21 thg 11, 2019

Bún riêu sông Vệ

Dãy quán bún riêu ở thị trấn sông Vệ (Tư Nghĩa) từ lâu đã nổi tiếng với hương vị đậm đà được chế biến từ cua đồng. Nơi đây trở thành điểm dừng chân của nhiều du khách thập phương.

"Làng" bún riêu Sông Vệ chẳng biết có từ bao giờ, chỉ biết hết lớp đến lớp các gia đình nối nghiệp truyền thống, cứ thế tiếng lành đồn xa, mỗi khi có dịp ghé Sông Vệ nhiều du khách tìm đến đây để thưởng thức.

Theo các bậc cao niên trong vùng, từ xa xưa, ở khu vực sông Vệ đã hình thành bến cảng, là điểm tập kết của các thương thuyền để buôn bán nông, lâm, hải sản. Dần dà, nhiều hàng quán mọc lên để đáp ứng nhu cầu ăn uống của khách thập phương. Theo năm tháng, các món ăn truyền thống dần mai một. Riêng làng bún riêu vẫn tồn tại cho đến hôm nay. 

Tô bún riêu trông thật thanh đạm, nhưng có một mùi vị rất đặc trưng. 

Thành Bàu và núi Tháp

Tôi gọi điện hỏi một đồng nghiệp trên 40 tuổi, sinh ra và lớn lên ở xã Tịnh Thọ (Sơn Tịnh) rằng có biết núi Tháp ở Khánh Vân không? Bạn ấy cười vang trong máy “em quê ở đây, nhưng chưa nghe tên núi Tháp bao giờ”. Lại hỏi có biết Thành Bàu không? Câu trả lời cũng tương tự như khi được hỏi về núi Tháp. Thế đấy, thời gian như trời chiều, cứ ngã dần vào đêm, nhốt hết những ký ức vào bóng tối của nó.

Núi Tháp ở đâu? 


Những ai đi tàu hỏa từ hướng ga Quảng Ngãi ra phía bắc, sắp đến ga Đại Lộc, nhìn về phía đông sẽ thấy bốn ngọn núi đứng tách biệt nằm dọc theo đường tàu, trải dài chừng 3 - 4 cây số. Ngọn trong cùng gọi là núi Tròn, vì nó có hình tròn như chiếc nón úp lên giữa cánh đồng. Ngọn ngoài cùng được gọi là núi Tháp, vì trên đỉnh núi này từng có một ngọn tháp của người Chăm.

Đó là cách gọi theo thói quen của người trong vùng, còn các nhà khảo cổ học gọi ngọn tháp trên núi ấy là tháp Khánh Vân, vì nó nằm trong địa phận của thôn Khánh Vân, xã Tịnh Thọ. Vì sao người Chăm lại chọn ngọn núi ngoài cùng trong dãy núi này để xây tháp thì là một chuyện khác, chỉ biết rằng, đây là tháp khá quy mô của người Chăm, lại gắn với một địa danh không nhiều người biết: Thành Bàu. 

Đế tháp Khánh Vân. 

Vân Đồn - Khát vọng vươn lên của vùng đất Rồng


Nguyễn Huy Sơn là người địa phương, 34 tuổi, chưa lập gia đình vì sở thích du lịch nay đây mai đó. Giới làm du lịch quanh vùng cũng như "dân phượt" gọi anh là "Sơn biển đảo".

Sơn bảo, Vân Đồn từ lâu đã được biết đến như một địa điểm du lịch biển đảo đặc sắc, được thiên nhiên ưu đãi nhiều đặc ân, có những "nguyên liệu" quan trọng để phát triển du lịch biển đảo. "Vân Đồn được ví là vùng đất Rồng, và có thể một ngày không xa huyện đảo này sẽ hóa rồng thực sự, bất kể có được công nhận là đặc khu kinh tế hay không", Sơn nhận định.

Là một huyện đảo nằm trong vùng vịnh Bái Tử Long, Vân Đồn có tổng diện tích hơn 2.170 km2 (trong đó diện tích đất tự nhiên trên 550 km2), bao gồm 600 hòn đảo lớn, nhỏ. Mỗi hòn đảo đều chứa đựng những giá trị độc đáo, riêng biệt, rất có giá trị về phát triển du lịch.

20 thg 11, 2019

Ngôi trường nữ sinh đầu tiên ở miền Trung

Cách đây hơn 100 năm, trường Đồng Khánh (Trường THPT Hai Bà Trưng ngày nay) ở TP. Huế là ngôi trường đầu tiên và duy nhất dành cho nữ sinh 13 tỉnh miền Trung. Đây còn là một trong số ít những ngôi trường trong cả nước giữ được nét cổ kính và duyên dáng theo lối kiến trúc Pháp. 

Vào đầu thế kỷ XX rất ít phụ nữ Việt Nam có điều kiện đi học. Hầu hết các trường học nổi tiếng ba miền Bắc, Trung, Nam chỉ giành cho nam sinh. Đơn cử là Trường Quốc Học - Huế, thành lập năm 1896; miền Nam có trường Trung học Chasseloup-Laubat, thành lập năm 1874; miền Bắc có trường Trung học Bảo hộ (Collège du Protectorat), thành lập năm 1908.

Năm 1917, Vua Khải Định đặt viên đá đầu tiên xây dựng trường nữ Trung học Đồng Khánh. Kiến trúc của ngôi trường vừa mang nét tinh tế, cầu kỳ của kiến trúc Pháp, vừa toát lên vẻ cổ kính, trang nghiêm. Từng dãy phòng học được thiết kế ấn tượng bởi những mái vòm duyên dáng. Sắc hồng thắm của các dãy hành lang tuyệt đẹp gợi cảm xúc thương nhớ cho bất cứ ai nếu từng một lần đặt chân ghé thăm ngôi trường này.

Năm 1917, Vua Khải Định đặt viên đá đầu tiên để xây dựng trường.

Giữ hương vị bánh ít quê

Ở thôn Quang Mỹ, xã Tịnh Hòa (TP.Quảng Ngãi) hiện có gần 20 hộ dân trồng cây lá gai và làm bánh ít từ loại cây này. Mấy chục năm qua, hương vị bánh ít lá gai đã tạo nên thương hiệu đặc trưng của vùng quê này.

Gia đình bà Đỗ Thị Đi, ở khu dân cư Quang Minh, thôn Quang Mỹ, nổi tiếng làm bánh ít lá gai, với hơn 60 năm gắn bó với nghề. Hiện nay, hai người con trai của bà Đi nối nghiệp gia đình làm bánh ít. Anh Nguyễn Duy Ly, con trai bà Đi, chia sẻ: Tôi gắn bó với công việc làm bánh từ nhỏ và trở nên đam mê. Vì thế, khi cha mất, mẹ thì sức khỏe yếu, nên tôi thay bà gìn giữ nghề của gia đình. Tính đến nay, tôi đã nối nghiệp được hơn 20 năm".

Những chiếc bánh ít ở cơ sở sản xuất của anh Nguyễn Duy Ly, thôn Quang Mỹ, xã Tịnh Hòa (TP.Quảng Ngãi) được nhiều người ưa chuộng. 

Đá ong trong ký ức

Đá ong là loại đá mà nay nhiều người đã quên lãng, thậm chí không hề biết đến. Nhưng thuở xưa đó là loại đá quen thuộc, thân thiết với đời sống con người.

Có lần tôi đến làng cổ Đường Lâm ở đồng bằng Bắc Bộ, thật đáng ngạc nhiên là làng cổ gắn với kiến trúc đá ong. Ở Hà Nội thời mở cửa không thiếu gì những vật liệu hiện đại, nhưng có quán xài toàn đá ong. Đi đâu rồi cũng nhớ về Quảng Ngãi, tôi lại nhớ cái đá ong quê mình.

Ở quê tôi, có một cái núi nhỏ người dân quen gọi núi Đồi. Dọc đường xe lửa, sau năm 1975, người ta chặt đá ong khắp nơi. Thời ấy sau chiến tranh, gạch nung hạn chế, xi măng quá thiếu thốn, người ta làm vách tường nhà chủ yếu bằng đá ong.

Đá ong dựng vách nhà, xi-măng chỉ dùng hạn chế làm “mạch hồ” kết dính những viên đá với nhau, còn thì “da đá” cứ bày ra lỗ chỗ như tổ ong. Dựng thành giếng từ trên xuống đáy giếng với hình cong tròn cũng bằng đá ong, không cần mạch hồ vì tự thân các phiến đá ganh tròn với nhau là đủ. 

Một ngôi nhà đá ong còn sót lại. 

Lên non ăn... lá sưng

Tưởng chừng chỉ là một loại cây gai tua tủa mọc dại ở bụi bờ, vậy mà cây lá sưng lại được người đồng bào miền núi xứ Quảng ưu ái dùng làm gia vị cho rất nhiều món ăn. Lá sưng xào thịt trâu, thịt bò; lá sưng nấu canh với củ mì, cá tràu... đều là những món ăn có hương vị thơm ngon, khó cưỡng nơi rẻo cao.

Người Hrê ở Quảng Ngãi gọi lá sưng là lá poot. Đây là loại cây mọc hoang dại khắp bìa rừng, góc núi, nên rất dễ kiếm tìm. Nói đến những món ăn của người Hrê gắn với lá sưng, có lẽ phải nhắc ngay đến món thịt trâu, thịt bò nấu lá sưng.

Nếu như người đồng bằng thường xào thịt bò, thịt trâu với lá lốt, hành tây hoặc rau cần, thì người Hrê lại hay dùng lá sưng để xào, nấu canh cùng các loại thịt này. 

Đọt lá sưng được người miền núi Quảng Ngãi dùng để xào với thịt bò, tạo nên món ăn có hương vị rất đặc biệt. 

16 thg 11, 2019

Chợ chiều Tổng Bâng- Một thời vang bóng

Dẫu cuộc sống nhiều đổi thay, nhưng với nhiều người chợ chiều Tổng Bâng, ở thôn Hiệp Phổ Trung, xã Hành Trung (Nghĩa Hành) vẫn còn mãi trong ký ức, như thể một phần lịch sử, văn hoá của làng. 

Nơi giao thương tấp nập


Theo các bậc cao niên, chợ Tổng Bâng nằm trên tuyến đường đi qua nhiều xã ở huyện Nghĩa Hành, nên một thời giao thương tấp nập.

Ông Nguyễn Khắc Lực (66 tuổi) ở thôn Hiệp Phổ Trung, xã Hành Trung cho biết: Ông Nguyễn Khắc Bâng (sinh năm 1775), người dân làng còn gọi là ông Tổng Bâng, là con của ông Cả Trí, người giàu nhất làng. Ông Nguyễn Khắc Bâng làm quan trong triều đại nhà Nguyễn.


Khuôn viên chợ chiều Tổng Bâng ngày ấy, nay là Trường Tiểu học Hành Trung. 

Múa nghi lễ của dân tộc Chăm

Dân tộc Chăm chẳng những đã sáng tạo nên nhiều kiệt tác điêu khắc và kiến trúc đền tháp còn lưu lại trên dải đất miền Trung mà còn bảo lưu nhiều di sản văn hóa phi vật thể quý báu như lễ hội, nghệ thuật diễn xướng gian, trò chơi, trang phục, ẩm thực, nghề thủ công truyền thống, tri thức bản địa... Trong kho tàng nghệ thuật diễn xướng dân gian dân tộc Chăm, các điệu múa nghi lễ mang nhiều giá trị đặc sắc, trở thành nét độc đáo nhất trong các lễ hội truyền thống dân tộc. 

Những điệu múa mang đậm văn hóa Chăm


Những loại hình nghệ thuật như hát khấn, tụng ca các vị thần linh, múa nghi lễ, nhạc lễ thường được diễn ra tại các đền tháp trong các lễ hội lớn của cộng đồng. Những vũ điệu dân gian luôn mang đậm hương vị Chăm như: Vũ điệu dâng lễ, múa đội nước, múa Apsara, múa cắn lửa, đi cùng với âm điệu của tiếng kèn saranai, trống ghi năng và paranưng… 

Múa dâng lễ trong Ngày hội văn hóa dân tộc năm 2019 tại Phú Yên. 

Người Xá Phó “rước hồn mẹ lúa”

Khi những bông lúa trên nương bắt đầu chín, đồng bào Xá Phó (Lào Cai) xem lịch, chọn ngày tốt để chuẩn bị nghi thức tổ chức ăn cơm mới. Tết cơm mới của người Xá Phó có lịch sử hơn 300 năm, đến nay vẫn được bà con đồng bào Xá Phó duy trì và bảo tồn, trở thành nét văn hóa độc đáo trong cuộc sống thường nhật của họ. Để năm sau mùa màng tươi tốt, người Xá Phó thường tổ chức Tết cơm mới từ tháng Tám âm lịch. 

Trong tín ngưỡng Tết cơm mới, độc đáo nhất vẫn là nghi lễ giữ hồn lúa mẹ ở nương và nghi lễ rước hồn lúa mẹ về kho thóc hoặc sàn nhà. Ngày đầu tiên đi gặt, chỉ có hai vợ chồng chủ nhà, dậy sớm chuẩn bị cơm gói và chiếc hái, gùi qua đầu và đặc biệt là hòn đá thần (loại đá trắng có nhiều hạt hình ngũ giác tạo thành - trông giống hạt gạo). Ngày đi hái lúa đầu tiên giống như đi đón hồn lúa về nhà nên mọi việc phải được kiêng kỵ thì hồn lúa mới về đến nhà, nên gia chủ phải đi một mạch đến nương, không đi đường tắt, trên đường đi không được hỏi chuyện hay trả lời người khác. 

Người Xá Phó thu hoạch lúa để tổ chức Tết cơm mới.