2 thg 3, 2020

Bản Đá Bia

Bản Đá Bia (xã Tiền Phong, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình), nơi có những ngôi nhà sàn cổ làm Homestay, những món ăn dân dã của người Mường Ao Tá, những chum rượu cần đặc sánh ngọt lịm, những nét văn hóa đặc trưng đậm chất “bản địa” mộc mạc, dễ gần, mến khách, những vẻ đẹp thiên nhiên kì vĩ mà thơ mộng làm ngây ngất lòng người. 

Từ Tp. Hòa Bình đến với bản Đá Bia du khách có thể đi theo đường sông (đường thủy) và đường bộ rất thuận tiện. Đi đường bộ hay đường thủy lên bản Đá Bia đều có cái hay và thú vị của nó, với đường thủy du khách được ngắm cảnh lòng hồ Hòa Bình với làn nước trong xanh huyền ảo, các hòn đảo to, nhỏ nhấp nhô còn nguyên sơ với các thảm thực vật xanh mướt. Còn với đường bộ, du khách được trải nghiệm qua từng cung đường ngoằn nghèo hiểm trở, lúc lên dốc, lúc đổ đèo tạo cảm giác mạnh, hai bên đường cây xanh rợp bóng mát, hoa mua, hoa rừng nở rộ vàng ươm, tím ruộm cả tuyến đường, rất phù hợp cho những người thích khám phá, thích hòa hợp với thiên nhiên cỏ cây hoa lá.

Nơi đây còn giữ được nguyên vẹn những gì thuộc về tự nhiên, là một điểm thu hút đặc biệt đối với du khách đam mê khám phá. Đến đây, du khách có thể cảm nhận được sự thanh bình, yên tĩnh, không xô bồ, náo nhiệt, không ồn ào, ầm ĩ của thị thành, được hít hà bầu không khí trong lành, mát mẻ của núi rừng nguyên sinh, ngắm nhìn những áng mây trắng bồng bềnh trên đỉnh núi, cùng hòa trong tiếng hót của muôn loài chim thú ngân vang cả một vùng đất trời...

Toàn cảnh lòng hồ Hòa Bình, nơi du khách xuôi trên những du thuyền đến thăm bản Đá Bia.

Gùi của người Gia Rai

Cũng như các dân tộc tại chỗ khác ở Tây Nguyên, chiếc gùi rất gần gũi trong đời sống sinh hoạt và trở thành một nét văn hóa truyền thống của người Gia Rai. Với người Gia Rai, chiếc gùi được tạo nên từ bàn tay khéo léo của những người đàn ông lớn tuổi trong làng. Ngày nay, người Gia Rai đan gùi vừa để góp phần gìn giữ nghề truyền thống, vừa để bán nhằm kiếm thêm thu nhập trang trải chi phí sinh hoạt cho gia đình.

Hàng ngày, ngoài công việc giữ cháu, ông A Dót (62 tuổi) ở làng Điệp Lốc, xã Ya Tăng (huyện Sa Thầy) tranh thủ những lúc nhàn rỗi để đan gùi. Đây là việc làm yêu thích của ông A Dót từ khi còn nhỏ. Khi A Dót biết đi rừng, ông đã được cha của mình - ông A Lết dẫn vào rừng tìm kiếm các vật liệu và truyền dạy cho ông cách đan gùi. Dần dần những đam mê với việc vót từng cọng nan và tỉ mẩn đan lát lên những chiếc gùi làm vật dụng trong gia đình thấm vào máu thịt A Dót lúc nào không biết. Ở tuổi ngoài 60, A Dót không thể nhớ hết có bao nhiêu chiếc gùi được bàn tay khéo léo của mình làm nên.

Đến nay, ông A Dót đan gùi được hơn 40 năm. Ông chỉ còn 1 chân phải (do tai nạn lao động hồi trẻ), việc đi lại khó khăn nên vật liệu để đan gùi đều do các con của ông đi rừng kiếm được.


Đến nay, ông A Dót đan gùi được hơn 40 năm. Ảnh: ĐT 

Nghề làm bánh phồng tôm Bãi Xàu

Xuân về, tết đến, người dân quê tôi Sóc Trăng cũng không quên mua vài bịch bánh phồng tôm ăn tết hoặc làm quà biếu cho bà con, bạn bè gần xa.

Nghề làm bánh phồng tôm ở Sóc Trăng có nhiều địa phương sản xuất, nhưng có lẽ lâu đời hơn và ngon hơn là bánh phồng tôm Bãi Xàu. Đây là nghề thủ công mang tính gia truyền, bí quyết làm bánh thường được giữ kín, không truyền lại cho người ngoài. 


Địa danh Long Đức xưa và nay

Long Đức là một xã vùng sâu của huyện Long Phú, nằm dọc theo bờ kinh Saintard và sông Hậu. Có diện tích tự nhiên 2.851,56ha, chủ yếu là đất nông nghiệp, dân số khoảng 10.200 nhân khẩu, gồm 3 dân tộc Kinh – Khmer – Hoa (trong đó người Kinh chiếm đa số).

Long Đức là vùng đất sớm hình thành và phát triển, cùng với biết bao biến đổi thăng trầm, trải qua nhiều lần tách nhập chia cắt.

Theo sử liệu vùng đất Nam bộ, thì vào ngày 14-4-1896, Thống đốc Nam Kỳ ra nghị định xác nhận đề nghị của chủ tỉnh Sóc Trăng là MARCELLOT xin nhập làng đó là làng Long Hưng và làng Đại Đức. Làng Long Hưng có 4 ấp: An Đức, Hòa Đức, Thạnh Đức và Lợi Đức; làng Đại Đức cũng có 4 ấp: An Hưng, Hòa Hưng, Thạnh Hưng và Lợi Hưng thành xã Long Đức. Đến năm 1952, Ủy ban Kháng chiến hành chính tỉnh Sóc Trăng quyết định nhập hai xã Long Đức và Phú Hữu thành xã mới có tên gọi là Phú Đức. Nhưng đến năm 1954, sau Hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết thì xã Phú Đức được tách ra làm hai xã Long Đức và Phú Hữu cho đến nay.

Xóm “Lung Đệl”

“Lung Đệl”- có lẽ là một địa danh “lạ hoắc, lạ huơ” với những lớp hậu sinh sau này như tôi nhưng với những “lão nông tri điền” thuộc hàng U80 thì cũng có ít nhiều ông lão đã từng nghe và từng gọi...

Sinh thời, ông ngoại tôi thường kể về con kinh nhỏ ấy - một nơi đã gắn liền tuổi thơ của ngoại tôi, mấy cậu và cả tôi. “Hồi nẫm” con kinh này chỉ là con rạch nhỏ, cạn sệt, nước lớn chỉ ngập ngang cổ còn nước ròng thì cạn sát đáy. Bề ngang chỉ chừng chục thước, lại thêm nào dừa nước, nga, lau, sậy ken cứng hai bên nên con kinh đã nhỏ càng thêm nhỏ. Rồi thêm hàng vạn đám lục bình bịt kín lòng kinh quanh năm suốt tháng.

Xưa kia, vùng đất này thuộc điền của ông Hàm (xin dấu tên) nhưng do rất xa, lại là vùng đất bưng trũng trầm thủy chèo chống khó khăn nên rất ít khi đám cọp rằn lui tới hoạnh họe. Tôi còn nhớ, cái xóm nhỏ với vài chục căn nhà cũng rất nhỏ cất cặp bờ kinh ấy không hề có chiếc vỏ máy nào mà chỉ rặt ròng xuồng ba lá, ghe tam bản mới có thể chèo chống vượt qua được khúc lục bình đặc cứng dài thậm thượt ấy. Tôi không nhớ mình đã bao nhiêu lần “luồn” xuống đám lục bình ấy để bẻ mớ bông về chấm với mắm kho - một món ăn quê mùa dân dã mà lại ngon vô cùng.

1 thg 3, 2020

Thú vị món canh chua kiến vàng của người Ê đê

Người Ê đê xã Tâm Thắng (Cư Jút) cư trú tập trung ở 4 buôn: Nui, Buôr, Trum và Êa Pô. Từ lâu, người Ê đê nơi đây dùng kiến vàng chế biến thành nhiều món ăn dân dã nhưng rất độc đáo, ngon miệng. Trong đó phải kể đến món canh chua kiến vàng, được xem là món ăn truyền thống, đặc sản của người Ê đê.

Kiến vàng sinh sống trên các cành cây, làm tổ ở những nơi cao. Những ổ kiến vàng có trứng được xem là “lộc rừng”. Đặc biệt vào mùa mưa từ tháng 5 trở đi, người Ê đê thường chọn thời điểm này đi "săn" kiến vàng vì đa phần chúng sẽ làm tổ và đẻ trứng nhiều. Nhắc đến các món ăn ngon truyền thống từ kiến vàng, người Ê đê mê mẩn món canh chua kiến vàng nấu với hoa “djam tang”. Để làm được món canh này phải có các nguyên liệu chính gồm kiến vàng, các loại tôm, cá, cua sông, hoa “djam tang”, ngò gai, nén, gia vị. 

Hoa “djam tang" 

Khó cưỡng với món lá mì xào hoa đu đủ của người Ê đê

Những năm tháng khó khăn trước đây, cây mì đã từng cứu đói, nuôi sống bao người con Ê đê. Ngày nay, củ và lá mì vẫn là loại nguyên liệu không thể thiếu trong đời sống ẩm thực của người Ê đê. 

Có nhiều món ăn truyền thống độc đáo được chế biến từ lá mì như canh lá mì, lá mì luộc chấm muối ớt, lá mì xào cà đắng, lá mì xào thịt heo, lá mì nấu đọt mây rừng, lá mì muối chua… Nhưng ấn tượng và được nhiều người ưa thích nhất có thể kể đến món lá mì xào hoa đu đủ đực. 

Giống ớt truyền thống mà người Ê đê thường dùng để tạo nên vị cay đặc biệt cho món lá mì xào 

“Làng sứa lá dung” miền biển Hà Tĩnh rộn ràng vào mùa

Sau Tết Nguyên đán, “làng sứa lá dung” với hơn cả trăm hộ tại xã Kỳ Ninh (TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh) lại tất bật đánh bắt, chế biến những con sứa trắng nõn thành những miếng sứa vàng ươm, thơm phức. Người dân làng biển như rộn ràng hơn bởi “lộc biển” đầu mùa mang lại nguồn thu nhập khá.

Tạm gác những chuyến xa khơi, gia đình chị Lê Thị Thủy (SN 1970, thôn Tiến Thắng, xã Kỳ Ninh) chuyển sang đánh bắt ven bờ “săn” sứa biển

Rạng danh dòng họ Lê ở Thu Xà

Cách trung tâm TP.Quảng Ngãi khoảng 9km về hướng đông, nhà thờ họ Lê toạ lạc tại thôn Thu Xà, xã Nghĩa Hoà (Tư Nghĩa). Đây không chỉ là di tích có giá trị lịch sử, văn hóa, tín ngưỡng, mà còn là địa điểm tham quan của du khách gần xa.

Lưu danh sử sách 


Theo các nguồn chính sử, gia phả và lời kể của các cụ cao niên, họ Trần, họ Nguyễn (cư trú ở làng Tiên Sà) rồi đến họ Lê, họ Đặng (cư trú ở làng Hà Khê) được xem là những dòng họ người Việt có mặt đầu tiên, góp phần quá trình khai phá, hình thành và phát triển Thu Xà. Thủy tổ của dòng họ Lê ở Thu Xà là ngài Lê Kim Hoàn, người làng An Chỉ (nay là xã Hành Phước, huyện Nghĩa Hành). Giữa thế kỷ XVIII, ông Lê Kim Hoàn đưa vợ con từ vùng trung du nghèo khó đến Thu Xà định cư, lập nghiệp và nhà thờ họ Lê ở Thu Xà cũng được dựng nên từ đó. 

Nhà thờ họ Lê ở Thu Xà, Nghĩa Hòa (Tư Nghĩa). Ảnh: K.Hồng 

"San tuyết" Trà Nham

Không biết bằng cách nào, từ thời cổ đại, chè trở thành thức uống phổ biến bậc nhất địa cầu và lưu truyền cho tới bây giờ. Tôi có cái thú đi miền núi, hỏi những điều tưởng như đơn giản, nhưng lại không dễ gì những bộ óc uyên thâm có thể ngồi trong phòng sang trọng mà nghĩ ra nổi.

Xã Trà Nham (Tây Trà) có các thôn Trà Cương, Trà Huynh, Trà Long, Trà Vân, là nơi đồng bào Cor sinh sống. Nói xã Trà Nham xa cũng không đúng, mà nói gần cũng có thể là sai. Từ phía hữu ngạn sông Trà Bồng đi ngược về phía tây, qua huyện Trà Bồng, lên đến đỉnh dốc Eo Chim lộng gió mây trời, nếu đi tiếp nữa thì sẽ lên các xã Trà Lãnh, Trà Phong (Tây Trà). Còn muốn đi xã Trà Nham thì phải rẽ trái, đi về hướng đông nam, quanh co năm, sáu cây số nữa, nơi thấp thoáng núi Cà Đam hùng vĩ trước mặt. 

Cây chè đã bén duyên với đất Trà Nham (Tây Trà) từ thuở xa xưa. Ảnh: THIÊN HẬU