28 thg 2, 2020

Rực rỡ sắc màu thổ cẩm Mỹ Nghiệp

Trong những câu chuyện kể của đồng bào Chăm, làng Mỹ Nghiệp (thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước, Ninh Thuận), trong tiếng Chăm là Ca Klaing là một trong những làng nghề dệt đầu tiên của kinh đô Panduranga - Vương quốc Chăm Pa xưa và được xem là một trong những làng nghề cổ nhất Đông Nam Á còn giữ gìn di sản này tới ngày hôm nay.

Cái nôi nghề dệt của người Chăm
Trải qua nhiều thế kỷ với bao biến thiên của thời cuộc, nhưng ở làng Mỹ Nghiệp, khung cảnh và những công việc của những người phụ nữ cần mẫn dệt vải hầu như chẳng có gì thay đổi. Theo thống kê, có khoảng hơn 90% hộ dân làng Mỹ Nghiệp vẫn giữ nghề dệt để phục vụ nhu cầu của gia đình hoặc mở rộng sản xuất hàng hóa, kinh doanh. Khác chăng, thay vì sản xuất trong từng gia đình, đến nay, nhiều bà con đã tập hợp nhau về Hợp tác xã (HTX) dệt thổ cẩm Mỹ Nghiệp, có một gian nhà rộng rãi thoáng mát để sản xuất, trưng bày và giới thiệu cho du khách.

Để hoàn thiện một tấm vải phải mất nhiều công sức. 

Động Thiên Hà – “Chốn thần tiên” trong lòng di sản Tràng An

Bước đến động Thiên Hà (xã Sơn Hà, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình), du khách như được chu du miền tiên cảnh, cả hang động toát lên sự ảo diệu đẹp tuyệt.

Động Thiên Hà được thiên nhiên khéo léo chia thành hai khu vực riêng biệt gồm động khô và động ướt có chiều dài tổng thể 700 m. Tới đây, du khách được chiêm ngưỡng những vòm hang rủ nhũ xuống tạo thành những hình thù vô cùng kỳ thú, nơi có cảnh đẹp hữu tình, mê đắm lòng người mỗi khi ghé thăm. 

Vẻ đẹp hoang sơ kỳ vĩ của động Thiên Hà kết hợp với ánh sáng nhân tạo đủ màu sắc phản chiếu lên các nhũ đá tạo nên một khung cảnh kỳ ảo mê hoặc lòng người. 

27 thg 2, 2020

Khám phá núi Mộc đẹp hoang sơ, kỳ bí giữa lòng Mộc Châu

Núi Mộc mang vẻ đẹp sơn thủy hữu tình. Nơi đây không chỉ có núi đá, thác nước mà còn có hàng trăm loài động thực vật bản địa được bảo tồn nguyên trạng. 

Được ví như nàng thơ của núi rừng Tây Bắc, Mộc Châu đẹp mơ màng với những cánh đồng dâu tây đỏ rực, những vườn hoa cải, hoa mận trắng muốt và cũng đầy kỳ bí với những bản làng, núi rừng còn hoang sơ như Núi Mộc. Núi Mộc nằm ngay trung tâm thị trấn nông trường Mộc Châu, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La, là điểm đến lý tưởng cho du khách. 

Nhà thờ Phủ Cam – dấu ấn kiến trúc hiện đại ở thành phố Huế

Nhà thờ Phủ Cam là một điểm đến quen thuộc với nhiều du khách khi tới Huế. Đó là một công trình tôn giáo mang đậm dấu ấn kiến trúc hiện đại. 

Nhà thờ Phủ Cam ngự trên một ngọn đồi nhỏ có tên là Phước Quả, thuộc phường Phước Vĩnh, thành phố Huế; nằm ở bờ nam sông Hương. Công trình có một vị trí đẹp, chế ngự một không gian rộng lớn, xung quanh có nhiều công trình khác của Giáo hội. Nhà thờ Phủ Cam là một trong những giáo đường lớn nhất, nổi tiếng nhất xứ Huế và có lịch sử khá lâu đời. 

26 thg 2, 2020

Thổ canh hốc đá

Một phương pháp canh tác nông nghiệp đặc trưng đang được đồng bào các dân tộc trên cao nguyên đá thuộc tỉnh Hà Giang áp dụng hàng nghìn năm qua đã thực sự khiến nhiều người phải khâm phục. Đó là hình thức thổ canh hốc đá với biết bao nhọc nhằn, gian truân trong cuộc chinh phục thiên nhiên, vươn lên chống chọi cái đói, cái nghèo ở miền biên cương cực Bắc của Tổ quốc.

Nhọc nhằn trên đá
Nếu ai chưa đến cao nguyên đá, chưa được tận mắt chứng kiến người dân canh tác trên đá thì thật khó có thể tưởng tượng nổi người nông dân nơi đây phải làm nông nghiệp vất vả và tốn nhiều mô hôi công sức đến mức nào. Đó là một cuộc mưu sinh không giống bất cứ nơi đâu. Bao đời nay, đồng bào có câu nói “Sống trên đá, chết vùi trong đá”. Dân ca Mông lại có câu “Loài cá sống ở nước/ Loài chim bay trên trời/ Người Mông sống ở núi”. Với 3/4 diện tích là núi đá, quanh năm hạn hán, sản xuất đều trông vào nước trời, cộng thêm do ở trên cao, xa khu dân cư nên việc chăm bón, thu hoạch không mấy dễ dàng. 

Cha cõng con đi cày trên đá. 

Bê chao Mộc Châu

Du khách khi đặt chân đến du lịch Mộc Châu, Sơn La chắc hẳn đều ít nhất một lần nếm thử món Bê chao. Từ vùng đất Mộc Châu này, món Bê chao nức tiếng đã lan tỏa khắp Việt Nam làm thành món ăn phổ biến, mới nghe tên đã cảm nhận được hương vị thơm ngọt của nó. 

Theo người dân Mộc Châu kể lại, đây vốn là vùng đất được thiên nhiên ưu đãi với khí hậu trong lành có những đồng cỏ xanh mướt và là thế mạnh phát triển nghề chăn nuôi bò sữa. Những chú bò con khi mới sinh ra (gọi là bê) sau khi xác định giới tính, nếu là bê cái sẽ giữ lại nuôi để lấy sữa, còn bê đực không cho sinh sản sẽ bị loại. Khi bê đực bị loại, người dân đã chế biến nó thành một món bê chao ngon hấp dẫn và giàu chất dinh dưỡng.

Còn nói về cách chế biến Bê chao thì tương đối đơn giản, dễ thực hiện với sự đi kèm của một số nguyên liệu tạo hương vị như sả, gừng, ớt. Thịt Bê sữa được thái miếng tẩm ướp với gia vị sau đó được chao trong dầu nóng. Người đầu bếp sẽ phi thơm gừng, sả rồi thả thịt bê vào chảo dầu đang sôi. Mùi thơm của hương vị từ gừng, sả và thịt sẽ hòa vào nhau tạo nên độ giòn cho món bê chao. Thịt bê vàng, phần bì giòn tan khiến người ăn chỉ nhìn đã muốn ăn ngay.

Đà Lạt - những cuốc xe du hí

Đến với Đà Lạt mộng mơ, bạn hãy thử một lần ngồi lên những cỗ xe ngựa đẹp như trong truyện cổ tích hoặc lên những chiếc xe điện chạy êm ru, không mùi xăng, không mùi khói dạo chơi loanh quanh nơi phố núi thì mới cảm nhận được hết cái sự sung sướng của kẻ lãng du trên miền hoa, sương, khói, nắng và gió… 

Đà Lạt là xứ ngàn hoa, là thành phố của tình yêu, của mộng mơ và lãng mạn. Phố núi Đà Lạt đồi núi trập trùng, nhà cửa nhấp nhô theo triền núi, đường sá quanh co lúc lên cao lúc xuống thấp, lúc ẩn lúc hiện trong những cánh rừng thông xanh mướt, thảng hoặc những trại rau, trại hoa chợt hiện lên ngút ngát sắc màu bên những sườn đồi hoặc dưới các thung lũng nhỏ.

Đà Lạt còn được ví như một “tiểu Paris” nhờ có khí hậu trong lành, quanh năm se lạnh cùng với những hồ nước xanh nên thơ và những tòa dinh thự, tu viện, nhà thờ, trường học cổ mang màu sắc kiến trúc thuộc địa do người Pháp xây nên từ hồi đầu thế kỉ 20.

Khám phá Đà Lạt người ta có thể đi bộ, xe đạp, xe máy, ô tô, thậm chí bằng cả xe lửa cổ, nhưng thú vị nhất có lẽ là bằng xe ngựa hoặc xe điện, một loại xe mang dáng dấp của thời trung cổ và một loại xe điển hình cho thời đại 4.0, nhưng cả hai đều có nét chung đó là sự lãng mạn và sang trọng, rất thích hợp với những người có tâm hồn lãng du ưa thả hồn mình với cảnh quan nên thơ miền sơn cước.

Sắc màu phố núi Đà Lạt. Ảnh: Thanh Hòa

Đẹp ngất ngây hoa anh đào trên cao nguyên Măng Đen, Kontum

Những ngày đầu năm mới, rất nhiều người dân và du khách đã đến cao nguyên Măng Đen (tỉnh Kon Tum) để thưởng lãm hoa anh đào nở. 

Năm nay thời tiết phù hợp nên hàng nghìn cây hoa anh đào trên cao nguyên Măng Đen nở rộ khoe sắc như muốn chào đón và giữ chân du khách.

Độc đáo chợ phiên của người Tày - Nùng ở Thông Huề, Cao Bằng

Giống như nhiều nơi ở Cao Bằng, chợ Thông Huề họp 5 ngày một phiên, vào các ngày 2, 7 theo lịch dương, chợ bán chủ yếu là sản vật tại địa phương... 

Thông Huề (còn viết là Thông Hoè) là một xã nằm ở phía Nam huyện Trùng Khánh (Cao Bằng), có tỉnh lộ 206 từ thành phố Cao Bằng đi thác Bản Giốc chạy qua theo hướng Đông Bắc-Tây Nam. Chợ Thông Huề trên đường đi đến Thác Bản Giốc. 

Phố Đầm - vùng giao thương sầm uất trên bến dưới thuyền xưa

Phố Đầm, xã Xuân Thiên, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa từng là nơi trên bến, dưới thuyền buôn bán sầm uất. 

Phố Đầm nằm sát bên bờ sông Chu xưa kia là nơi trên bến, dưới thuyền buôn bán sầm uất