30 thg 1, 2020

Đồng bào Khơ Mú cầu mùa

Lễ cầu mùa của dân tộc Khơ Mú (huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An) là một nghi lễ nông nghiệp quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần, thể hiện ước muốn mùa màng bội thu, cuộc sống no ấm, đầy đủ và được lưu giữ từ đời này qua đời khác.

Nghi lễ mang đậm nét văn hóa truyền thống


Cũng như nhiều dân tộc anh em khác, đồng bào Khơ Mú quan niệm, vạn vật đều có linh hồn và các yếu tố thiên nhiên như: Trời, đất, nương rẫy đều có quan hệ mật thiết với đời sống và sản xuất của con người. Từ niềm tin vào các thế lực siêu nhiên như vậy, đồng bào Khơ Mú từ thuở sơ khai đã có nhiều nghi lễ thờ cúng thể hiện ước muốn mùa màng bội thu, cuộc sống no ấm, đầy đủ, như khát vọng ngàn đời của các cư dân nông nghiệp khác. 

Sau phần lễ, mọi người lại cùng nhau vui hội tưng bừng với những điệu múa, câu hát truyền thống. 

Đồng bào Giáy múa trống đón năm mới

Vào mỗi dịp lễ tết, đồng bào người Giáy (xã Tát Ngà, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang) cùng khiêng chiếc trống thiêng đi tới từng nhà để gõ, nhằm cầu mong may mắn, phúc lộc sẽ đến với tất cả mọi người.

Nét đẹp văn hóa


Lễ hội múa trống của người Giáy chỉ được tổ chức một lần duy nhất trong năm trong những thời khắc đầu tiên của năm mới. Bởi theo quan niệm của đồng bào người Giáy, đây là thời điểm đất trời giao thoa, lòng người hạnh phúc. Khi đó, những tiếng trống vang lên tượng trưng cho những lời cầu mong một năm mới sung túc, hạnh phúc, vui tươi của mọi người sẽ được thánh thần nghe thấy. 

Lễ hội múa trống của người Giáy chỉ được tổ chức một lần duy nhất trong năm trong những thời khắc đầu tiên của năm mới. 

“A hi” trong lễ tết của người Xá Phó

Theo tiếng Xá Phó, con chuột gọi là “A hi”, là lễ vật dâng cúng không thể thiếu trong ngày Tết cổ truyền của người Xá Phó, đồng thời cũng là lễ vật đặc biệt dùng làm sính lễ đón dâu… 

Nhắc đến con vật đứng đầu trong 12 con giáp, người ta thường nhắc đến loài gặm nhấm, chuyên phá hoại mùa màng, cắn phá ngô, thóc cũng như các vật dụng khác trong nhà… Thế nhưng, với dân tộc Xá Phó ở Lào Cai, chuột được xem như vật thiêng trong nghi lễ tín ngưỡng truyền thống của họ. 

Vòng múa xòe trong ngày Tết của người Xá Phó. 

Phố Hàng Gai: Con phố từng gắn với một nghề có nhiều điều thú vị

Phố Hàng Gai ở Hà Nội còn có một tên gọi khác là phố Hàng Thừng. Con phố này từng gắn với một nghề có nhiều điều thú vị mà ngày nay không mấy ai còn nhớ.

Phố Hàng Gai là con phố dài khoảng 270 mét, kéo dài từ quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục cạnh bờ Hồ Gươm đến ngã tư Hàng Bông - Hàng Trống, phía Nam khu phố cổ Hà Nội. Đây nguyên là đất phường Đông Hà và phường Cổ Vũ, tổng Tiền Túc (sau đổi là tổng Thuận Mỹ), huyện Thọ Xương cũ

Phố Hàng Dầu: Con phố có rạp phim cổ nhất Đông Dương

Phố Hàng Dầu thường được biết đến như một “thủ phủ” giày dép nổi tiếng của thủ đô Hà Nội. Ít ai biết rằng trên con phố này từng có rạp phim đầu tiên của Đông Dương.

Phố Hàng Dầu là con phố dài khoảng 180 mét kéo dài từ phố Hàng Bè phố Đinh Tiên Hoàng ở phía Nam khu phố cổ Hà Nội. Đây nguyên là đất thôn Nhiễm Thượng, tổng Hữu Túc (sau đổi là tổng Đông Thọ), huyện Thọ Xương cũ

29 thg 1, 2020

Nghề “độc nhất vô nhị” miền Tây

Khi nói về nghề, người ta sẽ nghĩ ngay đến việc kiếm tiền mưu sinh, trang trải kinh tế gia đình. Có những nghề nghe qua rất kỳ lạ nhưng lại rất thực tế, tùy thuộc vào đặc điểm văn hóa, điều kiện tự nhiên nơi họ sinh sống, nhưng cũng có nghề người ta làm đơn giản là vì đam mê. Và có lẽ, nghề “nài” bò hay săn cua núi được xem là những nghề “độc nhất vô nhị” miền Tây…

Đam mê… nghề “nài” bò 


Đua bò - môn thể thao truyền thống đặc thù dần trở thành “đặc sản” văn hóa đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) Khmer vùng Bảy Núi. Từ đó, nghề “nài” bò cũng hình thành, phát triển song hành với nét văn hóa độc đáo này.

Hiện tại, trên địa bàn 2 huyện Tịnh Biên và Tri Tôn có rất nhiều tay “nài” bò cự phách thường xuyên tham gia thi đấu tại các giải đua bò cấp huyện, tỉnh, với niềm đam mê mãnh liệt đối với môn thể thao truyền thống này.