29 thg 1, 2020

An Giang: Ly kỳ chuyện dinh Đá Nổi

Tọa lạc giữa cánh đồng lúa mênh mông, dinh Đá Nổi (xã Bình Phú, Châu Phú, An Giang) từ lâu đã trở thành điểm đến linh thiêng cho du khách gần xa. Đến với cơ sở thờ tự đặc biệt này, du khách có thể lắng nghe câu chuyện lịch sử đầy thăng trầm của nó và chứng kiến hòn đá nổi mang trong mình giai thoại ly kỳ.

Lịch sử dinh Đá Nổi 


Qua trao đổi với các thành viên Ban Quản lý (BQL) dinh Đá Nổi, tôi mới hiểu được lịch sử hình thành khá đặc biệt của nơi này. Trước đây, vùng này là chốn lâm địa với cây hoang, cỏ dại tràn lan. Tại vị trí dinh hiện nay có một gò đất lạng nên người dân hay đến đây “cầm” trâu bò để nghỉ ngơi.

Tuy nhiên, họ thấy trâu bò rất sợ sệt, không dám ở lại gò đất nên nghĩ là chốn linh thiêng liền dựng một cái lều tạm để thờ cúng. Về sau, người dân quyết định dựng dinh hẳn hoi để việc thờ cúng được trang trọng hơn. Với ý định cất dinh ở vị trí cao ráo, họ đã đào đất đắp gò.

Lên non tầm dược

Bảy Núi được mệnh danh là nơi sinh trưởng của vô số loài “kỳ hoa dị thảo” hoang dại và thanh khiết. Giờ đây, “kho” dược liệu quý này đang bị khai thác quá mức dẫn đến cạn kiệt.

Theo chân “đội quân” thiện nguyện 


Họ là những nông dân “chân đất”, quanh năm bám ruộng vườn. Nhưng khi nhà thuốc từ thiện cần dược liệu giúp người, họ xung phong lên núi sưu tầm. Sáng sớm, núi Cấm còn đang ẩn hiện trong làn sương mờ lảng đảng, “đoàn quân” tầm dược do Hai Tùng (Nguyễn Thanh Tùng, 51 tuổi, ngụ xã Long Giang, Chợ Mới, An Giang) dẫn đầu từng bước “đạp mây” lên đỉnh núi. Ở cái tuổi “ngũ tuần”, nhưng dáng dấp Hai Tùng rắn rỏi, xông xáo.

Chỉ tay về phía cánh rừng bên vách điện Cửu Phẩm, Hai Tùng nói rằng: “Ngày trước núi Cấm có vô số loài dược liệu quý hiếm. Sau này, người ta đào bới củ, gốc đem bán cho khách du lịch nên nguồn dược liệu cạn dần. Hiện nay, chúng tôi sưu tầm chủ yếu là cây hàn the, đầu khấu, chó đẻ (diệp hạ châu), huyết rồng, đỗ trọng, phục linh, gấm đen, câu đằng, gùi đỏ…”. 



“Làng chuột” Phù Dật

Làng chuột” Phù Dật (ấp Bình Chánh, xã Bình Long, Châu Phú, An Giang) từ lâu đã là tên gọi không còn xa lạ với người dân trong và ngoài tỉnh, bởi nơi đây từng tập trung rất nhiều hộ săn bắt và buôn bán chuột đồng nổi danh khắp các tỉnh khu vực miền Tây.

Theo năm tháng, “làng chuột” Phù Dật vẫn lặng lẽ nép mình bên bờ kênh Phù Dật và ngày ngày vẫn tất bật với công việc làm chuột quen thuộc. Nghề làm chuột ở làng Phù Dật hiện nay đã truyền đến đời con, đời cháu, nhưng hầu hết những người trong ngôi làng này đều không biết chính xác nghề làm chuột có từ bao giờ, họ chỉ nhớ “làng chuột” đã có từ rất lâu và khoảng năm 1995 đến năm 2000 được xem là giai đoạn “hưng thịnh”, khi đó, khắp xóm, nhà nhà, người người đều làm chuột.

Lý giải nguyên nhân ra đời của “làng chuột” có người cho rằng, ngày trước nông dân ấp Bình Chánh chủ yếu canh tác cây lúa, do ruộng lúa thường xuyên bị chuột cắn phá, để bảo vệ mùa màng, hàng ngày bà con phải ra ruộng diệt chuột, có hôm bắt được nhiều chuột cả gia đình ăn không hết, vậy là nảy ra ý định làm thịt chuột mang ra chợ bán.

Đi bẫy chuột núi

Về trọng lượng và kích thước, nhìn chung chuột núi tương đương như chuột đồng. Nhưng do sống ở môi trường hoang dã, nên chuột núi rất hung dữ, nhanh và mạnh hơn. Ngoài ra, răng của chuột núi rất sắc bén, có thể cắn đứt nhiều loại chất liệu. Muốn bắt hay bẫy không dễ dàng gì, vì chúng rất tinh khôn, không khi nào trở lại kiếm mồi ở nơi một đồng loại khác từng bị sập bẫy” - chú Út Lợi (59 tuổi, ngụ xã Lương Phi, Tri Tôn, An Giang) mở đầu câu chuyện đi bẫy chuột núi.

Thức ăn của chuột núi chủ yếu là hoa quả trên cây. Vì thế, thịt chuột núi được người dân sinh sống khu vực này ưa chuộng. Nếu biết cách chế biến, đây là loại thịt “sạch” và ngon. Chỉ có những người sống ở khu vực núi mới biết đến loại chuột này. Nhưng nếu khách ở xa khi đã biết, từng được ăn chuột núi đều thích thú, thế nào cũng quay lại tìm đặt mua.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, thịt chuột núi được bán với giá vài chục ngàn đồng/con. Nếu ai có nhu cầu thưởng thức, phải cho hay trước để người dân đi bẫy, gom số lượng về, khi nào có đến nhận.

Bẫy chuột đồng xa

Mùa lúa chín, cánh đồng Lương An Trà (Tri Tôn, An Giang) như nhuộm một màu vàng óng ả, đây cũng là thời điểm những người xa xứ tìm đến để bẫy chuột.

Đi qua “Cánh đồng bất tận”

Từ đường chữ U, chúng tôi chạy tuốt vô cánh đồng lúa bát ngát, đến kênh Ninh Phước. Thi thoảng cơn gió bấc lùa về, làm lay động những bông lúa vàng trĩu hạt, như báo hiệu một xuân nữa lại về trên cánh đồng “chó ngáp”.

Ngày trước, nơi đây là một phần của vùng Tứ giác Long Xuyên, phèn dậy đỏ hực. Những lão nông cố cựu kể rằng, dạo trước ở đây ít ai ở lắm! Xa xa mới có một căn nhà lá tạm bợ. Mùa khô phèn nổi vàng rực, cá chết trôi lềnh dềnh, nông dân trồng cây gì cũng quéo rụi. Mùa lũ, bà con chỉ canh tác được lúa mùa nổi, 6 tháng ròng mới thu hoạch.

Phố Hàng Bút: Con phố nghèo khó nhất Hà Nội xưa

Hà Nội xưa từng có một phố mang tên khá lạ là phố Hàng Mụn. Tên gọi này bắt nguồn từ một ngành nghề đặc trưng của những người nghèo sinh sống trên phố.

Phố Hàng Bút là con phố dài 68m, kéo dài từ phố Thuốc Bắc đến phố Bát Sứ, phía Tây khu phố cổ Hà Nội. Đây nguyên là phần đất thôn Đông Thành, tổng Tiền Túc (sau đổi là tổng Thuận Mỹ), huyện Thọ Xương cũ.