26 thg 8, 2019

Càng cua, món quê mà nhớ mà thương

Hồi nhỏ, chị tôi từng đố “Càng cua không phải càng cua mà càng cua là thứ gì?”. Tất nhiên là tôi ngẩn tò te. Khi nghe giải đố “rau càng cua”, tôi đập đùi cái chách, nói xíu nữa em giải ra rồi.

Rau càng cua trộn với tôm. Trần Cao Duyên 

Càng cua là loài rau hoang dại nên dễ tính nhất… quả đất! Từ xó rào đến bờ giậu, từ góc hè đến chân móng nhà, chỗ nào hơi ẩm là chỗ đó mọc lên rau càng cua. Nhất là trong những chậu cảnh, rau càng cua yên tâm mà xanh cành tốt lá, tốt đến mức tràn cả ra ngoài chậu, gần chạm đất mới giật mình vươn ngọn lên.

Hương vị đậu phộng Đức Hòa

Nhắc đến huyện Đức Hòa, tỉnh Long An nhiều người vẫn thường nhớ đến đậu phộng. Giống đậu phộng truyền thống nơi đây hạt nhỏ, có vị béo, thơm nên đã “gây thương nhớ” cho không ít du khách.

Các sản phẩm từ đậu phộng Đức Hòa được bày bán ở nhiều nơi 

Về Đức Hòa hôm nay, dẫu không còn thấy những vùng đất bạt ngàn trồng đậu nhưng vẫn không thiếu những món ăn được chế biến từ đậu phộng. Từ hạt đậu phộng, người dân làm ra nhiều món ăn như đậu phộng luộc, đậu rang cát, đậu chấy tỏi ớt, đậu rang nước mắm, đậu sấy, đậu áo bột, kẹo đậu phộng,… Những món ăn này hiện được rất nhiều người ưa chuộng, đặc biệt là du khách và trở thành món quà biếu của người dân địa phương dành tặng khách quý phương xa.

Con trâu trong đời sống của người Hrê ở Pờ Ê

Từ bao đời nay, trong mọi cuộc tế lễ cúng Yàng (trời) của người Hrê ở làng Vi Ô Lăk (xã Pờ Ê, huyện Kon Plông), vật hiến sinh lớn nhất, quý nhất là con trâu. Bởi đối với người dân ở đây, con trâu là vật nuôi không chỉ có giá trị kinh tế cao mà còn mang giá trị tinh thần…
Người Hrê có mặt trên vùng đất Kon Tum từ rất lâu đời. Nhiều người lớn tuổi trong làng Vi Ô Lăk cho biết, họ được nghe các thế hệ cha ông kể lại, trước đây một nhóm người Hrê ở tỉnh Quãng Ngãi đã di cư lên Kon Tum tìm vùng đất mới để sinh cơ lập nghiệp. Trong những năm kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước, một số cán bộ cách mạng là người Hrê ở Quảng Ngãi lên vùng Kon Tum hoạt động đến ngày giải phóng cũng ở lại sinh sống và làm việc. Ngoài ra, nhiều thanh niên nam, nữ tới Kon Plông làm ăn, lập gia đình rồi định cư ở đây… Tất cả tạo nên cộng đồng người Hrê như bây giờ.

25 thg 8, 2019

Tục đi Sim của người Tà Ôi

Tập tục “Pộôc xu” hay còn gọi là “đi Sim” là tập tục có từ lâu đời, một nét văn hóa truyền thống, là khát vọng tự do yêu đương của nam nữ thanh niên dân tộc Tà Ôi sinh sống tập trung ở huyện Hương Hóa, tỉnh Quảng Trị, huyện A Lưới và Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế. 

Các chàng trai cô gái đến tuổi trăng tròn, ngày lên nương làm rẫy, tối đến nô nức rủ nhau đi Sim. Đi Sim để tìm bạn tình, để nói lời tỏ tình và để lựa chọn cho mình một người ưng ý, gắn bỏ cả đời. Trước kia, người Tà Ôi quy định nơi đi Sim phải cách làng khoảng chừng một dặm đường, ở đó phong cảnh hữu tình, thường là nơi có con suối trong róc rách chảy qua. Cha mẹ của các cô gái dựng lên những cái chòi nhỏ, gọi là Chòi A Tiêng. Chòi A Tiêng nhỏ chỉ đủ cho hai người, là nơi vừa để tránh thú dữ vừa để đôi trẻ Tà Ôi nói lời tỏ tình.

Khi đi Sim, các cô gái thường đi trước, mang theo chiếc giỏ đựng đầy cơm nếp, thịt gà, cá nướng, bánh nếp và đợi người mình hẹn hò. Các chàng trai đến muộn hơn, đến nơi chàng trai cất tiếng hát gọi và nếu được cô gái đáp lại, các chàng trai mới tiến đến gần. Lúc gặp mặt, chàng trai ngồi một bên, cô gái ngồi đối diện.

Điệu múa của dân tộc thiểu số Tà Ôi.

Bún chả Obama

Nằm trên phố Lê Văn Hưu, quán bún chả Hương Liên 3 năm trở lại đây thường được nhiều người gọi với cái tên “Bún chả Obama” và đã trở thành một địa điểm ẩm thực không thể thiếu của du khách nước ngoài khi đến du lịch Hà Nội. 

Bà Nguyễn Thị Liên - Chủ quán Bún chả Obama cho biết, không có một mốc chính xác để ghi lại sự xuất hiện của món bún chả ở Hà Nội, chỉ biết rất lâu rồi, từ thế hệ này sang thế hệ khác của người Hà Nội vẫn quen thuộc với món ăn này được bày bán từ vỉa hè bình dân cho đến hàng quán sang trọng.

Quán Bún chả Obama được mở từ năm 1993 trên phố Lê Văn Hưu, Hà Nội. Đến tháng 5/2016, khi cựu tổng thống Mỹ Barack Obama ghé ăn cùng cây viết ẩm thực nổi tiếng của CNN Anthony Bourdain trong chuyến thăm Việt Nam và ghi hình thì quán ngày càng đông khách. Từ đó, quán bắt đầu được người ta gọi với cái tên “Bún chả Obama”.

Hấp dẫn với gỏi rong biển Lý Sơn

Rong biển là món ăn giàu chất dinh dưỡng. Còn ở huyện đảo Lý Sơn, món gỏi rong biển - được xem là rau xanh của biển cả, là một biến tấu hấp dẫn khi du khách bốn phương có dịp ghé đến đảo.
Cứ mỗi khi thủy triều xuống mạnh, nước cạn, rong biển lại nằm phơi mình la liệt trên những rặng san hô. Mỗi ngày, người dân đảo vớt được khoảng 10kg rong biển. Để làm món gỏi rong biển ngon và không có vị tanh của biển, người ta chỉ chọn những cọng rong nhỏ vì thường có nhiều chất dinh dưỡng lại dễ ăn hơn, và phải rửa qua nhiều lần trong nước có vắt cốt chanh. Loại rong biển ở Lý Sơn có hình dạng giống như sợi bún, trong vắt và có nhiều màu sắc đa dạng từ xanh mướt cho đến vàng mơ. 


Mượt mà câu hát ống

“Em đố chàng: Hoa gì sớm nở tối tàn/ Trắng, hồng, đỏ thẫm, tím than trong ngày?/ Hoa gì trắng đỏ cùng cây?/ Hoa gì đêm nở, ban ngày cấm cung?/ Phù dung sớm nở tối tàn/ Năm màu thay đổi chan chan trong ngày/ Hoa giấy trắng đỏ cùng cây/ Hoa quỳnh đêm nở, ban ngày cấm cung…”.
Lời điệu hát ống, hát ví ngọt ngào, da diết ấy đã được người dân thôn Hậu, xã Liên Chung, huyện Tân Yên (Bắc Giang) đánh thức sau nhiều năm chìm trong quên lãng.

Vang từ ruộng lúa
Tưởng như hát ống, hát ví giờ chỉ còn trong ký ức của nhiều người, bởi loại hình sinh hoạt văn hóa độc đáo này đã chính thức vắng bóng từ những năm 60 của thế kỷ trước. Vậy mà giờ đây, những điệu hát dân dã, ngọt ngào ấy đã “sống” lại nhờ sự tâm huyết của người dân thôn Hậu. Với tôi, lần đầu tiên được thưởng hát ống, hát ví quả thật lạ lẫm và cuốn hút. Chỉ qua những nhạc cụ thô sơ là ống tre ngà, sợi tơ mỏng manh đã tạo nên một “đặc sản” tinh thần hiếm nơi nào có được. Theo những cụ cao niên trong thôn, hình thức nghệ thuật này thường được hát trong các buổi đi cấy, đi cày, làm cỏ, tát nước… những người nông dân Liên Chung lại hát đối đáp, giao duyên để bớt đi những mệt nhọc ngày mùa. Chính vì thế, người Liên Chung gọi hình thức hát này với những cái tên mộc mạc hơn, gần gũi hơn: hát cày, hát cấy, hát vơ cỏ…

Chiếc ống được xem như là một cái loa để nghe và cũng là Micro để hát. 

Hang Mường Tỉnh - căn cứ cách mạng chứa đựng giá trị lịch sử to lớn

Nằm dưới chân dãy núi đá vôi hùng vĩ, ẩn mình dưới đại ngàn ở độ cao hơn 1.000m so với mực nước biển, Di tích Lịch sử cấp quốc gia hang Mường Tỉnh (bản Chống, xã Sa Dung, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên) là nơi gắn với quá trình hình thành, phát triển Chi bộ Đảng đầu tiên của huyện Điện Biên (cũ), Ban Cán sự tỉnh Lai Châu (cũ) và phong trào cách mạng trên địa bàn. Hang Mường Tỉnh còn là địa điểm tham quan, du lịch hấp dẫn với khí hậu trong lành, khung cảnh thiên nhiên đẹp. Tuy nhiên, do chưa được quan tâm đầu tư đúng mức, tiềm năng du lịch của Di tích này đang bị “bỏ ngỏ”. 

Đường vào hang Mường Tỉnh. Ảnh: Phan Tuấn Anh - TTXVN 

Vượt sông Son khám phá hang nước dài nhất thế giới

Không chỉ có vẻ đẹp tráng lệ, động Phong Nha đã sớm trở thành một huyền thoại, một biểu tượng mang tính lịch sử của Việt Nam, hàng năm thu hút hàng nghìn lượt du khách trong và ngoài nước đến để được chiêm ngưỡng.

Phong Nha được Hiệp hội Hoàng gia Anh bình chọn là một trong những hang động đẹp nhất thế giới.

Bình Định: Về Phù Cát thăm gì, chơi ở đâu?

Phù Cát là huyện đồng bằng ven biển của tỉnh Bình Định, nơi đây nổi tiếng bờ biển đẹp, bãi cắt trắng mịn, ngoài ra còn có chùa Ông Núi – Linh Tự Phong sẽ lôi cuốn bất kỳ ai khi một lần ghé thăm.


Nếu muốn có nhiều hơn những trải nghiệm, được hòa mình vào cuộc sống thôn quê, tận hưởng hết vẻ đẹp của vùng đất này tốt nhất bạn nên đi con đường ven biển. Từ TP.Quy Nhơn bạn sẽ chạy qua cầu Thị Nại, băng qua những dồi cát trắng đẹp mê ly, bon bon trên những con đường thẳng tắp.