23 thg 8, 2019

Mùa quả chín thơm trên cây thị di sản 200 năm tuổi ở Nghệ An

Cây thị khổng lồ với tuổi đời gần 200 năm ở xã Quỳnh Thạch, huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) vẫn cho quả chín vàng, thơm nức mỗi độ tháng 8 về. 

Cây thị cổ thụ ở thôn 11, xã Quỳnh Thạch, huyện Quỳnh Lưu nổi tiếng vì tuổi đời lâu năm, thân cây to lớn 10 trẻ em dang tay vòng quanh mới ôm xuể. 

Về khu chợ 'người bán nhiều hơn kẻ mua' ở miền Tây xứ Nghệ

Ở một khu chợ nơi trung tâm xã biên giới Tri Lễ, huyện Quế Phong (Nghệ An) dường như chẳng mấy ai nặng nề việc mua đi bán lại. Người ta vẫn vui miệng gọi nơi này là chốn "người bán nhiều hơn kẻ mua". 

Khu chợ ở trung tâm xã Tri Lễ cách trung tâm huyện Quế Phong 30km. Nơi đây có những sạp hàng dựng bằng tre nứa tạm bợ và chủ yếu phục vụ nhu cầu cho bà con các xóm lân cận. 

Người Mông Nghệ An 'lên trời' ăn tiệc trong lễ cúng 'giàng'

Trong lễ cúng "giàng", còn gọi là cúng họ của dòng họ Và, người ta tin rằng mình được "lên trời" ăn tiệc và trở về qua 3 cánh cổng tâm linh. 

Mỗi dòng họ người Mông ở miền núi Nghệ An lại có một tập tục riêng. Dòng họ Và ở bản Thăm Hín, xã Nậm Càn, huyện Kỳ Sơn cũng vậy. Họ tổ chức lễ cúng "giàng" vào cuối tháng 6 âm lịch. Các dòng họ khác cũng có tập tục này nhưng thường tổ chức vào thời gian khác nhau và cách cử hành cũng khác nhau. 

22 thg 8, 2019

Ve ve - món ăn ngon... ve kêu

Ve xào cuốn bánh tráng chẳng thứ gì bằng. Chảo mỡ phi hành tỏi thơm phưng phức rồi đổ ve ve vô chao qua chao lại, dậm tí tiêu tí nước mắm. Ve ve chín săn mình xúc ra đĩa vàng ươm, cuốn bánh tráng, dưa chuột, rau sống rồi chấm nước mắm chanh ớt.

Ve ve cuốn bánh tráng

"Ve sầu khóc suốt mùa đông", con ve tỉ tê mùa đông thế nào chẳng biết chứ con nít làng Giồng Ông Tố (quận 2) xưa kia hễ thấy hoa phượng đỏ rực đầy cành, mưa lai rai ướt đất lập tức mừng quắn đít.

Khó cưỡng với mỹ nhân chem chép 'cưới' điều non tơ

Sao mà ngọt thế nhỉ, ngọt lịm cả người, cái ngọt thanh tao của điều non hòa lẫn ngọt man mác chem chép. Cắn miếng điều bùi tan tơi nâng thêm dòn dai sần sật beo béo của chem chép, úi mèn ui, ai mà cầm lòng đậu.

Canh chem chép nấu điều non

Đồng Nai đất đỏ tươi rói rợp trời thướt tha mái tóc xanh mượt mà của giai nhân điều. Điều phải được bầu làm hoa hậu xứ bụi hồng mù trời này mới đúng.

Anh thấy em nhỏ xíu anh thương

'Lục bình trôi dọc triền sông. Hái vào xào tép ngọt lòng dân quê'. Từng ngó lục bình mềm, vị ngọt mát và mùi đặc trưng là món ăn dân dã, giữ hồn quê cho vùng sông nước miền Tây.

Lục bình xào tép đồng

Lục bình thường gọi là bèo Tây hay bèo Nhật Bản, có rất nhiều ở miền sông nước. Khi xưa, lục bình chỉ là loài thủy sinh, thân thảo không hữu dụng nhưng là hình ảnh quen thuộc với bà con đồng bằng sông Cửu Long.

Ăn tô bún cá, chạy dìa Rạch Giá, bỏ má theo em

Bún cá Kiên Giang phản ánh đúng chất "địa lý" của vùng đất Kiên Giang, bên biển bên đồng, phải có thịt cá lóc đồng, tôm biển, rau ăn kèm "cây nhà lá vườn" và nước mắm ngon.

Món bún cá Kiên Giang quyện giữa vị của đồng bằng và biển cả

Hôm rồi, trong Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Kiên Giang, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dẫn thơ rằng: "Lần đầu ăn tô bún cá, chạy dìa Rạch Giá, bỏ má theo em".

Những tảng đá xếp chồng chênh vênh ở Đồng Nai

Tại thắng cảnh Đá Ba Chồng, những khối đá to lớn, có nhiều hình thù, hình thành hàng triệu năm trước do biến đổi địa chất của trái đất. 

Danh thắng Đá Ba Chồng nằm ven Quốc lộ 20 (huyện Định Quán, Đồng Nai), cách TP HCM hơn 100 km, được tạo thành từ nhiều tảng đá lớn. Đây là một vùng núi đá có diện tích hơn 8 ha, độ cao trung bình trên 100 m so với mực nước biển, thành phần chủ yếu là đá Granodiopit. 

21 thg 8, 2019

Nét đẹp sinh hoạt văn hóa quanh nhà rông Kon Tum

Các hoạt động như biểu diễn cồng chiêng, múa xoang hay giã gạo quanh nhà rông ở Kon Tum gây ấn tượng với du khách tham quan. 

Hai phụ nữ Ba Na đang giã gạo và sàng ngô trước nhà rông Kon K’ri, nằm bên dòng sông Đăk Bla (xã Đắk Rơ Wa, TP Kon Tum). 
Nhà rông ở Tây Nguyên được biết đến như “trái tim” của các buôn làng. Tại Kon Tum, nhà rông là kiểu nhà sàn đặc trưng, được xây dựng hoàn toàn bằng tranh, tre, nứa, lá với phần mái vững chãi.

Khu chợ nổi nằm giữa 5 con sông ở miền Tây

Tại chợ nổi Ngã Năm, Sóc Trăng, các ghe thuyền treo “cây bẹo” mang hình ảnh đặc trưng của vùng quê sông nước miền Tây.

Bên cạnh các chợ nổi Ngã Bảy (Hậu Giang), Cái Răng (Cần Thơ) hay Cái Bè (Tiền Giang), chợ nổi Ngã Năm (thị xã Ngã Năm, Sóc Trăng) cũng là một điểm đến được nhiều du khách ghé thăm khi đến miền sông nước Cửu Long.
Khu chợ cách TP Sóc Trăng khoảng 60 km, đã hình thành từ hơn một trăm năm nay, là giao điểm của năm con sông chảy qua các ngả gồm Cà Mau, Vĩnh Quới (Sóc Trăng), Long Mỹ (Hậu Giang), Thạnh Trị (Sóc Trăng) và Phụng Hiệp (Hậu Giang).