìm về chợ Két

Nằm ở thôn Xuân Phổ Tây, xã Nghĩa Kỳ (Tư Nghĩa), chợ Két hình thành và tồn tại hơn một thế kỷ qua. Tại đây, các mẹ, các chị bày bán những mặt hàng dân dã, cây nhà lá vườn hoặc chính tay "nhà làm". Bởi thế, dù là chợ nhỏ, nhưng nơi này đã tồn tại qua nhiều biến cố và cái tên chợ được người dân đặt từ loài chim két trú ngụ khá nhiều ở nơi đây.

Xuân Phổ Tây là một thôn nằm dọc theo ven sông Trà Khúc. Mỗi năm, sau khi kết thúc mùa mưa, lượng phù sa đổ về đây khá lớn, do đó những bãi bắp, ruộng mía phát triển xanh mướt. Theo nhiều người dân sống ở đây, trước kia, mảnh đất Xuân Phổ được mệnh danh là đất của những loại cây trồng như bắp, đậu, mía, khoai, sắn. Vì thế, hằng năm cứ tới ngày mùa, chim két lại kéo về đây sinh sản, làm tổ khiến mùa màng trở nên vui tươi hơn. Từ đó, người dân đặt tên cho chợ cóc của thôn là chợ Két. 

Hình thành và tồn tại hơn một thế kỷ qua, chợ Két là nơi giao thương buôn bán đầu tiên của người dân thôn Xuân Phổ Tây, xã Nghĩa Kỳ (Tư Nghĩa). 

Tết Hoa của người Cống

Tết Hoa mào gà hay còn gọi là Tết Hoa, theo tiếng của đồng bào Cống là Mền Loóng Phạt Ái. Đây là Tết cổ truyền của đồng bào dân tộc Cống ở tỉnh Điện Biên, thường được tổ chức vào tháng 10 âm lịch hàng năm, là dịp tri ân công đức tổ tiên, những người đầu tiên lập bản, thần linh thổ địa đã phù hộ cho dân bản một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi và cùng cầu xin cho một năm mới an lành, no ấm. 

Sở dĩ được gọi là Tết Hoa mào gà là bởi trong những ngày này người Cống chọn hoa mào gà để trang trí nhà cửa và làm lễ vật dâng cúng. Theo quan niệm của người Cống, hoa mào gà là biểu tượng của sự may mắn, tốt đẹp. Loại hoa này được coi là cây cầu nối hai thế giới âm dương, là con đường mà linh hồn tổ tiên đi từ thế giới thiêng về nơi thờ cúng.

Trước Tết một ngày, nhà nào nhà nấy đều lên nương hái những bông mào gà đẹp nhất mang về trang hoàng nhà cửa, đặc biệt đây là loài hoa duy nhất được cắm trên cây hoa dâng cúng thần linh, tổ tiên. Cây hoa được làm từ một cây tre hoặc nứa, trên có buộc những bông hoa mào gà, dưới gốc buộc hai ống rượu cần.

Người Cống lên nương chọn những bông hòa mào gà đẹp nhất dâng lên tổ tiêng trong dịp Tết.

Phố Hàng Chiếu: Con phố xưa chuyên bán súng ống đạn dược

Vào thời thuộc địa, ở đầu phố Hàng Chiếu có các cửa hàng chuyên buôn súng ống đạn dược cho quân đội Pháp nên khu vực này được chính quyền thực dân bảo vệ rất nghiêm ngặt...

Phố Hàng Chiếu là một con phố dài 280 mét, kéo dài từ cửa ô Quan Chưởng đến ngã tư phố Đồng Xuân - Hàng Mã - Hàng Đường ở phố cổ Hà Nội. Lịch sử con phố này có nhiều điều đặc biệt mà không phải ai cũng tường tận

Phố Hàng Thùng: Nơi ngày xưa bán thùng gánh nước

Tên gọi phố Hàng Thùng ở Hà Nội gắn với một nghề độc đáo, liên quan mật thiết đến đời sống của hàng vạn người dân thủ đô vào thời buổi nước máy còn chưa thịnh hành...

Phố Hàng Thùng là con phố dài khoảng 220 mét, kéo dài từ đường Trần Quang Khải đến phố Cầu Gỗ ở mạn Đông Nam khu phố cổ Hà Nội. Xưa kia đây là đất các thôn Sơ Trang và Đông Yên, thuộc tổng Hữu Túc, huyện Thọ Xương, phía đông kinh thành Thăng Long cũ

28 thg 2, 2020

Bên mộ cụ Đồ Chiểu

Tui viếng mộ cụ Đồ Chiểu (xã An Đức, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre) lần trước cách đây cả ngàn năm, chính xác là năm 1999 thuộc thiên niên kỷ trước. Ngàn năm trước, nơi đây chỉ có ngôi mộ ông và mộ bà đơn sơ nằm bên nhau, cạnh đó là mộ của cô con gái Sương Nguyệt Anh. Cạnh mộ là nhà thờ nhỏ để người người thắp nhang tưởng niệm ông bà và con gái.

Ngàn năm sau, vào một ngày đầu năm 2020, tui lại có dịp viếng mộ cụ Đồ Chiểu. Bây giờ bên cạnh mộ người ta đã bày tỏ lòng tôn kính bằng cách xây một ngôi đền thờ thật trang trọng. Đền thờ và khu mộ có tổng diện tích là 13.000 m2, được khánh thành ngày 1/7/2002 nhân dịp kỷ niệm 180 năm ngày sinh của cụ Đồ Chiểu (1/7/1822). Nơi đây đã được công nhận là Di tích Lịch sử Văn hóa cấp Quốc gia từ năm 1993 và nâng lên thành Di tích quốc gia đặc biệt năm 2017.

Cổng vào khu đền thờ.

Chợ hoa Hàng Lược – chợ hoa lâu đời nhất thủ đô

Hằng năm, chợ hoa Hàng Lược họp tử khoảng Tết ông Công, ông Táo (23 tháng Chạp) cho tới tận chiều tối ngày 30 Tết. Trong hàng trăm năm tồn tại, chỉ có duy nhất một năm chợ hoa Hàng Lược không họp...

Nói về ngày Tết ở Hà Nội, sẽ là thiếu sót nều không nhắc đến chợ hoa Hàng Lược – chợ hoa lâu đời nhất thủ đô

Rực rỡ sắc màu thổ cẩm Mỹ Nghiệp

Trong những câu chuyện kể của đồng bào Chăm, làng Mỹ Nghiệp (thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước, Ninh Thuận), trong tiếng Chăm là Ca Klaing là một trong những làng nghề dệt đầu tiên của kinh đô Panduranga - Vương quốc Chăm Pa xưa và được xem là một trong những làng nghề cổ nhất Đông Nam Á còn giữ gìn di sản này tới ngày hôm nay.

Cái nôi nghề dệt của người Chăm
Trải qua nhiều thế kỷ với bao biến thiên của thời cuộc, nhưng ở làng Mỹ Nghiệp, khung cảnh và những công việc của những người phụ nữ cần mẫn dệt vải hầu như chẳng có gì thay đổi. Theo thống kê, có khoảng hơn 90% hộ dân làng Mỹ Nghiệp vẫn giữ nghề dệt để phục vụ nhu cầu của gia đình hoặc mở rộng sản xuất hàng hóa, kinh doanh. Khác chăng, thay vì sản xuất trong từng gia đình, đến nay, nhiều bà con đã tập hợp nhau về Hợp tác xã (HTX) dệt thổ cẩm Mỹ Nghiệp, có một gian nhà rộng rãi thoáng mát để sản xuất, trưng bày và giới thiệu cho du khách.

Để hoàn thiện một tấm vải phải mất nhiều công sức. 

Động Thiên Hà – “Chốn thần tiên” trong lòng di sản Tràng An

Bước đến động Thiên Hà (xã Sơn Hà, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình), du khách như được chu du miền tiên cảnh, cả hang động toát lên sự ảo diệu đẹp tuyệt.

Động Thiên Hà được thiên nhiên khéo léo chia thành hai khu vực riêng biệt gồm động khô và động ướt có chiều dài tổng thể 700 m. Tới đây, du khách được chiêm ngưỡng những vòm hang rủ nhũ xuống tạo thành những hình thù vô cùng kỳ thú, nơi có cảnh đẹp hữu tình, mê đắm lòng người mỗi khi ghé thăm. 

Vẻ đẹp hoang sơ kỳ vĩ của động Thiên Hà kết hợp với ánh sáng nhân tạo đủ màu sắc phản chiếu lên các nhũ đá tạo nên một khung cảnh kỳ ảo mê hoặc lòng người. 

27 thg 2, 2020

Khám phá núi Mộc đẹp hoang sơ, kỳ bí giữa lòng Mộc Châu

Núi Mộc mang vẻ đẹp sơn thủy hữu tình. Nơi đây không chỉ có núi đá, thác nước mà còn có hàng trăm loài động thực vật bản địa được bảo tồn nguyên trạng. 

Được ví như nàng thơ của núi rừng Tây Bắc, Mộc Châu đẹp mơ màng với những cánh đồng dâu tây đỏ rực, những vườn hoa cải, hoa mận trắng muốt và cũng đầy kỳ bí với những bản làng, núi rừng còn hoang sơ như Núi Mộc. Núi Mộc nằm ngay trung tâm thị trấn nông trường Mộc Châu, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La, là điểm đến lý tưởng cho du khách. 

Nhà thờ Phủ Cam – dấu ấn kiến trúc hiện đại ở thành phố Huế

Nhà thờ Phủ Cam là một điểm đến quen thuộc với nhiều du khách khi tới Huế. Đó là một công trình tôn giáo mang đậm dấu ấn kiến trúc hiện đại. 

Nhà thờ Phủ Cam ngự trên một ngọn đồi nhỏ có tên là Phước Quả, thuộc phường Phước Vĩnh, thành phố Huế; nằm ở bờ nam sông Hương. Công trình có một vị trí đẹp, chế ngự một không gian rộng lớn, xung quanh có nhiều công trình khác của Giáo hội. Nhà thờ Phủ Cam là một trong những giáo đường lớn nhất, nổi tiếng nhất xứ Huế và có lịch sử khá lâu đời.